I. Những loại hình tội phạm dễ mắc phải nếu không biết

1/ Nghiêm khắc xử phạt các tội liên quan tới “hành vi bạo lực” như hành hung, gây thương tích, đe dọa, xâm nhập vào nhà riêng, phá hỏng tài sản, giam giữ người trái phép, cưỡng ép, đe dọa tống tiền.

– Trường hợp phạm tội như thói quen, hành dung tập thể hơn 2 người, hành hung có tổ chức hoặc vũ lực hoặc hành hung mang theo dụng cụ nguy hiểm khác như hung khí.
– Trường hợp gia nhập, thành lập nhóm hay tổ chức với mục đích phạm tội như thực hiện hành vi hành hung.

2/ Không được tự ý sở hữu hoặc mang theo hung khí có thể gây sát thương hoặc ảnh hưởng tới sinh mạng của con người như dao, mã tấu, dao gắm, dao bấm

– Điều khoản xử phạt: Khoản 2 Điều 3 Luật xử phạt các tội nhẹ (phạt tiền dưới 100.000 won, phạt tù hoặc phạt tiền). Điều 12 Luật truy quét khi sở hữu súng ống, dao kiếm, thuốc nổ (phạt tù dưới 5 năm hoặc phạt dưới 10 triệu won).

3/ Cờ bạc, tổ chức sòng bạc

screen-shot-2016-11-14-at-4-03-29-pm

– Không được chơi cờ bạc ăn tiền như bài cờ vây (Trung Quốc), hayirowoo (Thái Lan), xóc đĩa (Việt Nam), tú lơ khơ, tam cúc kiểu Hàn Quốc.
– Trường hợp tổ chức sòng bạc cũng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo điều luật xử phạt hành vi cơ bạc.

4/ Lừa tiền qua điện thoại

– Gửi tin nhắn trên điện thoại với nội dung “tặng thẻ mua hàng miễn phí” có gắn đường link –> khi click vào đường link này thì virus sẽ cài đặt vào máy —> người sử dụng sẽ bị rút tiền khỏi tài khoản hoặc bị rò rỉ thông tin cá nhân, thông tin tín dụng mà không hề hay biết.

– Trường hợp nhận tin nhắn có gắn đường link thì dù là tin nhắn của người quen biết cũng nên gọi điện kiểm tra trước khi click; không nên tự ý cài đặt những ứng dụng chưa được xác nhận trên điện thoại để đề phòng trường hợp bị lừa đảo tín dụng.

※ 스마트폰 보안설정 강화방법 : 환경설정>보안>디바이스관리>‘알 수 없는 출처’에 ∨체크
Phương pháp thiết lập phần mềm bảo an trên điện thoại: Thiết lập môi trường > Bảo an > Quản lí thiết bị > Đánh dấu vào “Xuất xứ không rõ ràng”

5/ Trường hợp tự ý lấy đồ vật tưởng như vô chủ, ví dụ như chiếc xe đạp dựng ngoài đường cũng sẽ bị phạt tội ăn trộm hoặc tội Chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác.

6/ Hành vi chuyển tiền ra nước ngoài theo giao dịch cá nhân, không thông qua ngân hàng chuyển tiền nước ngoài cũng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

7/ Người nước ngoài trên 17 tuổi phải luôn mang theo hộ chiếu hoặc thẻ đăng kí người nước ngoài; nếu không sẽ bị phạt tối đa 1 triệu won.

Trường hợp sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc che giấu danh tính sẽ bị quy vào tội chống đối người thi hành công vụ.

※ 경찰청과 법무부(출입국관리정책본부)는 2014년부터 외국인의 인적사항에 관한 정보를 공동으로 활용하고 있습니다.
Sở cảnh sát và Bộ tư pháp (Cơ quan chính sách quản lí xuất nhập cảnh) cùng sử dụng quản lí hệ thống thông tin liên quan tới danh tính cá nhân của người nước ngoài từ năm 2014.

8/ Các trường hợp bị xử phạt nặng khi lái xe ôtô

– Trường hợp điều khiển xe máy hoặc xe ôtô nhưng không có bằng lái hoặc đang trong tình trạng say rượu.
– Trường hợp điều khiển xe ôtô không được chuyển nhượng sở hữu hợp pháp (xe sở hữu bất hợp pháp)

9/ Khi vi phạm các quy tắc, luật lệ chung cũng sẽ bị phạt tiền.

