Tổng hợp những câu trả lời chi tiết cho những câu hỏi về việc nợ lương mà người lao động thường gặp phải và cách thức xử lý.

1. Công ty tôi đang làm việc bị phá sản, 15 người bao gồm cả tôi không nhận được lương. Giám đốc nói công ty bị phá sản nên không trả lương. Như vậy có đúng không?

Có một chế độ gọi là “Chế độ đảm bảo an toàn lương nợ”, đó là chế độ mà “Quỹ bảo đảm an toàn lương nợ” thay chủ công ty trả cho người lao động khi người lao động nghỉ việc mà không nhận được lương do tình trạng kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp hoặc do một số lý do như sự biến động của nền kinh tế hay sự biến đổi về cơ cấu doanh nghiệp mà công ty không thể tiếp tục hoạt động được nữa.

Quỹ này sẽ chi trả lương của 03 tháng cuối và tiền thâm niên 03 năm cuối, tiền này được gọi là “Tiền trả nợ thay”. Để nhận được tiền trả nợ thay này, chủ công ty và người lao động phải có những điều kiện sau:

Điều kiện đối với chủ công ty:

1) Chủ công ty phải là đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.
2) Chủ công ty phải hoạt động trên 6 tháng kể từ ngày trở thành đối tượng áp dụng luật.
3) Dù đã nhận được tuyên bố phá sản rồi nhưng cũng phải nhận được sự xác nhận vỡ nợ.

Điều kiện đối với người lao động:

1) Đối tượng được nhận tiền trả nợ thay phải là người lao động đã thôi việc ở công ty mà người lao động đó làm việc trong vòng 03 năm, sau 01 năm thay đổi của “Ngày thôi việc tiêu chuẩn”.
2) Trong trường hợp này, ngày thôi việc tiêu chuẩn là ngày tiêu chuẩn được công nhận thời kỳ thôi việc hội đủ điều kiện để nhận tiền nợ lương trả thay và có nội dung như sau:

– Là ngày công ty tuyên bố phá sản, ngày quyết định các bước thanh lý hoặc quyết định hòa ước khất nợ…
– Là ngày mà toà án đưa ra phán xét về tuyên bố phá sản sau khi đăng ký mở hòa giải khất nợ dựa theo luật hòa ước khất nợ hoặc sau khi đăng ký mở các bước về thanh lý dựa vào luật thanh lý công ty.
– Trong trường hợp có sự công nhận sự thật về việc vỡ nợ thì sẽ là ngày đăng ký xin xác nhận vỡ nợ (trường hợp đăng ký trên 2 lần thì lấy ngày gần nhất).

2. Tôi đang làm việc tại một nhà máy đồ gỗ gia dụng. Tháng vừa rồi, trong nhà máy không có việc, chúng tôi phải nghỉ làm suốt 10 ngày thì có được nhận lương của 10 ngày nghỉ đó không?

Theo điều 45 Luật tiêu chuẩn lao động quy định, ở nhà máy có trên 5 người lao động, do những lý do chính sách của nhà máy mà người lao động phải nghỉ chờ việc thì trong thời gian nghỉ chờ việc chủ nhà máy phải trả cho người lao động 70% lương bình quân của tháng đó.

Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ mà nhà máy không thể tiếp tục hoạt động nữa, và có sự xác nhận của Ủy ban quản lý lao động, thì chủ nhà máy có thể trả lương chờ việc dưới 70%.

Cũng như trường hợp trên, một nhà máy có trên 5 người lao động nhưng nếu chủ nhà máy không được sự xác nhận của Ủy ban quản lý lao động thì anh (chị) cũng có thể nhận được đúng mức trợ cấp chờ việc trong 10 ngày đó, và việc không tính lương trong 10 ngày nghỉ chờ việc là vô lý.

* Những trường hợp được cộng nhận do những lý do chính sách của chủ nhà máy:

– Nghỉ việc do tình trạng khó khăn trong quá trình kinh doanh.
– Thiếu nguyên liệu, giảm đơn đặt hàng.
– Cúp điện, việc kinh doanh đình trệ, khó khăn về tài chính.
– Do làm theo chỉ thị của chủ nhà máy mà vận tải quá mức quy định của nhà nước bị đình chỉ giấy phép lái xe.
– Bị đình chỉ giấy phép lái xe do xe bị hư.
– Di chuyển nhà máy, bị hoả hoạn.
– Làm công tác cứu hộ do xạt lở.
– Sau những tranh cãi thì bị nghỉ làm.
– Do tình hình kinh doanh khó khăn của công ty mà dẫn đến khó khăn về tài chính, về hàng hoá của xưởng gia công.
– Nghỉ việc do sai lầm trong hệ thống phân phối lưu thông.
– Những tổn thất phát sinh do bất cẩn được nghỉ việc.

