Tiếng Triều Tiên (조선어) hay tiếng Hàn Quốc (한국어) là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Triều Tiên, và là ngôn ngữ chính thức của cả 2 miền Bắc và Nam Triều Tiên.

Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với hai miền Triều Tiên ở hai thời điểm khác nhau. Tuy chỉ mới gần đây nhưng so với Bắc Hàn, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc rộng và phong phú hơn về kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, ngôn ngữ này được gọi là “tiếng Hàn” nhiều hơn là “tiếng Triều Tiên“.

Tiếng Triều Tiên cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và các vùng bao quanh, thuộc Trung Quốc, nơi có người Triều Tiên sinh sống. Trên toàn thế giới, có khoảng 78 triệu người nói tiếng Triều Tiên, bao gồm các nhóm lớn tại Liên Bang Xô Viết cũ, Úc, Mỹ, Canada, Brasil, Nhật Bản và, gần đây, Philippines. Ngôn ngữ này liên hệ mật thiết với người Triều Tiên.

Việc phân loại phả hệ cho tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng nó thuộc hệ ngôn ngữ Altai, mặc dù một số thì cho rằng nó là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái và có dạng “chủ-thụ-động” về mặt cú pháp.

Bài viết này chủ yếu về cách nói tiếng Triều Tiên. Xem Hangul để biết rõ hơn về hệ thống chữ viết tiếng Triều Tiên gốc.

1. Tên

Người Triều Tiên gọi tên ngôn ngữ của họ dựa theo tên gọi nước Triều Tiên dùng ở Bắc hay Nam Triều Tiên.

Ở Bắc Hàn, ngôn ngữ này thường được gọi là Chosŏnmal (조선말; Hanja: 朝鮮말), hay chính thức hơn là Chosŏnŏ (조선어; Hanja: 朝鮮語 Triều Tiên Ngữ).

Ở Nam Hàn, ngôn ngữ này thường được gọi là Hangungmal (한국말; Hanja: 韓國말), hay chính thức hơn là Hangugeo (한국어; Hanja: 韓國語 Hàn quốc ngữ) hay Gugeo (국어; Hanja: 國語 quốc ngữ). Cũng đôi khi nó được gọi một cách thông tục là Urimal (우리말, “ngôn ngữ của chúng ta”).

Trong khi đó, những người Triều Tiên sống tại Nga lại gọi ngôn ngữ này là Goryeomal (고려말; Hanja: 高麗말).

2. Phân loại và các ngôn ngữ liên quan

Việc phân loại tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều nhà ngôn ngữ học Triều Tiên và phương Tây nhận thấy mối quan hệ họ hàng với hệ ngôn ngữ Altai. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, và nhiều người vẫn xem tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Một số khác lại tin rằng có mối quan hệ giữa tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên.

Mối quan hệ của tiếng Triều Tiên với các ngôn ngữ Altai và tiền-Altai chỉ mới được đưa ra gần đây. Tiếng Triều Tiên giống với các ngôn ngữ Altai ở chỗ chúng đều thiếu một số thành phần ngữ pháp, bao gồm số, giới tính, các mạo từ, sự hình thành cấu trúc các từ (fusional morphology), thể và đại từ liên kết (Kim Namkil). Tiếng Triều Tiên đặc biệt giống về sự hình thành cấu trúc từ với một số ngôn ngữ thuộc nhánh phía Đông của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ trong hệ Altai, đặc biệt là tiếng Yakut.

Khả năng về quan hệ ngôn ngữ giữa Triều Tiên và Nhật là một vấn đề tế nhị vì mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước này. Khả năng về quan hệ ngôn ngữ giữa vương quốc Bách Tể (Baekje) (tồn tại một thời trong bán đảo Triều Tiên) và Nhật đã được nghiên cứu, và các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên chỉ ra mối giống nhau về hệ thống âm vị, bao gồm việc một số âm không có phụ âm cuối. Ngoài ra, có rất nhiều từ giống nhau giữa ngôn ngữ của vương quốc Bách Tể và tiếng Nhật, như mir và mi đều được dùng để chỉ “số 3”. Hơn nữa, có nhiều liên kết văn hóa giữa Bách Tể và Nhật Bản: người Bách Tể thường dùng 2 kí tự Trung Quốc để đặt tên họ, như người Nhật ngày nay.