– Không được vứt rác (đầu lọc thuốc lá, bã kẹo cao su, các loại rác khác) tùy tiện, không đúng nơi quy định.
– Không được nhổ nước bọt tai nơi công cộng hoặc hút thuốc tại nơi có biển báo cấm hút thuốc
– Người điều khiển xe ôtô và người ngồi sau đều phải đội mũ bảo hiểm, khi đi bộ qua đường phải sử dụng cầu vượt hoặc vạch sơn dành cho người qua đường.

II. Quy định phòng chống tội phạm trong đời sống

1/ Bạo lực gia đình

– Khi xảy ra bạo lực gia đình, không nên giấu vì cảm thấy xấu hổ mà phải báo cho cảnh sát hoặc người thân, hàng xóm, bạn bè để được nhận giúp đỡ.
※ 사진․진단서 등 폭력에 대한 증거를 확보하고, 여성단체․쉼터 등 가정폭력 전문상담기관에 상담(여성긴급전화 1366 / 다누리콜센터 1577-1366)
Thu thập bằng chứng về việc bị bạo hành như chụp ảnh, giấy khám bệnh; nhờ sự trợ giúp của các cơ quan tư vấn chuyên môn về bạo lực gia đình như đoàn thể phụ nữ, Trung tâm cứu trợ đa văn hóa (Tổng đài cứu trợ phụ nữ khẩn cấp: 1366; Tổng đài Trung tâm Đa văn hóa: 1577 – 1366)

– Khi cảm thấy có dấu hiệu bị bạo lực gia đình phải kịp thời tạm lánh đi để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và con cái.

2/ Trẻ em bị mất tích, bắt cọc, lạm dụng

– Dạy cho trẻ khi gặp người lạ nhưng lại giả bộ thân thiết hoặc cưỡng chế trẻ phải đi theo thì cần hét to để báo hiệu và nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
– Dạy trẻ nhớ tên, tuổi của mình; số điện thoại, địa chỉ gia đình; tên bố mẹ. Khi trẻ ra ngoài, ghi nhớ hành trình của trẻ, người đi cùng trẻ, trang phục mà trẻ mặc khi ra ngoài.
– Khi trẻ ra ngoài, hãy đeo các vật dụng phòng chống lạc trẻ em (vòng cổ, vòng tay có số điện thoại, bảng tên) ở bên ngoài trang phục trẻ để phát hiện được dễ dàng nhất.
– Trường hợp lạm dụng trẻ em như hành hạ thể chất, tinh thần, tâm lí hay bỏ mặc trẻ cũng sẽ bị xử phạt nặng.

3/ Bạo lực học đường

Bạo lực học đường là các hành vi làm tổn hại tới thân thể, tinh thần hay tài sản, thông qua các hành động như đánh đập, đe dọa, đùa cợt giữa các học sinh ở trong và ngoài trường học.
– Dạy cho trẻ không đi một mình vào những ngõ vắng, không có người qua lại; khi bị lấy đồ quý thì phải có biện pháp đối phó tích cực như khai báo lên đồn cảnh sát.
– Khi trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường, cần điều tra thông tin cá nhân của người gây hại, thời gian, phương thức; các học sinh khác chứng kiến xung quanh

4/ Tội phạm tình dục (cưỡng chế, quấy rối tình dục, bạo lực tình dục, mua bán dâm)

– Khi có nguy cơ bị xâm hại, phải cương quyết và nhanh chóng chối từ hoặc phản ứng bằng cách hét to, cắn, đánh khiến tội phạm hoảng sợ.
– Tại nơi làm việc phải thể hiện rõ thái độ thích và không thích, phân biệt rõ công tư và không hùa theo những câu chuyện thô tục.
– Trong cuộc sống hàng ngày, không lảng tránh khi trẻ tò mò về giới tính, có biện pháp giải thích cho trẻ đúng đắn; dạy trẻ thói quen yêu cầu hỗ trợ khi gặp khó khăn
– Trường hợp bị xâm hại không nên tắm rửa mà để nguyên và đến trung tâm hỗ trợ ONE-STOP hay đồn cảnh sát để khai báo.
– Trường hợp bị bầm dập hay có vết thương thì phải chụp ảnh; bảo quản quần áo lót trong túi giấy không có lớp nhựa láng bọc.
– Giữ nguyên hiện trường để tạo điều kiện cho công tác thu thập chứng cớ.