3. Tôi làm việc được 2 năm ở một nhà máy có khoảng 20 người lao động. Sau khi nghỉ việc, tôi đã yêu cầu giám đốc trả tiền thâm niên nhưng giám đốc nói đã trả tiền thâm niên vào tiền lương hàng tháng. Như vậy có đúng không?

Nếu số lượng lao động là 20 người, thời gian làm việc khoảng 2 năm thì anh (chị) có thể nhận được tiền thâm niên.

Chủ nhà máy nói là đã thi hành chế độ lương năm và không chi trả tiền thâm niên là không đúng. Nghĩa là tiền thâm niên sẽ được nhận sau khi thôi việc mà không có liên quan gì đến chế độ lương năm.

Có những công ty muốn tính tiền thâm niên vào chế độ lương năm và khi thôi việc không cần phải trả tiền thâm niên cho người lao động thì phải hội đủ các điều kiện sau:

1. Tiền thâm niên có trong lương là bao nhiêu, mỗi tháng phải ghi vào trong bảng lương chi tiết.
2. Nếu trường hợp là lương thâm niên được chia ra và trả vào mỗi tháng thì số tiền mà được gọi là tiền trợ cấp thâm niên thì phải trên 8.4% tổng lương bình quân của tháng đó. Nếu giả sử mức lương bình quân của một người 1 tháng là 1 triệu won thì trợ cấp thâm niên của tháng đó là 84 ngàn won và tổng số tiền thâm niên trong một năm là 1 triệu 8 ngàn won.
3. Và sự chi trả được tính vào lương năm như thế này phải có sự đồng ý của người lao động.
4. Đến cuối năm phải tính lại tiền thâm niên đó nếu còn thiếu thì phải chi trả đủ số tiền thiếu đó.

4. Tôi làm việc với mức lương 1 triệu 200 ngàn won một tháng tại một xưởng đồ gia dụng ở Gimpo, Gyunggi-do từ ngày 3/4/1998 đến ngày 31/10/2002 thì có được nhận tiền thâm niên sau khi thôi việc không?

Theo điều 34 Luật tiêu chuẩn lao động thì một nhà máy có số người lao động làm việc từ 5 người trở lên và có thời gian làm việc trên 1 năm thì bất kể người lao động đó nghỉ việc với lý do gì: bị sa thải, tự nguyện nghỉ việc, hoặc hết thời hạn hợp đồng thì chủ nhà máy có trách nhiệm phải chi trả tiền thâm niên cho người lao động là 1 năm làm việc thì được 30 ngày lương, dựa vào mức lương bình quân của người lao động đó.

Dựa vào những quy định như thế thì anh (chị) có quyền yêu cầu người lao động chi trả tiền thâm niên cho mình.

Cách tính tiền thâm niên như sau:

– Tổng thời gian lao động: Từ ngày 03/4/1998 đến ngày 31/10/2002 là 4 năm 6 tháng 28 ngày = 1.668 ngày – Tính lương bình quân mỗi ngày trong 3 tháng trước khi nghỉ việc: 3.600.000 won (tổng lương 3 tháng), chia cho 92 ngày = 39.130 ngày – Tiền lương thâm niên: Lương bình quân 1 ngày 39.130 won x 30 ngày x 1.668 ngày/365 ngày= 5.364.621 won

Anh/chị có thể tham khảo cách tính tiền thâm niên tự động tại đây.

5. Mặc dù tôi đã hoàn tất mọi thủ tục khiếu nại liên quan đến việc nợ lương ở văn phòng Bộ lao động nhưng chủ nhà máy vẫn tiếp tục không trả số lương còn nợ cho tôi. Tôi phải làm thế nào để nhận lại số lương chủ nhà máy còn nợ?

Trong trường hợp mặc dù đã khiếu nại ở văn phòng Bộ lao động và người phụ trách ở văn phòng đã ra chỉ thị buộc chủ nhà máy phải trả nợ lương trong một kỳ hạn nào đó nhưng chủ nhà máy vẫn không trả nợ lương. Vì vậy sự việc này được đưa lên viện kiểm soát với lý do là chủ nhà máy vi phạm Luật tiêu chuẩn lao động.

