Vào ngày 18/7 vừa qua, một giáo viên chủ nhiệm (23 tuổi) tại một trường tiểu học ở quận Seocho, Seoul đã tự vẫn ngay tại trường học vì áp lực công việc.

Được biết một vài ngày trước đó, khi học sinh trong lớp chơi đùa và một em lỡ rạch bút lên trán bạn, phụ huynh học sinh đã tìm đến trường phản ứng gay gắt “Cô không có tư cách làm giáo viên”.

Một số phụ huynh ở trường tiểu học này có những phản ứng được nhiều người nhận xét là “ích kỷ” như yêu cầu các giáo viên trong trường không được đổi avatar có dải ruy băng đen tưởng nhớ đồng nghiệp hay đề nghị nhà trường phải ngừng nhận vòng hoa viếng vì sợ ảnh hưởng tới con em mình.

Khi thấy các giáo viên trong trường thay ảnh avatar có hình dải ruy băng đen để tưởng niệm cô giáo xấu, một phụ huynh gửi tin nhắn cho giáo viên lúc 7 giờ sáng: “Cô nên biết là mỗi hành động của các thầy cô đều gây ảnh hưởng lớn cho học sinh. Sự việc này chưa xác định đúng sai thế nào mà cô để ảnh này sẽ khiến học sinh bị tổn thương.”

Một phụ huynh khác đăng bài trên Hội phụ huynh: Nên yêu cầu nhà trường dừng nhận vòng hoa viếng, con cái chúng ta đi học mà nhìn thấy cảnh này làm sao tập trung học tập?

Khu vực Seocho, Gangnam là khu đắt đỏ và sầm uất nhất Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc ở đây không ngại chi các khoản tiền lớn để đầu tư cho con em mình, vì vậy, môi trường học tập ở các trường học ở khu vực này tất nhiên đảm bảo chất lượng cao nhưng cũng tạo ra bầu không khí đua tranh quyết liệt.

Qua sự việc đau lòng hơn, có thể thấy thêm một mảng tối của giáo dục Hàn Quốc, không chỉ  học sinh mà cả các giáo viên cũng phải chịu khá nhiều áp lực và “sợ” phụ huynh. Một số phụ huynh coi giáo dục như một “hình thức dịch vụ”, và giáo viên là “nhân viên chăm sóc khách hàng”. Họ gây sức ép với giáo viên như nhắn tin, gọi điện bất kể thời gian và luôn kỳ vọng vào thành tích học tập của con em mình.

Những giáo viên trong ngành đặt vòng hoa viếng và khóc thương đồng nghiệp. “Đây cũng không phải là chuyện đâu xa. Chính chúng tôi ngày nào cũng gặp áp lực khi phải đứng giữa nhà trường và phụ huynh.”, “Tôi phải gặp bác sĩ tâm lý định kỳ mới có thể trụ lại với nghề.”, “Học sinh bây giờ chỉ cần to tiếng mắng là chúng gọi điện báo ngược đãi hay về mắng phụ huynh. Nếu người thầy không được xã hội, phụ huynh tin tưởng thì làm sao có đủ sức mạnh và niềm tin để dạy dỗ học trò?”.

author-avatar

About Thảo Nguyên

Yêu tiếng Hàn, văn hóa và con người Hàn Quốc. Thích viết sách về ẩm thực, văn hóa và du lịch Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).