1. Kiến thức cơ bản về ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trình tự ly hôn tại Hàn Quốc

– Nộp đơn ly hôn lên tòa án

– Tòa tiếp nhận đơn ly hôn sẽ liên lạc thông báo cho bị cáo ( chồng )

– Nếu không liên lạc với bị cáo sẽ yêu cầu nguyên đơn bổ sung thêm giấy tờ liên quan địa chỉ chỗ ở hiện tại của bị đơn hoặc người thân trong gia đình bị cáo

– Gửi thư mời triệu tập cả nguyên đơn và bị đơn ( không cần có mặt trực tiếp nếu ủy quyền cho luật sư đại diện)

– Trường hợp cả 2 bên thuận tình ly hôn chỉ cần ký giấy trên tòa , nếu có tranh chấp thì tòa sẽ yêu cầu nộp thêm chứng cứ liên quan hay mời người làm chứng ra đối chất.

– Trường hợp có con và giành quyền nuôi dưỡngthì sẽ phải theo một quy trình hòa giải trên tòa trước như có mặt theo lịch điều tra cả nguyên và bị cáo hay gặp con theo lịch trên tòa án đưa ratùy theo lịch từng tòa án 1 tháng/ 1 lần , kéo dài từ 3- 6 lần . Sau khi kết thúc tiến trình này, nhân viên hòa giải sẽ nộp báo cáo trình lên tòa để ra phán quyết .

-Tòa yêu cầu cả hai bên có mặt sau khi đã kết thúc quá trình điều tra, thu thập chứng cứ khi không còn gì bổ sung thêm. Nếu cả hai bên vẫn không thống nhất về quyết định ly hôn, quyền thăm, nuôi chi phí cấp dưỡng tiền bồi thườngtòa sẽ đưa ra quyết định tạm thời.

– Sau khi nhận quyết định tạm thời bằng đường bưu điện trong vòng 14 ngày nếu 2 bên không có gì phản đối thì quyết định đó sẽ xem như bản tuyên án ly hôn.

– Trường hợp một trong hai bên không đồng ý với quyết định của tòa án, sẽ xin phúc thẩm và tiếp tục ra tòa để tranh cãi.

– Sau 14 ngày khi quyết định cuối cùng của tòa án ra, tiến hành xin cấp giấy xác nhận bản án

– Đăng ký ly hôn tại thị chính phường xã nộp kèm với bản án ly hôn gốc của tòa án và giấy xác nhận bản án * trường hợp thuận tình ly hôn chỉ cần nộp bản gốc quyết định ly hôn là được

– Sau 7 ngày kể từ ngày đăng ký , rút giấy quan hệ hôn nhân nếu đã có nội dung ly hôn xác nhận là xem như kết thúc quan hệ hôn nhân của hai người tại Hàn Quốc.

* Trường hợp sau khi bản án cuối cùng tòa quyết định vẫn không đúng như nguyện vọng phải làm đơn kháng cáo và tiếp tục có mặt tranh cãi trên tòa .

3. Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thông thường ở Hàn Quốc khi li hôn thì quyền nuôi con thuộc về người cha. Vì hầu hết phụ nữ đều ở nhà nội trợ, không trực tiếp kiếm ra tiền nên ít có khả năng chăm nuôi con một mình. Rồi vấn đề phân biệt bên nội bên ngoại vẫn còn khá nặng nề, vẫn còn đâu đó tư tưởng trọng họ nội, con cái sẽ theo bố.

Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa nam giới Hàn Quốc và phụ nữ ngoại quốc thì khả năng người mẹ được nuôi con lại càng hạn chế. Lí do đưa ra có vẻ rất hợp lý rằng người vọ không đủ điều kiện kinh tế cũng như khả năng tiếp xúc xã hội để đảm bảo việc nuôi dạy con trẻ. Cũng có một số trường hợp người mẹ từ chối nuôi con nhưng đa phần đều thể hiện quyết tâm không muốn xa con. Chả thế mà có rất nhiều trường hợp các cô dâu ngoại quốc đã bế con bỏ trốn về nước.

Tuy nhiên vẫn có không ít các trường hợp người mẹ vẫn được nuôi con sau khi li hôn. Thuận lợi nhất vẫn là được sự đồng ý của người chồng. Nếu không, người chồng phải là người không đủ điều kiện nuôi con. Tức là người chồng có thể sẽ rơi vào một trong các trường hợp như thiểu năng trí tuệ, không có khả năng kinh tế, vũ phu với con cái…Dĩ nhiên khi ra toà người vợ phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh sự bất lợi của chồng cũng như khả năng có thể nuôi con của mình. Ví dụ: có thể chứng minh chồng không có khả năng tài chính đảm bảo cho việc nuôi con.