Sau đó, trong quá trình điều tra của viện kiểm soát, rất hiếm có trường hợp nào mà viện kiểm soát đề nghị chủ nhà máy trả lương, và người lao động có thể nhận được lương. Bởi vì thông thường thì chủ nhà máy sẽ bị xử theo Luật hình sự và chịu phạt.

Trong trường hợp mặc dù đã quá ngày hẹn trả nợ lương nhưng chủ nhà máy vẫn không trả thì phải chuẩn bị các bước về tố tụng dân sự.

Và trong quá trình điều tra của văn phòng Bộ lao động, nếu số tiền nợ lương đã được hoạch định thì để thuận tiện cho việc tiến hành các bước tố tụng dân sự thì cần phải chuẩn bị trước các giấy tờ sau ở văn phòng Bộ Lao Động: “Giấy chứng nhận nợ lương” 2 bản, “Đơn yêu cầu tịch biên không ủy thác” 1 bản.

Thường thì những tiến trình tố tụng dân sự liên quan đến việc nợ lương áp dụng nhiều chế độ đề nghị chi trả và chế độ xét xử về số tiền nợ lương nhỏ.

Trong trường hợp mối quan hệ giữa chủ nhà máy và người lao động không có những mâu thuẫn gay gắt về việc chi trả lương thì chế độ đề nghị chi trả chủ yếu là xử lý nhanh các tiến trình, giảm chi phí hơn là phải theo đúng những tiến trình như thông lệ. Theo tiến trình này thì toà án chỉ xem xét đơn xin đề nghị trả lương của người lao động và gửi giấy đề nghị trả lương cho chủ lao động.

Khi làm đơn xin đề nghị chi trả thì anh (chị) phải ghi đầy đủ đúng sự thật về lương chi trả, nội dung hợp đồng lao động như thời gian làm việc, tiêu chuẩn lương v.v. và phải đính kèm những giấy tờ có thể chứng nhận về mức lượng nợ.

Nếu tòa án quyết định ra chỉ thị đề nghị trả lương đầu tiên là gửi chỉ thị đó cho chủ nhà máy. Sau 2 tuần kể từ ngày nhận chỉ thị mà chủ nhà máy không kháng án thì chỉ thị đó sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong quá trình ra chỉ thị mà chủ nhà máy vẫn không trả lương, thì dựa vào đơn xin đề nghị thanh toán của người lao động và những bước giải quyết tranh chấp không theo quy định:

– Nếu chủ nhà máy kháng án thì theo những bước tố tụng thông thường.
– Nếu chủ nhà máy không kháng án thì dựa vào nội dung chỉ thị đề nghị trả lương có hiệu lực chính thức, người lao động có thể đề nghị áp dụng cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi của mình về vấn đề nợ lương và như thế mọi tranh chấp sẽ có thể giải quyết nhanh.

Về chỉ thị đề nghị trả lương do toà án cấp, nếu chủ lao động không kháng án thì người lao động có thể nhận được xác nhận nợ lương (tuyên án chính thức), nhưng nếu chủ nhà máy kháng án thì các bước xử lý sau đó sẽ giống như các bước của một quá trình tố tụng dân sự thông thường.

Sau khi chỉ thị đề nghị chi trả có hiệu lực thì nó sẽ có hiệu lực thi hành giống như một tuyên án chính thức. Vì vậy nếu chủ nhà máy không chịu chi trả thì anh (chị) có thể làm đơn đề nghị thi hành cưỡng chế.

Cùng với chế độ đề nghị trả lương thì có một chế độ thực hiện các bước tố tụng dân sự nữa liên quan đến những vấn đề về lương đó là chế độ xét xử về số tiền nợ lượng nhỏ.

Đây là một chế độ được sử dụng trong trường hợp ý kiến của các đương sự không thống nhất với nhau về số tiền nợ lương.

Chế độ xét xử về số tiền nợ lương nhỏ là khi nguyên cáo (người lao động) đưa đơn về vụ án có số tiền dưới 20 triệu won, thì toà án sẽ dựa vào luật thẩm phán xét xử số tiền nợ lương nhỏ đó.

Khi muốn tiến hành một vụ xét xử về số tiền nhỏ thì nguyên cáo phải làm đơn và nộp cho tòa án nơi mà bị cáo cư trú (trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì là nơi cư trú của chủ nhà máy, trường hợp cơ quan đoàn thể thì là nơi trụ sở công ty tọa lạc) để tiến hành các bước xét xử.