Mua bán dâm là hành vi mua bán dâm hoặc hành vi tình dục tương tự với đối tượng không xác định và trao nhận giá cả như tiền bạc, vật chất khác. Các đối tượng mua bán hay môi giới, cung cấp địa điểm mua bán dâm có liên quan đều bị xử phạt nghiêm khắc.
Những nạn nhân bị bắt buộc bán dâm, bị lừa gạt để môi giới bán dâm không bị xử phạt.

III. Hướng dẫn khai báo tội phạm

‣Hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân bạo lực học đường, gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục

– Hỗ trợ tổng hợp bằng chương trình “Tư vấn,y tế, điều tra, hỗ trợ luật pháp, bảo trợ liên thông” dành cho các nạn nhân của bạo lực học đường, bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục.

screen-shot-2016-11-14-at-4-02-13-pm

– Hướng dẫn sử dụng và tư vấn cho nạn nhân:

∘(국번없이)117 또는 www.safe182.go.kr
Tổng đài 117 (không bấm mã vùng) hoặc trang web www.safe182.go.kr

∘휴대폰 문자신고(#0117), 모바일 웹/앱 신고(m.safe.go.kr)
Khai báo bằng tin nhắn (#0117), khai báo bằng ứng dụng, phiên bản web cho điện thoại (m.safe.go.kr)

‣실종아동찾기 신고센터(24시간 신고접수 및 처리) : 182
Trung tâm khai báo tìm trẻ lạc (Tiếp nhận và xử lý 24 giờ): 182

‣아동학대 신고전화(24시간 신고접수 및 처리) : 129 / 1577-1391
Tổng đài khai báo ngược đãi trẻ em (tiếp nhận và xử lý 24 giờ) :129 / 1577-1391

‣다누리 콜센터(구, 이주여성긴급지원센터) : 1577-1366
Tổng đài Danuri (trung tâm hỗ trợ phụ nữ di trú khẩn cấp, văn phòng quận) : 1577-1366

‣한국가정법률상담소 : 1644-7077 또는 www.lawhome.or.kr
Tổng đài tư vấn luật pháp gia đình Hàn Quốc: 1644-7077 hoặc www.lawhome.or.kr

IV. Đề phòng lừa đảo (buôn bán đa cấp bất hợp pháp, lừa đảo tín dụng qua điện thoại (Voice Fishing), lừa đảo qua Internet)

Bán hàng đa cấp là không thông qua quá trình lưu thông bán sỉ, bán lẻ thông thường; người tiêu thụ trực tiếp trở thành nhân viên bán hàng. Khi được rủ trở thành hội viên hay nhân viên bán hàng của các đơn vị bán hàng đa cấp thì phải từ chối dứt khoát.

– Các đơn vị bán hàng đa cấp này thường chiêu mộ hội viên, nhà đầu tư bằng cách dùng “mồi nhử” là lợi nhuận lớn thu được trong thời gian ngắn sau đó cưỡng ép hội viên phải mua hàng, tích trữ, vay tiền phục vụ công việc.
– Giả vờ tuyển việc làm thêm, làm việc phụ tại nhà hay công việc thông thường nhưng thực tế là bắt người đăng kí phải mua hàng của công ty.
– Quảng cáo lừa đảo, thổi phồng về chất lượng sản phẩm để bán đắt.

*** Một số ví dụ về lừa đảo tín dụng qua điện thoại:

screen-shot-2016-11-14-at-3-56-07-pm

‣ Tạo dựng tình huống con em nạn nhân không thể nhận điện thoại và đang bị bắt cóc, đòi tiền chuộc
‣ Giả danh Cơ quan quản lý tiền lương hưu, Cơ quan bảo hiểm sức khỏe nhân dân để yêu cầu nộp thuế
‣ Giả danh ngân hàng, công ty thẻ, công ty thông tin để đòi phí thanh toán thẻ, phí sử dụng dịch vụ chưa thanh toán
‣ Giả danh cơ quan điều tra như cảnh sát, kiểm sát để yêu cầu khai thông tin cá nhân, thông tin giao dịch tín dụng.
‣ Giả danh bạn bè, người thân để yêu cầu gửi tiền vào số tài khoản lạ, không phải là tài khoản thường dùng

