Từ ngày 14 đến ngày 18/8 Đức Giáo Hoàng Francis sẽ có chuyến thăm Hàn Quốc. Trong chuyến thăm này, Đức Giáo Hoàng sẽ có các hoạt động tại những vùng đất thánh ở Hàn Quốc và các hoạt động cầu nguyện cho nạn nhân của chìm phà Sewol. Đây là một sự kiện lớn chưa từng có ở Hàn Quốc, do đó, không chỉ những người theo đạo mới hào hứng, đa số người dân Hàn Quốc cũng rất tự hào về chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng.

Nhân sự kiện này, ngoài thông tin về lịch trình của Đức Giáo Hoàng trong những ngày ở Hàn Quốc, Thông tin Hàn Quốc cũng đăng thêm các thông tin về đời tư Đức Giáo Hoàng và một số thông tin tôn giáo để gửi đến bạn đọc.

[tabs style=”h1″ ]
[tab title=”Francis” icon=”brankic-icon-info2″ ]

1. Giáo hoàng Francis

Hôm 11/12/2013, tạp chí Time (Mỹ) đã xướng tên người đứng đầu trong cuộc bình chọn “Nhân vật của năm 2013” – Giáo hoàng Francis.

Tiêu chí đầu tiên để các biên tập viên của tạp chí danh tiếng Time bình chọn Giáo hoàng Francis là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong năm 2013 chính là việc chỉ trong một thời gian ngắn ngủi (9 tháng) nhậm chức, ông đã trở thành tiếng nói mới của lương tri.

Chỉ trong vòng vài tháng, ông đã trở thành trung tâm trong tất cả những cuộc nói chuyện quan trọng bật nhất trên thế giới về thịnh vượng và nghèo đói, sự minh bạch, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, vai trò của nữ giới, bản chất của hôn nhân và sự cám dỗ của quyền lực.

“Hiếm có một nhân vật mới xuất hiện trên trường quốc tế lại giành được nhiều sự chú ý nhanh đến vậy từ giới trẻ đến người già, các tín đồ và không phải tín đồ như Giáo hoàng Francis”, tổng biên tập tạp chí Time – Nancy Gibbs cho biết.

Giáo hoàng Francis (76 tuổi) tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh ra tại thủ đô Buenos Aires, Argentina. Ông nhậm chức Tổng giám mục của Argentina vào năm 1998 và trở thành Hồng y giáo chủ vào năm 2001. Tháng 3/2013, ông được tòa thánh Vatican chọn làm Giáo hoàng, thay cho Giáo hoàng Benedict XVI (86 tuổi) – người tuyên bố từ chức ngày 11/2 vì tuổi cao sức yếu.

Trước khi trở thành người lãnh đạo của 1,2 tỷ con chiên theo đạo Thiên Chúa, Giáo hoàng Francis nổi tiếng vì đức tính khiêm nhường và quan tâm tới những người nghèo khổ.

“Là Giáo hoàng, ông đã bất ngờ nắm quyền tại Vatican và trở thành nhà lãnh đạo đưa một “đế chế” rộng lớn – với số con chiên bằng dân số Trung Quốc – vào trật tự. Trước đó, “đế chế” đó đang tụt dốc, quan liêu, nhiều bê bối, quá mâu thuẫn đối với những ai muốn nghiên cứu, quá bí ẩn đổi với những ai chưa từng biết về Thiên Chúa giáo đến nỗi khoảng cách giữa Giáo hoàng và những tầng lớp nghèo khổ của thế giới tưởng chừng như không thể san lấp”, tạp chí Time bình luận.

Trong bản công bố kết quả, tạp chí Time nhận xét: “Điều khiến Giáo hoàng trở thành người quan trọng chính là tốc độ mà ông bắt nhịp với suy nghĩ của hàng triệu người, những người từng từ bỏ hoàn toàn niềm hy vọng vào nhà thờ”.

“Chỉ trong vòng vài tháng, Giáo hoàng Francis đã nâng tầm sứ mệnh hàn gắn của nhà thờ khi phục vụ và lắng nghe nỗi đau của những con người cơ cực trên thế giới. Điều đó vượt trên cả công việc bảo vệ học thuyết, từng quá quan trọng với những người tiền nhiệm của ngài. John Paul IIBenedict XVI đều là giáo sư về thần học. Khi ông hôn những người bệnh thiệt thòi về ngoại hình hay rửa chân cho một phụ nữ Hồi giáo, hình ảnh đó đã vượt ra khỏi ranh giới của Nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Francis từng là một quản gia, nhân viên bảo vệ hộp đêm, một kỹ thuật viên hóa học và giáo viên văn học”, tạp chí Time viết.

