Chia sẻ về kinh nghiệm du học của Admin Thuý Mai về quá trình chuẩn bị du học Hàn Quốc.

“Trong thời gian qua, Mai luôn nhận được những câu hỏi như: “Chị ơi chị đi du học mất bao nhiêu tiền? Chị đi làm thêm được bao nhiêu? Chị đi qua trung tâm nào? Chi phí và độ tin cậy của trung tâm như thế nào?” Hôm nay Mai sẽ tổng hợp lại toàn bộ quá trình này để chia sẻ với các bạn nhé!

1.Sinh hoạt tại Hàn Quốc

– Về cuộc sống bên này thì mới sang là thời kỳ khó khăn nhất do chênh lệch về giá tiền, cách sống… Mua gì cũng phải suy nghĩ từng này ở Việt Nam mua được nhiêu đây nhiêu đó. Tuy nhiên, nếu ở lâu thì bạn sẽ bỏ được thói quen này.

– Ăn ở: mới sang mình được trường dắt đi thuê gosiwon – dạng phòng trọ cực bé. Phòng cỡ 4~7m2, có 1 bàn, 1 tủ, 1 giường, 1 tủ lạnh. Nhà vệ sinh chung với các phòng khác. Tiền thuê rơi vào tầm 200~300.000 KRW/phòng tuỳ theo diện tích và không có tiền đặt cọc.

Tháng thứ 2 mình chuyển sang ở oneroom. Đây là loại nhà có diện tích từ 15~30m2, tiền cọc 1~5 triệu KRW, tiền nhà khoảng 250~400.000KRW/phòng tuỳ khu vực, tuỳ diện tích và tuỳ thuộc số tiền cọc bạn bỏ ra nữa. Phòng có đầy đủ từ máy lạnh, sưởi nền, máy giặt, góc bếp với bếp hồng ngoại hoặc bếp gas, nhà vệ sinh riêng. Tiền điện ở Hàn Quốc rẻ hơn gas rất nhiều, xài phủ phê chán chê mà tháng có khoảng 12.000 KRW là nhiều. Còn gas thì đắt, mùa đông vừa rồi quá lạnh nên mình thường xuyên mở sưởi và dẫn đến tiền gas lúc nào cũng trên 20.000 KRW (nhà bạn mình toàn trên 40.000 KRW).

2. Làm thêm

– Đối với học tiếng: phải đủ 6 tháng và từ tháng 10/2018 phải có Topik 2 thì mới được làm 20 giờ/ tuần bao gồm cả thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ. Nếu không có Topik 2 thì chỉ 10 giờ/tuần.
Riêng các trường được công nhận thì thêm 5 giờ/tuần.
– Học đại học:
+ Năm một, năm 2: Topik 3 được làm 20 giờ/tuần, không kể ngày lễ, thứ Bảy, Chủ Nhật, dịp nghỉ hè và nghỉ đông.
+ Năm ba, năm 4: Topik 4 được làm 20 giờ/tuần không kể ngày lễ, thứ Bảy, Chủ Nhật, dịp nghỉ hè và nghỉ đông.
– Thạc sĩ, tiến sĩ: Topik 4 được làm 30 giờ/tuần không kể ngày lễ, thứ Bảy, Chủ Nhật, dịp nghỉ hè và nghỉ đông.

Đi làm chui mà bị bắt nếu đã ở trên 6 tháng thì cần có trường hoặc nơi làm việc bảo lãnh ra thì chỉ đóng phạt (trên 800.000 KRW) và cấm đi làm 1 năm. Còn dưới 6 tháng hoặc không có ai bảo lãnh thì 90% là xách đồ về nước luôn. Nên các bạn hãy xin giấy đi làm đầy đủ nhé. Vì còn ảnh hưởng đến việc gia hạn visa nữa cơ. Đi làm thêm chỉ là kiếm kinh nghiệm, giao tiếp và thêm phần nào sinh hoạt phí thôi nhé.

