Cái buốt của sớm mai vẫn còn vương vấn bên bờ sông khi tôi đứng chờ mặt trời nảy lên từ những triền núi xa xa. Không khí trầm lắng như những buổi bình minh Thứ Ba bình thường, nhưng tôi cũng không hoàn toàn lẻ loi: một nhóm mê nhiếp ảnh gần đó cũng đến để chộp lại khoảnh khắc mờ ảo của dòng sông ngày mới. Và có lẽ, họ cũng như tôi, bị thất vọng đôi chút bởi bầu trời quá đỗi trong xanh, không một gợn sương mù đặc trưng. Nhưng nỗi thất vọng cũng nhanh chóng chìm theo sự thanh thản của khung cảnh đang gợi mở trước mắt.

Một chiếc tàu gỗ ngồi trên làn nước chỉ gợn sóng hỡi-ôi-là-lăn-tăn theo những đợt gió sớm không làm hại ai. Bầu trời trước bình minh nhạt dần sắc tía khi mặt trời bắt đầu tỏa một quầng cam trên những sườn núi phía xa. Sự im lặng chỉ thi thoảng bị phá vỡ bởi cái quẫy nước của chú cá tinh nghịch, có lẽ là để vãn cảnh cũng tôi.

Nơi hai dòng sông hội tụ

Con đập Paldang nằm ở Yangsu-ri

Đó chính là lý do tại sao Yangsu-ri không những đã trở thành cái tên yêu thích của những nhà nhiếp ảnh và nhà làm phim, mà còn là điểm đến quen thuộc của những chuyến du hí cuối tuần. Không những vậy, nơi này chỉ cách Seoul một giờ di chuyển, lại có xe bus và tàu điện ngầm nối liền với thủ đô. Người ta đến đây để hòa mình vào thiên nhiên, để được thoát mình – dù chỉ trong chốc lát – ra khỏi cuộc sống thành thị hỗn độn, nhờ ánh mặt trời buổi sớm, hoặc một tách trà vãn cảnh

Hai dòng sông gặp nhau

Cách Seoul khoảng 50km về phía Tây, Yangsu-ri – dịch nghĩa là “thành phố của hai dòng sông” – chỉ là một ngôi làng nhỏ cận tây của Gyeongi-do, Yangpyeong. Cái tên bắt nguồn từ việc đây là nơi Bukhangang và Namhangang nhập làm một tạo thành sông Hàn hùng vĩ. Nhờ có vị trí chiến lược, đây từng là một cảng thương mại phát đạt vào thời mà những con tàu gỗ buồm vàng liên tục cập cảng mang theo đầy những gỗ và lương thực. Sự xuất hiện của con đập Paldang trong những năm 70 và biệt danh mới “vành đai xanh” đã chấm dứt vai trò cảng nội địa của Yangsu-ri, nhưng sắc đẹp của cảnh trí và vị trí giao thông thuận lợi trên đường quốc lộ số 6 đã khiến đây trở thành trục đường lái xe vãn cảnh và hẹn họ cuối tuần quen thuộc đối với người dân Seoul, ấy là chưa kể bản đồ tàu điện ngầm Seoul giờ đã mở rộng ra đến tận đây (đường tàu Jungang).

Nơi đẹp nhất của vùng là địa điểm mang tên Dumulmeori – dịch nôm na từ tiếng Hàn Sino của chữ “Yangsu-ri”, và thật ra đây chính là cái tên mà dân địa phương dùng để gọi thành phố quê hương của mình. Nằm ở bờ nam của một hòn đảo của sông Bukhangang, từ nơi này có thể nhìn ra chính nơi thắt nút hai dòng sông làm một. Đánh dấu khoảnh sông này là một cây chi cử già 400 năm tuổi đã che bóng cho khách lữ hành suốt nhiều thế kỷ qua; bạn có thể dễ dàng nhớ ra cái cây này vì nó là một nhân vật quen thuộc trong vô số quảng cáo và phim truyền hình Hàn. Trôi bình yên trên mặt sông là hai chiếc thuyền gõ buồm vàng; một cảnh tượng thường thấy của vùng sông nước này cách đây không lâu, tác phẩm tái tạo của nghệ nhân Kim Gwi-seong-người thừa kế cuối cùng còn lại của nghệ thuật đóng thuyền truyền thống. Thời điểm thích hợp để vãn cảnh là một giờ trước khi mặt trời mọc, đặc biệt là vào mùa hè và mùa thu, khi sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khiến dòng sông như “bốc hơi” mà thực chất là màn sương khói mờ ảo.

Nơi nước và hoa chung sống

Ngay đối diện Dumulmeori, trên phần “đất liền” là một khu vườn dễ chịu mang tên Semiwon bắt nguồn từ một câu nói dân gian: “Khi nhìn thấy nước, hãy rửa sạch trí óc, khi nhìn thấy hoa, hãy làm đẹp tâm hồn”. Khu vườn khiến người ta thư thái đầu óc, và gột rửa tâm can nhờ có rất nhiều cây sống dưới nước. Khu vườn nổi tiếng với những đầm sen đẹp nhất trong khoảng thời gian đầu tháng 6 đến đầu tháng 8. Vé vào cửa là 3.000 won.