Những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis:

– Giáo hoàng Francis xuất thân trong một gia đình trung lưu có 5 người con và cha ông – Mario Jorge là công nhân đường sắt gốc Italia.

– Giáo hoàng Francis thường di chuyển bằng xe bus và tự nấu ăn.

– Ngoài khả năng nói tiếng Tây Ban Nha, ông còn thành thạo tiếng Ý và Đức.

– Francis từng nhận được số phiếu ủng hộ nhiều thứ hai sau Joseph Ratzinger vào năm 2005 trong một mật nghị bầu Giáo hoàng.

– Ông Bergoglio chưa từng sống khu nhà thờ trang hoàng xa hoa lộng lẫy tại Buenos Aires trong suốt thời gian nắm chức vụ Tổng giám mục. Thay vào đó, ông thích cuộc sống giản dị trong một căn phòng nhỏ tại trung tâm thành phố với chiếc bếp sưởi nhỏ dùng để sưởi ấm.

– Khi được bầu làm Giáo hoàng, Francis đã không đi chiếc giày màu đỏ được thiết kế riêng cho mình mà ông đã chọn chiếc giày màu đen phù hợp với đôi chân.

– Giáo hoàng Francis có lượng người theo dõi trên Twitter khổng lồ là 3.348.650 người.

– Ông đã tổ chức Thánh lễ rửa chân đầu tiên cho các phạm nhân trẻ trong một nhà tù tại Rome.

– Theo thông báo từ Vatican, khi còn trẻ, Giáo hoàng Francis đã phải cắt bỏ một lá phổi do bị nhiễm trùng.

– Francis là Giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ thời Gregory III – người sinh ra tại vùng đất là Syria ngày nay và được bầu làm Giáo hoàng năm 731.

Ảnh đẹp về Đức Giáo Hoàng:

Giáo Hoàng Francis thăm Hàn Quốc 14~18/8
Giáo Hoàng Francis thăm Hàn Quốc 14~18/8
Đức Giáo Hoàng Francis và sứ giả hòa bình.
Đức Giáo Hoàng Francis và Nữ hoàng Anh Elizabeth
Đức Giáo Hoàng Francis và Nữ hoàng Anh Elizabeth
Giáo Hoàng Francis thăm Hàn Quốc 14~18/8
Đức Giáo Hoàng Francis hôn chân một người tàn tật để cầu phúc.
Giáo Hoàng Francis thăm Hàn Quốc 14~18/8
Đức Giáo Hoàng Francis hôn lên khuôn mặt của người tàn tật để chúc phúc.
[/tab]
[tab title=”Công giáo” icon=”momizat-icon-search” ]

2. Kiến thức cơ bản Công giáo:

Về tên gọi

– 기독교: 基督敎, Christianity – Cơ Đốc giáo

– 천주교: 天主敎, Catholic – Thiên Chúa giáo.

Các tên gọi khác của đạo Thiên Chúa giáo: Công giáo, Kitô giáo, Đạo Gia Tô.

Công Giáo có nghĩa là chung, phổ quát, công cộng đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Trong tiếng Anh, Đạo Công Giáo có tên là Catholicism (가톨릭교, 천주교) . Người Công Giáo được gọi là Catholic. Tin Lành trong tiếng Anh là Protestant (신교도, 프로테스탄트). Tin Lành có nhiều nhánh mà các bạn hay nghe như: Baptist, Methodist, Lutheran…

Vốn dĩ Christianity là bao gồm tất cả các đạo về Chúa Giêsu (Công Giáo, Tin Lành, v.v..).

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc người ta hiểu  개신교 (Đạo Tin Lành, Protestantism) chính là Christianity.

Sự khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo:

* Thẩm quyền về kinh thánh:

Đạo Tin LànhĐạo Công Giáo điều cùng một gốc mà ra. Cả hai cùng có một niềm tin nơi Đức Chúa Trời căn cứ trên Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng sự khác biệt chính giữa hai giáo hội này là vị trí và thẩm quyền mỗi bên dành cho Kinh Thánh. Mặc dầu người Công Giáo tin rằng Thánh Kinh được Đức Chúa Trời soi dẫn, họ cũng tin rằng truyền thống của Giáo Hội trải qua dòng lịch sử do các Giáo Hoàng và Giáo hội nghị lập thành có giá trị quyết định trong các vấn đề niềm tin và giáo lý. Vì đó, theo năm tháng, Giáo Hội Công Giáo La mã đã thêm những giáo lý không có trong Kinh Thánh.

Người Tin Lành tin tưởng Kinh Thánh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Kinh Thánh chỉ dẫn không thêm, không bớt. Ngày nay người Công Giáo gọi Tin Lành là Anh Em Ly Khai.

