Ngày 7/6, Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) đã tổ chức lễ xuất xưởng chiến đấu cơ hạng nhẹ nội địa FA-50 xuất khẩu sang Ba Lan. Dự kiến 12 chiếc như thế này sẽ được bàn giao trong năm 2023, 36 máy bay FA-50PL cũng sẽ hoàn tất bàn giao đến năm 2028.

Chiến đấu cơ này được đặt tên là “Gap Filler” (FA-50GF) mang nghĩa là “lấp lỗ hổng”, nhằm thay thế nhanh chóng các máy bay chiến đấu cũ của Ba Lan và điện khí hóa sớm các máy bay chiến đấu mới.

Trước đó, Hàn Quốc đã ký một hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 13,7 tỷ USD với Ba Lan – đây là thoả thuận quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc sẽ xuất khẩu sang Ba Lan hệ thống pháo phản lực phóng loạt Chunmoo, xe tăng chiến đấu chủ lực K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50.

Để đáp ứng thị trường vũ khí ngày một tăng, nhà máy Hanwha Aerospace đã sử dụng sáu robot công nghiệp tự động khổng lồ và hơn 150 công nhân sản xuất đang sản xuất những hệ thống pháo tự hành K9 nặng 47 tấn. Các robot công nghiệp xử lý khoảng 70% công việc hàn các bộ phận ở lớn trên K9, đây chính là “chìa khóa” giúp đẩy nhanh công suất của dây chuyền. 

Phía Ba Lan rất hài lòng vì đặt hàng với Hàn Quốc – các thủ tục ký kết hợp đồng cũng nhanh, mà giao hàng cũng nhanh, trong khi đó nếu đặt hàng ở châu Âu thì có thể phải mất hàng năm trời. Chỉ vài tháng sau khi ký hợp đồng, Hàn Quốc đã giao cho Ba Lan lô hàng đầu tiên gồm 10 chiếc K2 và 24 chiếc K9 vào tháng 12/2022. Từ đầu năm 2023 đến nay, Hàn Quốc tiếp tục gửi thêm 5 xe tăng và 12 pháo tự hành.

Ngoài ưu thế về thời gian giao hàng, Hàn Quốc còn sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đáp ứng yêu cầu cụ thể của khách hàng, sản xuất riêng hai loại tên lửa có tầm bắn 70 và 290km, phù hợp với đòi hỏi an ninh trực tiếp của Ba Lan.

Có thể nói, Hàn Quốc có một nền tàng phức hợp công nghiệp quốc phòng vững vàng, năng lực sản xuất dồi dào, dựa trên một mạng lưới các tập đoàn như Hyundai Heavy Industries (công nghiệp nặng), Hanwha Group (công nghệ thuốc nổ, nguyên vật liệu và không gian), Korea Aerospace Industries (không gian), Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (công nghiệp đóng tàu và kỹ thuật hàng hải)…

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Hàn Quốc hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba cho NATO và các quốc gia thành viên, chiếm 4,9% lượng mua vũ khí năm 2022.

author-avatar

About Thảo Nguyên

Yêu tiếng Hàn, văn hóa và con người Hàn Quốc. Thích viết sách về ẩm thực, văn hóa và du lịch Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).