Bạn nên nhờ luật sư giúp đỡ vì bạn là người nước ngoài, lại không thông hiểu luật pháp nên sẽ khó đưa ra được lí lẽ thích đáng cũng như sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị thủ tục li hôn.

4. Gia hạn chứng minh SAU KHI LY HÔN

– Người chồng không có lỗi , không có bất kỳ chi phí bồi thường nào trong bản án của tòa thì trường hợp này rất khó gia hạn và hầu như Cục quản lý xuất nhập cảnh chỉ gia hạn khoảng từ 1-3 tháng để thu xếp về nước . Sau đó có quyền từ chối không gia hạn.

– Trường hợp có con, nếu người vợ không được quyền nuôi dưỡng thì tùy theo nội dung bản án của tòa, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gia hạn để được thăm nuôi con mỗi lần từ 6 tháng- 1 năm .

– Trường hợp được quyền nuôi con, gia hạn mỗi lần 1 năm, nếu có điều kiện về tài chính, tiến hành đăng ký lưu trú vĩnh viễn tại Hàn Quốc ( F5 )

22 thoughts on “Ly hôn: Tư vấn, hướng dẫn thủ tục

  1. Diễm viết:

    Cho mình hỏi mình kết hôn với ng Hàn quốc đã qua ở đc 8 tháng và mình về vn chơi k qua Hàn quốc nữa. Bây giờ người chồng hq đã làm đơn ly hôn bên hq. Vậy ở Việt Nam mình cần những giấy tờ gì để làm vậy ạ .

  2. Hoàng thị thu giang viết:

    Chào add . Mình kết hôn với ck qua môi giới hôn nhân, và mình không được biết trước ck mình có vấn đề về thần kinh . Mình mới sang hàn được 2 tháng và mình mới biết được anh ấy có vấn đề , và hiện tại mình đang mang thai được 1 tháng . Nếu mình muốn ly hôn thì làm thế nào ạ .

    1. Thông tin Hàn Quốc viết:

      Chào bạn! TTHQ xin lỗi vì không thể tư vấn được về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ các tổng đài tư vấn theo hướng dẫn bên dưới để được hướng dẫn chi tiết: https://tthqnews.com/tong-dai-tu-van/

  3. Huyền viết:

    Nếu bên chồng có lỗi thì có thể gia hạn giấy chứng minh được không? Hay là chỉ gia hạn được 1-3 tháng để thu xếp rồi về nước. Hoặc bên chồng có lỗi thì có bòi thường gì hay không ạ?

    1. Thông tin Hàn Quốc viết:

      Chào bạn!
      Bạn có thể tham gia group của TTHQ™ tại đây và đặt câu hỏi/thắc mắc liên quan đến Hàn Quốc để được các anh chị thành viên của TTHQ™ tư vấn: https://facebook.com/groups/tthqgroup/. Trong Group có thể đã có sẵn nội dung tương tự, hoặc câu hỏi của bạn đặt trong group sẽ giúp các thành viên có câu hỏi tương tự tìm được câu trả lời chung 🙂

      1. tran hien viết:

        neu ban khong co con thi thoi gian cu tru toi da hop phap ben Han la 2 nam
        neu chong co loi va co giay xac nhan cua benh vien thi ban co the duoc boi thuong va gia han dai han duoc

  4. Bồ Công Anh viết:

    Cho e hỏi e va ck người hàn ket hon duoc 3nam nhưng e mới sang hàn được 1nam 6thang.e rat met moi khi song chung vơi ck vi tính cách khong hop nhau.e chưa có con.bay gio e muon ly hôn và nếu ly hon xong e muon ket hon lai với ng hàn thì phải làm sao?visa cua em co thể gia hạn được không?

    1. Thông tin Hàn Quốc viết:

      Chào chị! Vui lòng liên hệ với công ty luật Hyosung trong banner cuối bài viết trên để được tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt ạ 🙂

  5. Nguyễn Hoàng Minh Xuân viết:

    Cho mình hỏi…năm 2006 mình có kết hôn với người HQ qua môi giới lên không biết là người đó có vấn đề về thần kinh, khi sang bên đó sống với nhau thì mình mới biết lên mình đã chốn ra ngoài làm,sau một thời gian mình có quen và tìm hiểu với một người hơn mình 5t và quyết định đi đến hôn nhân,nhưng do mình không hiểu về pháp luật HQ lên mình đã nhờ bên môi giới làm thủ tục thì người ta nói là mình ra đầu thú để về rồi làm giấy tờ thay tên đổi họ để qua cho nhanh… mình không biết lên đã nghe và làm theo, khi sang đến sân bay bên đó mình đã bị phát hiện và bị trả về nước… Xin cho mình hỏi..? Như trường hợp của mình liệu có cơ hội được quay trở lại HQ kết hôn hoặc là thăm người thân không ạ..?