* Đấng thờ:

Đó là Công Giáo tin Mẹ Maria Đồng Trinh vì Mẹ có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần (chứ ko do quan hệ nam nữ), còn Tin Lành vẫn thờ kính Mẹ Maria nhưng ko tin Mẹ Đồng Trinh với lý do đã sinh con thì ko còn đồng trinh nữa. Theo Công giáo, Maria hay Đức Mẹ đồng trinh, thân mẫu của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh. Đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.

* Tên gọi những người truyền đạo:

Giáo Hội Công Giáo gọi Đức Giáo HoàngĐức Thánh Cha, các Linh Mục là Cha. Trong khi đó Tin Lành gọi các vị giảng đạo của họ là Mục Sư.

Các Linh mục không được lấy vợ, đẻ con còn các mục sư vẫn lấy vợ và sinh con bình thường. Trong Giáo hội Công giáo, đời sống độc thân được thể hiện nơi hai bậc sống: bậc sống các tu sĩ và bậc sống các linh mục. Trong các thế kỷ đầu các linh mục có thể lập gia đình. Cộng đồng địa phương ở Elvira, Tây ban Nha (khoảng năm 306) khuyến cáo hàng giáo sĩ sống độc thân, nhưng mãi tới năm 1123 công đồng chung La-tê-ra-nô I mới thiết lập như một điều kiện để tiến tới chức linh mục. Tuy nhiên không ai bị bắt buộc chọn cuộc đời linh mục cả. Nhưng khi đã chọn bậc sống ấy, thì người ta phải tuân theo những quy định của Giáo hội.[/tab]
[tab title=”Lịch trình” icon=”brankic-icon-calendar2″ ]

3. Lịch trình của Giáo hoàng

Dưới đây là bảng lịch trình hoạt động chi tiết của Đức Giáo Hoàng Francis ở Hàn Quốc. Chi tiết bằng tiếng Hàn có thể xem tại đây.

NgàyNội dungĐịa điểm
14 tháng 810h 30 sángĐến sân bay Incheon
Tham gia buổi tiệc mừng và gặp gỡ với tổng thống tổng thống Park Geun Hye청와대
Phủ Tổng thống
Gặp gỡ với các quan chức cấp cao của Hàn Quốc.청와대
17:30 – Gặp gỡ với đại diện của Hiệp hội Thiên Chúa giáo Hàn Quốc서울 중곡동 한국천주교중앙협의회
15 tháng 810:30 – Chủ trì lễ “Thánh mẫu thăng thiên” (Assumption of the Virgin Mary) (Lễ đưa Đức Mẹ Maria lên trời)대전월드컵경기장 (세월호 희생자 가족 참석)
Sân vận động WorldCup Daejeon
(Có sự tham gia của gia đình các nạn nhân chìm phà Sewol)
13:30 – Dùng bữa trưa với đại biểu Đại hội thanh niên Châu Á tổ chức tại Daejeon.

 

*Chủ đề: “Hãy thức tỉnh và tỏa sáng!” (I-sai-a 60:1).

Trường đại học Catholic Daejeon/td>
17:15 – Đến thăm đất thánh SolmoiĐịa chỉ: 충남 당진 솔뫼성지
16 tháng 808:55- Đến thăm đất thánh Seosomun

 

서소문 순교성지 (Seosomun Martyrs’ Shrine, 殉敎聖地])

서울 서소문 순교성지

 

Địa chỉ: 서울특별시 중구 청파로 447-1 (중림동)

10:00- Làm lễ phong thánh cho

 

–  Paolo Yoon Ji Chung (1759-1791), một trong những người theo đạo Công giáo đầu tiên tại Hàn Quốc và 123 người tử vì đạo khác trong thời gian từ năm 1791 đến năm 1888 ở Hàn Quốc.

서울 광화문

 

Quảng trường Gwanghwamun

17:15 – Thăm Trung tâm chăm sóc người tàn tật충북음성 꽃동네 희망의집

 

“Ngôi nhà hy vọng” tỉnh Chungbuk

17 tháng 811:10 – Gặp gỡ các đại biểu của Thiên Chúa giáo Châu Á충남서산해미순교성지

 

Đất thánh Haemi Seosan, tỉnh Chungnam

Làm lễ cầu phước trong lễ bế mạc Đại hội thanh niên châu Á lần thứ 6충남 서산 해미읍성

 

Làng Haemi Seosan, tỉnh Chungnam

18 tháng 8
09:45 – Cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất trên bán đảo Hàn Quốc명동성당
13:00 – Lên đường về Roma서울공항
Giáo Hoàng Francis thăm Hàn Quốc 14~18/8
Đồ họa lịch trình hoạt động của Đức Giáo Hoàng Francis ở Hàn Quốc.


[/tab]
[/tabs]

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).