Tiếng Cao Cú Ly (Goguryeo) và tiếng Bách Tể được xem là có liên hệ với nhau, có thể đều cùng xuất phát từ vương quốc Cổ Triều Tiên (Gojoseon) trong cổ sử của Triều Tiên. (Xem ngôn ngữ Fuyu.) Ít biết hơn là về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Cổ Triều Tiên, Cao Cú Ly và Bách Tế ở một phía và các ngôn ngữ của hai vương quốc Tam Hàn (Samhan) và Tân La (Silla) ở phía kia, mặc dù nhiều học giả Triều Tiên tin rằng chúng có cùng gốc, và là cơ sở nền tảng cho tiếng Triều Tiên hiện đại.

3. Phân bố địa lý

Hầu hết cư dân nói tiếng Triều Tiên sống ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một số người Triều Tiên sống ở Trung Quốc, Úc, Liên Bang Xô Viết cũ, Nhật Bản, Brasil, Canada và Mỹ.

4. Tiếng địa phương

Tiếng Triều Tiên có một vài thổ ngữ (gọi là mal – “tiếng tượng thanh”, bang-eon, hay saturi trong tiếng Hàn). Tiếng chuẩn (Pyojuneo hay Pyojunmal) của Nam Triều Tiên là dựa trên thổ ngữ của các khu vực xung quanh Seoul, và tiếng chuẩn của Bắc Hàn dựa trên thổ ngữ được dùng xung quanh P’yŏngyang. Những thổ ngữ này là như nhau, và thật ra tất cả các thổ ngữ ngoại trừ thứ tiếng của đảo Jeju có thể hiểu lẫn nhau được. Thổ ngữ được nói nơi đó được liệt kê như là một thứ tiếng khác bởi các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên. Một trong những thứ khác biệt để ý được giữa các thổ ngữ là cách nhấn âm: người nói giọng Seoul sử dụng rất ít nhấn giọng, và tiếng Nam Triều Tiên chuẩn có ngữ âm rất ngang; trong khi đó, những người dùng giọng Gyeongsang có một ngữ điệu phát âm làm thổ ngữ của họ giống với tiếng châu Âu hơn đối với những người phương Tây.

Có một liên hệ mật thiết giữa các thổ ngữ Triều Tiên và các vùng của Triều Tiên, bởi vì biên giới của cả hai thứ đa số được xác định bởi các núi và biển. Sau đây là liệt kê tên của các thổ ngữ truyền thống và các địa phương tương ứng:

Giọng chuẩnNơi sử dụng
SeoulSeoul, Incheon, Gyeonggi (Hàn Quốc); Kaesŏng (Bắc Hàn)
P’yŏnganP’yŏngyang, vùng P’yŏngan, Chagang (Bắc Hàn)
Giọng địa phươngNơi sử dụng
ChungcheongDaejeon, vùng Chungcheong (Hàn Quốc)
GangwonVùng Gangwon (Hàn Quốc)/vùng Kangwŏn (Bắc Hàn)
GyeongsangBusan, Daegu, Ulsan, vùng Gyeongsang (Hàn Quốc)
HamgyŏngRasŏn, vùng Hamgyŏng, vùng Ryanggang (Bắc Hàn)
HwanghaeVùng Hwanghae (Bắc Hàn)
JejuĐảo Jeju (Hàn Quốc)
JeollaGwangju, vùng Jeolla (Hàn Quốc)

5. Phát âm

Phụ âm

 BilabialAlveolarPostalveolarVelarGlottal
Plosives &
affricates
plainㅂ pㄷ tㅈ tʃㄱ k 
tenseㅃ b̬ㄸ d̬ㅉ d̬ʃㄲ ɡ̬ 
aspirateㅍ pʰㅌ tʰㅊ tʃʰㅋ kʰ 
Fricativesplain ㅅ s  ㅎ h
tense ㅆ z̬   
Nasal stopsㅁ mㄴ n ㅇ ŋ 
Lateral approximant ㄹ l   

Các từ ví dụ cho các phụ âm:

phonemeIPARomanizedEnglish
ㅂ p[pal]bal‘bàn chân’
ㅃ b̬[b̬al]ppal‘sucking’
ㅍ pʰ[pʰal]pal‘cánh tay’
ㅁ m[mal]mal‘ngựa’
ㄷ t[tal]dal‘mặt trăng’
ㄸ d̬[d̬al]ttal‘con gái (con)’
ㅌ tʰ[tʰal]tal‘riding’
ㄴ n[nal]nal‘ngày’
ㅈ ts[tʃal]jal‘well’
ㅉ d̬s[d̬ʃal]jjal‘squeezing’
ㅊ tsʰ[tʃʰal]chal‘kicking’
ㄱ k[kal]gal‘going’
ㄲ ɡ̬[ɡ̬al]kkal‘spreading’
ㅋ kʰ[kʰal]kal‘dao’
ㅇ ŋ[paŋ]bang‘phòng’
ㅅ s[sal]sal‘flesh’
ㅆ z̬[z̬al]ssal‘cơm (gạo, lúa)’
ㄹ l[paɾam]baram‘gió’
ㅎ h[hal]hal‘doing’