  6. Vũ Thị Khánh viết:

    cho minh hoi minh va nguoi han quoc ay da lam dang ky ket hon roi nhung mjnh chua sang do va dang o nha lam thu tuc de qua nhung trong thoi gian lam thu tuc thi minh bi benh phai nhap vien mat nua thang sau do minh quyet dinh ko di nua va a ta lam giay ly hon nhung khi gui ve cho minh thi minh phat hien la sai ten cua minh nhung do minh dang benh va cung chua co quyet dinh la.se ket hon cung ai len minh giu cai gjay to ly hon do ma ko di trjnh bao sau minh lam mat ma chuyen cung qua may nam roi gio em ko biet phai bat dau lam tu dau hay hoi ai de minh lam lai giay to ly hon len ai co biet ko ak chi cho minh vọi duoc ko ak ?minh xin chan thanh cam on ak

  7. nguyen thi thuy an viết:

    Cho e hoi vơ chong em cai nhau roi chong em duoi em ra khỏi nhà và lan dơn li di thi em phai lam sao .trong khi em con dua con mơi 4tuoi .neu nhu em li di thi em co bi tra vê VN khong.co quyen tham con khong

  8. Le thi kim lien viết:

    Cho em hoi, trong tinh trang em chua co quoc tich han quoc vay thi khi ly hon e co phai ve vn ngay khong a? Visa f2 ma em vua gia han 3 nam a?

  9. Giang viết:

    Cho mình hỏi mình li hôn ở bên nước ngoài xong hết rồi về việt nam phải làm gì nữa không nhỉ

  10. Vân viết:

    Cho mình hỏi ck mình đã làm thủ tục li hôn .h vk ck ko sống chung . Làm thế nào để có giấy chứng nhận li hôn.

  11. LY viết:

    Đã ly hôn ở Hàn quốc , tòa án cấp cho giấy 이혼확인서 bản photo rồi , bây giờ muốn rút giấy ly hôn ở Việt nam thì làm thế nào ạ ? người xin rút hiện tại quốc tịch Việt Nam

  12. Nguyen hong loan viết:

    Cho mình hỏi . Mình mới qua hàn quốc được nữa tháng nhưng tích cách của mình với chông không hợp nhau . Vì vậy chông mình đồi ly hôn . Và 2 người đã ga toà nạp đơn xin ly hôn và được hẹn ngày ga toà lần nữa . Nhưng khi về nhà chông lại không chịu ly hôn nữa . Như vậy có thể được giải quyết ly hôn không ạ … Nếu sao khi ly hôn mình có đươc trả về nước không ..

    1. Tran thi ngan viết:

      Trg hợp của cj giốg e quá

  13. Vu Thi Nhàn viết:

    Toi muon ly hon voi chong cu la ng han va sau do muon tiep tuc lay chong nguoi han thi phai lam sao

  14. Hoa viết:

    chồng mình bảo lãnh con của mình sang thăm mẹ
    sau 3 tháng chồng mình có thể xin gia hạn cho cho con mình đc kg
    hoạc chồng có thể nhận con nuôi kg ( con trai 24t ) chồng hàn quốc kg có con riêng
    mình và chồng kết hôn hơn 5nam rôi cũng kg có con
    lí do chồng mình có bệnh nên kg thể có con

  15. Phạm Duy Hà viết:

    Ở VN gọi là nguyên đơn và bị đơn, có lẽ HQ cũng vậy, người dịch có chút nhầm lẫn chăng. Trong các vụ án hình sự họ mới gọi là bị cáo, các vụ việc dân sự gọi nguyên đơn và bị đơn.
    Trình tự ly hôn khi người VN đã về VN và đơn phương ly hôn với chồng HQ khá phức tạp. Nộp hồ sơ ở tòa án tỉnh, tòa án gửi công hàm qua bộ ngoại giao sang HQ cho người chồng HQ lấy ý kiến, sau 3 lần gửi không nhận được phản hồi sẽ niêm yết thông báo ngày xét xử tại tòa 30 ngày. Sau 30 ngày mở phiên tòa xử vắng măt chồng HQ. Thời gian thụ lý và giải quyết 6-7 tháng
    Cách đơn giản nhất là nhờ văn phòng luật tại HQ rút phán quyết của tòa án tại HQ về VN ghi chú ly hôn tại sở tư pháp
    Trường hợp phia HQ chưa ly hôn mới chọn cách ly hôn đơn phương ở VN

    1. minhtuan viết:

      Có bạn nào biết thủ tục ly hôn đơn phương với người hàn quốc ở vn ko vậy

    2. Tran Huu Nghi viết:

      Cho mình hỏi? nếu vợ là người việt nam không sống chung với chồng người hàn và khi hết hạn người chồng không gia hạn cho người vợ khi người vợ về việt nam thì có làm giấy ly hôn được không?

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).