Phương pháp kiểm tra thông tin công ty hợp pháp có đăng ký

‣공정거래위원회(www.ftc.go.kr) /
‣직접판매공제조합(www.macco.or.kr, 02-566-1202)
‣한국특수판매공제조합(www.kossa.or.kr, 02-2058-0831)

Ủy ban giao dịch công chính (www.ftc.go.kr) /
Liên đoàn hỗ trợ bán hàng trực tiếp (www.macco.or.kr, 02-566-1202/ Liên đoàn hỗ trợ bán hàng đặc biệt Hàn Quốc (www.kossa.or.kr, 02-2058-0831)

‣ 사이버안전국(cyberbureau.police.go.kr) : 인터넷 사기 의심자 정보조회 및 피해 신고
Cơ quan an toàn mạng (cyberbureau.police.go.kr) : Kiểm tra lừa đảo qua Internet và khai báo thiệt hại

– Trường hợp có cá nhân hoặc tổ chức gọi điện đến, mạo danh cơ quan công vụ, tổ chức tín dụng và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số tài khoản, số thẻ ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc yêu cầu chuyển tiền thì kiên quyết từ chối.
– Hạn chế mua bán trực tiếp giữa các cá nhân qua mạng internet, kiểm tra kĩ thông tin đơn vị kinh doanh bán hàng trên mạng.

V. Đề phòng Trộm cắp (lấy đồ trong nhà không người, cướp giật)

* Trường hợp công tác hay đi nghỉ lâu ngày

screen-shot-2016-11-14-at-3-54-51-pm

– Xử lý trước không để các đồ vật nhận giao hàng ngày như báo, sữa không dồn đống trước cửa nhà, khóa cửa thông hay nhận sữa.
– Gửi tài sản có giá trị như tiền mặt, trang sức đá quý vào ngân hàng; nếu cất giữ tại nhà thì phải phân tán và bảo quản tại nhiều địa điểm hợp lý.

* Trường hợp cướp giật nơi công cộng thường lợi dụng sự mất tập trung của nạn nhân ở những nơi công cộng như bến tàu, xe, chợ để cướp đồ cầm trên tay nên càng cần phải cảnh giác khi ở nơi công cộng.

– Khi cầm hoặc đeo túi thì không hướng túi ra ngoài mặt đường mà hướng vào phía bên trong tường của đường đi bộ, đeo chéo túi và điều chỉnh dây túi không quá dài.
– Khi rút tiền giá trị lớn ở ngân hàng có thể yêu cầu cảnh sát giúp đỡ.

VI. Phương pháp khai báo tội phạm

– Trường hợp là nạn nhân hoặc chứng kiến hành vi tội phạm thì gọi điện cho tổng đài 112 để được nhận giúp đỡ nhanh nhất của cảnh sát.
– Bình tĩnh khai báo về thời gian, địa điểm, phương thức bị hại; hình dạng, đặc điểm, vật dụng mang theo người, số thành viên tội phạm; phương pháp và phương tiện tội phạm chạy trốn.
– Khi gọi điện thoại khai báo khẩn cấp có thể sử dụng bốt điện thoại công cộng mà không cần dùng tiền xu (nhấn nút gọi khẩn cấp màu đỏ + 112). Có thể sử dụng phương pháp này để yêu cầu hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp khác.
– Giữ nguyên hiện trường tội phạm cho đến khi cảnh sát có mặt và hợp tác với cảnh sát để thu thập tang chứng.

Người cư trú bất hợp pháp nếu là nạn nhân của các tội phạm xác định như giết người, hiếp dâm, trấn lột, hành hung, xâm hại sẽ được áp dụng chế độ miễn thông báo tới Cục quản lí xuất nhập cảnh nhằm bảo vệ và tránh vi phạm nhân quyền của người bị hại.

Nếu bạn là nạn nhân tội phạm nhưng không giáo khai báo vì sợ tiết lộ danh tính, bị cưỡng chế xuất cảnh thì đừng do dự, hãy yêu cầu sự giúp đỡ của cảnh sát.

Tội danh được áp dụng: tội danh liên quan tới các Luật đặc biệt về giết người, cướp của, hiếp dâm, sát thương, bạo hành, ngột sát, bỏ mặc, trấn lột, lừa đảo, đe dọa, bạo hành, bắt và giữ người vô cớ, uy hiếp, lôi kéo dụ dỗ, cản trở thực hiện quyền lợi, xâm hại tình dục, hành vi bạo lực; Luật đặc biệt về bạo hành tình dục và Luật đặc biệt về xử lí tai nạn giao thông.

*** SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN TẠI HÀN QUỐC

▸ 범죄신고 112
Khai báo tội phạm: 112

▸학교․여성폭력 피해자 긴급지원센터 117
Trung tâm hỗ trợ khẩn cấp nạn nhân của bạo lực học đường, phụ nữ bị bạo hành: 117

▸학교폭력 긴급 신고전화 1588-7179
Tổng đài khai báo bạo lực học đường khẩn cấp: 1588-7179

▸사이버테러․개인정보침해신고 118
Tổng đài khai báo bị khủng bố, xâm phạm thông tin cá nhân qua mạng: 118

▸미아․가출인 신고 182
Tổng đài khai báo trẻ mất tích, bỏ nhà: 182

▸여성긴급전화 1366 / 청소년 상담 1388
Tổng đài hỗ trợ phụ nữ khẩn cấp: 1366/ Tư vấn thanh thiếu niên: 1388

▸다누리 콜센터 1577-1366
Trung tâm Đa văn hóa Danuri :1577-1366

‣화재․응급환자․긴급구조 신고 119
Tổng đài khai báo hỏa hoạn, bệnh nhân cần ứng cứu khẩn cấp, cứu trợ khẩn cấp: 119

▸정부민원안내 콜센터 110
Tổng đài hướng dẫn nhân dân của chính phủ: 110

▸외국인 관광안내 1330
Hướng dẫn du lịch dành cho người nước ngoài: 1330

▸인권침해 진정․상담 1331
Tư vấn xâm phạm nhân quyền: 1331

▸외국인노동센터 1644-1199
Trung tâm người lao động nước ngoài: 1644-1199

▸대한법률구조상담 132
Tư vấn hỗ trợ pháp luật Dahan: 132

▸청소년 상담 전화 1388
Tổng đài tư vấn thanh thiếu niên: 1388

‣ 도로교통공단 콜센터 : 1577-1120 (http://dl.korea.or.kr)
Tổng đài Cơ quan giao thông đường bộ Hàn Quốc: 1577-1120 (http://dl.korea.or.kr)

‣ 학과시험 : 10개 언어로 응시 가능
Thi viết: Hỗ trợ 10 thứ tiếng

※ 영어, 중국어, 일어, 베트남어, 타이어, 몽골어, 인니어, 러시아어, 크메르어, 따갈로그어
Tiếng Anh, Tiếng Trung,Tiếng Nhật, Tiếng Việt, Tiếng Thái Lan, Tiếng Mông Cổ, tiếng Indonesian, tiếng Nga, tiếng Khmer, tiếng Tagalog

‣ 한국어가 익숙하지 않은 외국인을 위해 범죄(피해) 신고 및 민원 상담시 통역 서비스를 지원하고 있습니다.
Dịch vụ thông dịch khi khai báo tội phạm (người bị hại) và khiếu nại dành cho người nước ngoài chưa thông thạo tiếng Hàn

외국인 112신고 시, 통역서비스를 활용한 3자통화(경찰관-통역-민원인) 방식으로 범죄(피해) 및 민원을 접수하고 있습니다.
Khi người nước ngoài gọi điện cho tổng đài 112 sẽ được tiếp nhận thông tin khai báo sử dụng dịch vụ thông dịch tay ba (cảnh sát – thông dịch viên – người khai báo).

‣ 관광통역안내(1330) : 한국어, 영어, 일본어, 중국어 등 4개 언어
Trung tâm thông dịch du lịch: 4 thứ tiếng là tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung

‣ 다누리 콜센터(1577-1366) : 베트남어․몽골어․크메르어 등 13개 언어
Trung tâm Đa văn hóa Danuri ((1577-1366) : 13 thứ tiếng, có bao gồm tiếng Việt, tiếng Mông Cổ, tiếng Khmer

‣ 외국인종합안내(1365, 1661-2025) : 타이어․인니어․우루두어 등 20개 언어
Trung tâm hướng dẫn tổng hợp dành cho người nước ngoài (1365, 1661-2025) : 20 thứ tiếng, bao gồm tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Urdu

‣ BBB코리아(1588-5644) : 터키어․폴란드어․힌디어․말레이어 등 19개 언어
Tổng đài BBB Korea (1588-5644): 19 thứ tiếng có bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Ba Lan, Tiếng Hindi, tiếng Malay

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).