Tôi nhớ nhà! Tàu Hanjin muốn chạy! – đó là thông điệp của các thuyền viên trên tàu Hanjin gửi gắm tới đất liền.

hanjin-1

Nhiều tàu chở hàng của công ty vận tải đường biển Hanjin không được phép cập cảng dỡ hàng, nhưng cũng không được công ty hỗ trợ tìm hướng giải quyết nên trở thành những “tàu ma” lênh đênh trên biển trong thời gian qua. Hiện tại có khoảng 800 thuyền viên của Hanjin (bao gồm người Hàn Quốc và nước ngoài) đang trở thành “dân tị nạn” bất đắc dĩ tại 30 quốc gia. Họ không biết phải chờ đến bao lâu, trong khi nước và thức ăn đang dần cạn. Các thủy thủ người nước ngoài cảm thấy tuyệt vọng, mong muốn được sớm cập cảng và được công ty trả lương để quay trở về với gia đình.

Được biết mỗi con tàu chở hàng của Hanjin thường có khoảng 24 thủy thủ với nước ngọt và thức ăn cho vài tuần. Mỗi chuyến đi qua Thái Bình Dương từ Busan-Hàn Quốc đến Los Angeles-Mỹ hết khoảng 10 ngày trong khi đi đến kênh đào Suez-Ai Cập hay Rotterdam-Hà Lan hết khoảng 1 tháng. Mỗi tàu chở hàng thường mang khoảng 8.000 container loại 20ft, tiêu tốn khoảng 80-85 tấn xăng dầu/ngày với chi phí vận hành khoảng 8.376 USD mỗi ngày. Trong khi đó, chi phí bình quân cho mỗi tàu chở hàng như vậy tại các cảng biển là 35.000 USD.

Sự khủng hoảng của Hanjin

Công ty vận tải Hanjin có 141 tàu biển. Công ty vận tải này có 97 tàu container với 60 tàu thuê từ chủ tàu nước ngoài, và 44 tàu chở hàng rời; 23 tàu thuê dùng. Hanjin từng là công ty vận tải đường biển đứng số một của Hàn Quốc và thứ bảy trên thế giới với tải trọng vận tải hàng hóa đạt 100 triệu tấn/ năm.

hanjin3

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 2011 – 2015, Hanjin liên tục báo lỗ. Hệ quả là công ty buộc phải thực hiện tái cơ cấu theo yêu cầu của chủ nợ từ tháng 5/2016. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều trở nên vô ích sau khi các chủ nợ bác bỏ thỏa thuận gần đây nhất về việc giải quyết khoản nợ trị giá 5,37 tỷ USD.

Ngày 31/8/2016, Hanjin nộp đơn xin phá sản và được Tòa án Hàn Quốc chấp thuận. Theo đó, công ty này vẫn thực hiện nốt các đơn hàng cũ bình thường, nhưng ngừng nhận đơn vận tải mới trong khi tòa tìm cách thanh lý tài sản để trả cho các chủ nợ.

Ngày 5/9, Hanjin cho biết sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại hơn 40 quốc gia để giúp giảm thiểu những tác động từ việc đệ đơn xin phá sản. Ngay lập tức, cổ phiếu của Hanjin đã lao dốc 30% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009. Ít nhất 3 công ty Mỹ đã kiện Hanjin, đồng thời yêu cầu đóng băng các tài sản khác của hãng này với lý do quá hạn thanh toán.

Ngày 22/9, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), chủ nợ của Hanjin cho biết đang cân nhắc khoản tín dụng trị giá 50 tỷ won (45 triệu USD), để hỗ trợ các tàu đang bị “mắc kẹt” tại các cảng, do vụ phá sản của Hanjin. Hội đồng quản trị của hãng hàng không Korean Air (thuộc tập đoàn Hanjin) cũng đã quyết định hỗ trợ 60 tỷ won (54,23 triệu USD). Ông Cho Yang-ho, Chủ tịch tập đoàn Hanjin, đóng góp 40 tỷ won (36,2 triệu USD) từ tài sản cá nhân. Cựu chủ tịch công ty vận tải biển Hanjin Choi Eun-young cũng đã quyết định hỗ trợ 10 tỷ won (9,04 triệu USD) để giải cứu công ty.

Trong khi các hoạt động hỗ trợ còn đang chậm trễ, chi phí dỡ hàng của hãng này lại phát sinh thêm 70 tỷ won (63,27 triệu USD). Thêm vào đó, tổng số khiếu nại đòi bồi thường từ các đối tác với công ty Hanjin dự kiến vượt 3.000 tỷ won (2,71 tỷ USD). Trước hậu quả nghiêm trọng này, chính phủ Hàn Quốc tỏ ý lo ngại khi phải dành một phần lớn nguồn thu thuế của quốc gia đổ vào Hanjin; người dân Hàn Quốc cũng đưa ra ý kiến trái chiều; có ý kiến ủng hộ việc thanh lý nhưng cũng có nhiều công ty con lại biểu tình và nộp đơn yêu cầu chính phủ cứu lấy Hanjin, bởi Hanjin sụp đổ sẽ lại làm xấu thêm vấn nạn thất nghiệp và phá sản của các công ty con tại Hàn Quốc.

Ảnh: Người lao động biểu tình yêu cầu chính phủ Hàn Quốc “cứu” Hanjin

hanjin4

XEM THÊM: Bài hát về thảm họa chìm phà Sewol

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).