Phòng trà

Dumulmeori là nơi mà du khách thưởng ngoạn cái đẹp tận mắt. Để được quan sát cả vùng rộng lớn xung quanh, hãy tới Sujongsa – một ngôi chùa nằm trên dốc núi Ungilsan-đỉnh núi nhìn xuống Yangsu-ri. Đi bộ từ chân núi lên chùa mất khoảng một giờ, may mắn thì có thể đi nhờ ôtô qua đường, nhưng phần thưởng đền bù không thể xứng đáng hơn cho công sức bỏ ra. Sujongsa tồn tại từ năm 1459 đến nay. Tương truyền Vua Sejo đang trên đường trở về từ núi Geumgangsan thì dừng lại nghỉ qua đêm ở Yangsu-ri. Trong lúc vãn cảnh, vua cho rằng có tiếng chuông vang lên từ núi Ungilsan. Vua bèn cử người đi thám thính; tốp lính tìm thấy một cái hang, trong đó có một ngôi chùa cổ, nước nhỏ ra từ các khe đá tạo ra tiếng nghe như tiếng chuông ngân. Vua ra lệnh xây ngay một ngôi chùa mới với tên gọi Sujongsa – có nghĩa là “Ngôi chùa chuông nước”.

Hướng dẫn đi lại

Du khách từ Seoul có thể đến Yangsu-ri dễ dàng nhờ đường tàu Jungang, xuống ga Yangsu. Thời gian di chuyển trong khoảng 45 phút – 1 tiếng tùy điểm xuất phát. Từ ga Yangsu, đi bộ 20 phút qua cầu rồi đi dọc bờ sông tới Dumulmeori. Nếu bạn muốn rẽ qua Sujongsa trước, hãy xuống ga Ungilsan thay vì ga Yangsu.

Lời khuyên: Chuyến tàu đầu tiên tới Yangsu-ri xuất phát từ ga Yongsan lúc 5h13 sáng, tùy vào thời điểm trong năm, do đó sẽ không đến kịp giờ ngắm mặt trời mọc. Bạn có thể lên chuyến cuối từ ga Yongsan đến Yangsu-ri vào 11h15 đêm hôm trước rồi thuê phòng trọ hoặc ngồi quán internet chờ đến giờ G.

Ngôi chùa không rộng, mặc dù cũng có vài gian chùa và tháp đá từ thời Joseon. Tuy vậy, điểm hấp dẫn du khách lại là cảnh đẹp và trà. Từ sân chùa, du khách có thể nhìn ra toàn cảnh Yangsu-ri, sông, hồ Paldang và các ngọn núi lân cận. Góc nhìn đẹp nhất là từ cửa sổ của Samjeongheon-một phòng trà nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà chùa, phục vụ trà miễn phí. Người yêu trà bấy lâu vẫn ngưỡng mộ trà xanh đun từ nước Yangsu-ri; học giả Joseon Jeong Yak-yong-người sinh ra và chết đi ở chân núi Ungilsan-là tín đồ mê muội của thứ nước này. Nhìn xuống cảnh vật trải ra từ cửa sổ của Samjeongheon, tách trà bỗng ngon hơn bội phần.

Do danh tiếng của núi Ungilsan mà Sujongsa cũng trở thành một địa điểm dừng chân đông đúc hơn những gì mà người ta mong đợi, và cũng vì thế mà cũng ồn ào vượt trên sức chịu đựng của các nhà sư. Khi tới tham quan, hãy nói nhỏ và giữ phép, còn khi uống trà, hãy thưởng trà với chính tinh thần thanh thản của trà.

Thứ để ăn

Nơi hai dòng sông hội tụ

Dumulmeori- nơi đẹp nhất của Yangsu-ri

Là một chốn trú chân không hề lạ lẫm của dân Seoul, Yangsu-ri sở hữu rất nhiều quán ăn, nhà hàng. Giwajip Sundubu (031-576-9009) là một căn hanok nằm phía Namyangju của sông, nổi tiếng với các món đậu nành, đặc biệt là đậu phụ. Một cái tên đáng chú ý khác là Jugyeojuneun Dongchimiguksu (“Mì Dongchimi có thể kết liễu bạn”) phục vụ mì nước kimchi (031-576-4070). Cà phê cũng nhiều không kém. Một quán khá hay là Godang (031-576-8090) – một căn hanok có cà phê tuyệt hảo nấu từ đậu rang hằng ngày.

XEM THÊM: TOP 5 Điểm du lịch cực đẹp và nổi tiếng ở tỉnh Gyeonggi có thể đi về trong ngày từ Seoul

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).