– Cách xin việc: Mới đầu thì vô tình mình nhìn thấy 1 post tuyển nhân viên ở quán phở Việt Nam (chủ người Hàn), xong đi phỏng vấn. Cũng chỉ hỏi mấy câu đơn giản thôi xong hẹn ngày tiếp theo đi làm. Và bà chủ cho mình đi làm ở quán gà xào cay thay vì quán phở. Công việc là phụ bếp và làm với 2 người Việt, 1 bếp trưởng Hàn. Cho tới bây giờ mình vẫn cảm thấy may mắn vì được làm với chị và bạn đó. Giúp đỡ mình rất nhiều và tới giờ vẫn còn liên lạc luôn.

Sau này mình tìm việc thông qua 2 app/web 알바몬 (alba mall), 알바천국 (alba cheonkuk – thiên đường việc làm thêm). Khoảng 80% sẽ nhận được câu trả lời là “không tuyển người ngoại quốc”. Nhưng nếu bạn được nhận vào làm ở quán ăn, chỉ nên làm đúng và đủ nhiệm vụ của mình, đừng giúp đỡ nhiệt tình đối với người Hàn quá.
Mình là một ví dụ điển hình. Giúp đỡ tụi trong bếp rửa chén nhiều lần và dọn dẹp bếp lúc đóng cửa sau đó về Việt Nam chơi 2 tuần quay lại thì ít giúp hơn và bị gán cái mác về Việt Nam xong lười biếng, suốt ngày bấm điện thoại 😡😡😡. Trong khi công việc của mình là phục vụ và mình chỉ cần làm những gì ở ngoài thôi, bếp không liên quan. Còn bị mách lẻo với ông chủ và dẫn đến cãi nhau một trận tưng bừng và sau đó mình cũng chia tay công việc đó sau 9 tháng gắn bó. Mặc dù ông chủ cực tốt, trẻ, chiều nhân viên, lễ Tết đều tặng quà hoặc cho tiền, dẫn đi ăn liên tục. Bản thân mình không thích làm ở quán có nhiều người Việt, vì người Việt toàn hại người Việt thôi (không phải hầu hết nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh mà).

3. Việc học hành

– Học tiếng: tối đa là 2 năm nên những bạn nào có ý định lên chuyên ngành hãy cẩn thận chuẩn bị hồ sơ trong thời gian này nhé. Nếu không bạn sẽ phải về Việt Nam chờ xin lại visa D-2. Có 1 loại visa chờ nếu bạn bị lố chừng 3 tháng nhưng rất ít trường chấp nhận làm visa này cho bạn.
– Học chuyên ngành: Nên chọn những gì bạn thích. Bạn học cho bạn mà. Đừng chạy theo xu hướng. Học cạnh tranh với người Hàn nên rất mệt và stress. Mình không bằng nó vụ ngôn ngữ nên cũng đừng buồn hay tị nạnh gì cả. Cứ cố gắng hết mức có thể. Tuỳ giáo sư hoặc trường sẽ có ưu tiên cho người nước ngoài về điểm và học bổng.
Hãy cố gắng học và nhận học bổng nhé. Đây là cách giúp bạn đỡ gánh nặng về học phí đó 🤗🤗🤗. Lúc học phải cân bằng giữa các môn bắt buộc và môn được chọn. Vì nếu chọn sai hoặc thiếu sẽ dẫn đến không đủ tín chỉ tốt nghiệp và phải lùi kỳ, tốn thêm tiền và thời gian học.

– Việc kết bạn với người Hàn không dễ như suy nghĩ, nhất với mình do chênh lệch tuổi tác và năm học (mình học chuyển tiếp năm 2 nên tụi nó biết nhau cả rồi 😭). Thay vào đó bạn có thể kết bạn với người ngoại quốc nước khác, học chung chuyên ngành thì càng tốt.

Đến đây là cơ bản là hết rồi, mình sẽ chia sẻ với các bạn nhiều thông tin khác về du học sinh ở Hàn Quốc ở các số tiếp theo nhé! Thân yêu 🤗🤗🤗😘😘

⇢ Xem đầy đủ:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).