6. Văn phạm

Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính. Dạng cơ bản của một câu trong tiếng Triều Tiên là “chủ-thụ-động” (ngôn ngữ dạng chủ-thụ-động) và từ bổ nghĩa đứng trước từ được bổ nghĩa. Chú ý là một câu có thể không tuân thủ trật tự “chủ-thụ-động”, tuy nhiên, nó phải tận cùng bằng động từ.

Trái ngược với trật tự trong tiếng Triều Tiên, trong tiếng Anh người ta có thể nói “I’m going to the store to buy some food,” còn trong tiếng Triều Tiên thì phải nói: *”I food to-buy in-order-to store-to going-am.”

Trong tiếng Triều Tiên, các từ “không cần thiết” có thể được lược bỏ khỏi câu khi mà ngữ nghĩa của nó được xác định. Nếu dịch “từ-theo-từ” từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Anh thì một cuộc đối thoại bằng có dạng như sau:

H: “가게에 가세요?” (gage-e gaseyo?)

G: “예.” (ye.)H: *”store-to going?”G: “yes.”

trong tiếng Anh sẽ là:

H: “Going to the store?”

G: “Yes.”

Khác với hầu hết các ngôn ngữ tại châu Âu, tiếng Triều Tiên không chia động từ theo chủ từ (subject-verb aggreement), và danh từ không có giới tính. Thay vào đó, động từ được chia phụ thuộc vào thì và vào mối quan hệ giữa người nói với nhau. Khi nói với hay về bạn bè, người nói dùng một cách chia, với bố mẹ hay với những người đáng kính trọng, lại dùng cách chia khác.

7. Từ vựng

Cốt lõi của từ vựng tiếng Triều Tiên là từ các từ thuần Hàn. Tuy nhiên, hơn 50% từ vựng, đặc biệt là các thuật ngữ khoa học, là các từ Hán-Hàn mượn từ tiếng Hán. Ngoài ra cũng có các từ có gốc từ tiếng Mông Cổ, tiếng Phạn và một số ngôn ngữ khác. Ngày nay, có nhiều từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Đức và gần đây là tiếng Anh.

Các con số là một ví dụ về sự vay mượn. Như tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên có hai hệ thống số – một loại bản địa và loại kia mượn từ Trung Quốc – vì thế tiếng Hán, tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật đều có các từ chỉ số giống nhau.

8. Hệ thống chữ viết

Chữ viết tiếng Triều Tiên xuất phát là “Hanja”, hay các Hán tự; và bây giờ chủ yếu được viết bằng Hangul, mẫu tự Hàn, có thể kết hợp với Hanja để viết các từ Hán-Hàn. Hàn Quốc vẫn dạy 1800 kí tự Hanja cho trẻ em, trong khi Bắc Hàn đã hủy bỏ việc sử dụng Hán tự cách đây hàng thập kỉ.

Hangul bao gồm 24 kí tự – 14 phụ âm và 10 nguyên âm mà chủ yếu được viết bằng các khối âm tiết gồm 2 đến 5 thành phần. Khác với hệ thống chữ viết tiếng Hán (bao gồm Kanji của tiếng Nhật), Hangul không phải là hệ thống biểu ý.

Dưới đây là một bảng các kí hiệu của bảng chữ cái tiếng Hàn và các giá trị theo chuẩn IPA:

Xem thêm bảng phụ âm và nguyên âm Hangul

Tiếng Hàn hiện đại thường viết với khoảng trắng giữa các từ, một đặc điểm không thấy ở trong tiếng Trung và tiếng Nhật. Các dấu câu trong tiếng Hàn là hầu hết giống với các ngôn ngữ phương Tây. Trước đây, tiếng Hàn được viết theo cột từ trên xuống dưới, phải sang trái, nhưng bây giờ được viết từ trái sang phải, trên xuống dưới.

9. Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc

Tiếng Triều Tiên sử dụng ở Bắc và Nam Triều Tiên thể hiện những khác biệt trong phát âm, chính tả, ngữ pháp và từ vựng.

Các đánh vần

Một số từ được đánh vần khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, nhưng phát âm thì giống nhau.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).