Nếu vụ kiện được tiến hành thì thẩm phán phụ trách sẽ chỉ định thời gian bào chữa, kết thúc thẩm tra kỳ hạn bào chữa lần 1 để làm nhanh tiến trình thẩm tra theo quy định lần 1. Vì có quyền đại diện tố tụng nên nguyên cáo tiến hành vụ kiện mà không cần có hướng dẫn của luật sư tại phiên toà, mà có thể tự biện hộ cho mình hoặc có thể tự thông qua vụ kiện. Những người như vợ hoặc chồng, anh em, bà con gần của đương sự có thể đứng ra làm đại diện mà không cần xin phép toà án.

Khi tiến hành các tố tụng dân sự như thế này, thì anh (chị) nên đến Trung tâm tư vấn luật DaeHan, để được tư vấn những vấn đề liên quan. Trung tâm tư vấn này chuyên tư vấn miễn phí những luật liên quan đến lao động nước ngoài.

6. Chủ nhà máy nợ lương cho suốt 2 tháng. Mặc dù tôi đã nhiều lần đòi lương mà công ty cứ viện lý do là đang gặp khó khăn

Chủ nhà máy phải có trách nhiệm trả trực tiếp toàn bộ số lương cho người lao động qua ngân hàng vào đúng ngày đã quy định mỗi tháng. Nếu không trả đúng ngày thì bị xem là nợ lương.

Để giải quyết tình trạng nợ lương, thì có một cách là nhờ sự can thiệp của Bộ lao động xử lý hành chánh. Anh (chị) có thể trực tiếp đến văn phòng của Bộ lao động nằm trên địa bàn để được hướng dẫn làm đơn khiếu nại về việc chậm lương, hoặc có thể gửi đơn theo đường bưu điện hoặc thư điện tử email.

Trong đơn nên ghi đầy đủ các chi tiết như sau: tên nhà máy, địa chỉ nhà máy, tên chủ nhà máy và số điện thoại liên lạc, thời gian làm việc ở nhà máy, thời gian nợ lương và số tiền lương nợ. Sau 1 đến 2 tuần, những cán bộ phụ trách sẽ gửi giấy mời đến cho anh (chị).

Đến ngày được mời, anh (chị) mang theo hộ chiếu, thẻ người nước ngoài hay những giấy tờ tùy thân khác. Nếu anh (chị) có những giấy tờ để chứng minh được lương của mình như bản sao hợp đồng lao động, bản chi tiết tiền lương hàng tháng thì sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giải quyết công việc.

Trong quá trình điều tra lại, nếu mọi chi tiết trong đơn đều đúng với sự thật hay có sự công nhận của chủ nhà máy thì người bị khiếu nại (chủ nhà máy) và người khiếu nại (người lao động) sẽ theo những nội dung thỏa thuận với nhau làm thành 1 tờ tường trình. Sau đó, người phụ trách về lao động của Bộ lao động sẽ ra chỉ thị buộc chủ lao động phải trả số tiền nợ lương cho người lao động trong một thời hạn nhất định nào đó.

Nếu chủ lao động theo chỉ thị của người phụ trách lao động trả đủ lương cho người lao động thì người lao động phải trở lại Bộ lao động để lấy lại hoặc hủy bỏ đơn khiếu nại. Trong trường hợp này thì chủ lao động không phải chịu một mức phạt nào khác, chỉ giải quyết vụ kiện nợ lương mang tính hành chánh.

Nhưng nếu nhà máy đang gặp khó khăn không thể trả lương được thì anh (chị) yêu cầu chủ nhà máy làm cho các giấy tờ như sau: giấy hẹn trả lương vào ngày nhất định, số tiền nợ lương, thời gian nợ lương, ngày vào công ty, xác nhận sử dụng lao động. Nếu chủ nhà máy từ chối không đáp ứng những yêu cầu này thì chỉ có cách là đến văn phòng Bộ lao động để làm đơn khiếu nại.

Trong trường hợp số tiền nợ lương quá nhiều thì trong giấy hẹn phải có đính kèm giấy tờ tùy thân của chủ nhà máy và người lao động, và đem đến luật sư để nhờ công chứng là tốt nhất. Giấy hẹn được công chứng sẽ có hiệu lực giống như phán quyết nhân sự và là căn cứ để tiến hành cưỡng chế.

Nhưng nếu quá trình công chứng quá phức tạp khó khăn thì có thể đến văn phòng lao động Bộ lao động để xin giấy xác nhận nợ lương và cũng có thể tiến hành những bước tố tụng dân sự. Các bước này xin xem ở câu 2.

[do action=”post_credit”]WorkinKorea[/do]

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).