Đại đô thị Busan
Khu vực Haeundae, thành phố Busan
Bãi biển Haeundae
 
Hangul부산 광역시
Hanja釜山廣域市
Romaja quốc ngữBusan Gwangyeoksi
McCune-ReischauerPusan Kwangyŏkshi
 
Hangul부산
Romaja quốc ngữBusan
McCune-ReischauerPusan
 
Diện tích763.46
Dân số (2006)3.635.389
Mật độ dân số4762
Chính quyềnChính quyền Đại đô thị Busan
Thị trưởngHur Nam-sik
Các đơn vị hành chính15 quận (Gu), 1 hạt (Gun)
Khu vựcYeongnam
Phương ngữPhương ngữ Gyeongsang
 
Vị trí của thành phố Busan trên bản đồ Hàn Quốc

Đại đô thị Busan, hay còn được gọi là Pusan là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc. Với dân số khoảng 4 triệu người, Busan là thành phố lớn thứ hai tại Hàn Quốc sau thủ đô Seoul. Những khu vực đông dân nhất của thành phố được xây dựng trong những thung lũng hẹp nằm giữa hai con sông Nakdong và Suyeong, với những dãy núi cắt qua nhiều quận của thành phố.

thành phố Busan là địa điểm tổ chức của Đại hội Thể thao châu Á 2002Hội nghị APEC 2005 tại Hàn Quốc. Về mặt hành chính, Busan được coi là một khu vực đại đô thị tự quản. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, thành phố Busan chính thức tuyên bố làm ứng cử viên đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020.

1. Lịch sử thành phố Busan

Thời gian đầu, khu vực Thành phố Busan ngày nay được gọi là Geochilsan-guk, một trong những trung tâm của những thủ lĩnh Jinhan trong thế kỉ 2 và thế kỉ 3. Sau đó, vùng này trở thành một phần của vương quốc Silla và đổi tên thành Geochilsan-gun.

Trong khoảng những năm 300-400, trong thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, vùng đất Busan được cai trị bởi những vị thủ lĩnh đầy quyền lực. Đến năm 757, Geochilsan-gun đổi tên lại thành Dongnae, cái tên vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Vào đầu thế kỉ 15, chính quyền Triều Tiên chọn Busan là điểm giao thương với Nhật Bản và cho phép người Nhật được định cư sinh sống tại đây. Trong khi những khu kiều dân của người Nhật tại các vùng Ulsan và Jinhae suy tàn sau đó, thì khu định cư của người Nhật tại Busan, gọi là khu Waegwan lại phát triển nhanh chóng cho đến khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản vào Triều Tiên năm 1592. Sau chiến tranh, quan hệ ngoại giao với Nhật Bản được tái thiết lập năm 1607 và Triều Tiên cho phép Waegwan được xây dựng lại và tiếp tục phát triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa hai nước Triều Tiên và Nhật Bản. Năm 1876, Busan trở thành thương cảng quốc tế đầu tiên của Triều Tiên.

Trong thời kỳ cai trị của Nhật Bản, Busan tiếp tục giữ vai trò như một hải cảng quan trọng. Busan là thành phố đầu tiên của Triều Tiên có đường xe lửa chạy bằng hơi nước trước khi được điện khí hóa vào năm 1924.

Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Busan là một trong số ít những vùng ở miền nam chưa hề bị rơi vào tay quân đội Bắc Hàn. Do đó, nó đóng vai trò như một nơi tị nạn của nhiều người Triều Tiên trong chiến tranh và từng là thủ đô lâm thời của Hàn Quốc. Quân đội của Liên Hiệp Quốc đã xây dựng một bức thành lũy lớn bao quanh thành phố Busan vào mùa hè và mùa thu năm 1950. Giống như Seoul, Busan là một khu vực đại đô thị có chính quyền tự quản và ngày nay tiếp tục đóng vai trò một cảng biển lớn và quan trọng bậc nhất của Hàn Quốc.

2. Phân chia hành chính

Năm 1957, thành phố Busan mới chỉ được chia thành 6 quận. Nhưng ngày nay, Busan đã được chia thành 15 quận (gu) và 1 hạt (gun):

  • Buk-gu
  • Busanjin-gu
  • Dong-gu
  • Dongnae-gu
  • Gangseo-gu
  • Geumjeong-gu
  • Haeundae-gu
  • Jung-gu
  • Nam-gu
  • Saha-gu
  • Sasang-gu
  • Seo-gu
  • Suyeong-gu
  • Yeongdo-gu
  • Yeonje-gu
  • Gijang-gun

3. Kinh tế

Một góc thành phố Busan, nhìn về hướng đảo Yeongdo
Một góc thành phố Busan, nhìn về hướng đảo Yeongdo

Giao thông vận tải và đóng tàu là hai lĩnh vực kinh tế chính của thành phố Busan. Từ năm 1978, Busan đã mở ba cảng côngtenơ lớn là Jaseungdae, Shinsundae và Gamman. Thành phố này được biết đến là một trong những hải cảng lớn nhất thế giới và lưu thông tới 13,2 triệu TEU côngtenơ hàng hóa mỗi năm. Khu vực Tự do Kinh tế Busan-Jinhae được thành lập đã thu hút nhiều tàu bè đến với Busan, tiếp nối truyền thống thương cảng của thành phố này trong quá khứ, đồng thời cũng tạo điều kiện để Busan chuyển mình thành một trung tâm tài chính lớn của Hàn Quốc. Gần đây, Busan được Hội quản lý cảng biển Hoa Kỳ (“American Association of Port Authorities”) xếp hạng là cảng biển lớn thứ ba thế giới theo khối lượng hàng hóa lưu thông và năng suất vận tải.

Busan còn là một trung tâm thương mại sầm uất, từ những chợ nhỏ với các nông phẩm, hải sản cho đến các siêu thị lớn.

4. Giáo dục

Các trường đại học

  • Đại học Quốc gia Pusan
  • Đại học Giáo dục Quốc gia Busan
  • Đại học Dong-A
  • Đại học Quốc gia Pukyong
  • Đại học Kosin
  • Đại học Hàng hải Hàn Quốc
  • Đại học Kyungsung
  • Đại học Dong-eui
  • Đại học Ngoại ngữ Pusan
  • Đại học Dongseo
  • Đại học Dongmyung
  • Đại học Thiên chúa giáo Pusan
  • Đại học Jangsin Pusan
  • Đại học Youngsan

Các học viện khác

  • Cao đẳng Nghệ thuật Busan
  • Cao đẳng Công nghệ Thông tin Busan
  • Cao đẳng Kyungsang Busan
  • Cao đẳng Bách khoa Busan
  • Cao đẳng Dong-Pusan
  • Cao đẳng Dongju
  • Cao đẳn Daedong

5. Văn hóa

Chùa Beomeosa
Chùa Beomeosa
Tháp Busan lúc hoàng hôn
Tháp Busan lúc hoàng hôn

Núi Geumjeongsan ở phía tây thành phố là địa điểm đi bộ yêu thích của người dân Busan. Về phía bắc, khu vực xung quanh trường Đại học Quốc gia Busan, một trong những trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc có nhiều rạp hát, quán café, nhà hàng, tiệm ăn và những buổi trình diễn văn hóa trên đường phố vào mỗi cuối tuần. Gần đó là đền Beomeosa, một trong những ngôi đền Phật giáo chính của Hàn Quốc.

Khu Dongnae vốn từ lâu đã nổi tiếng là một khu vực dân cư sầm uất. Dongnae Oncheon là một khu vực suối nước khoáng tự nhiên với nhiều nhà tắm, khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm. Nhiều nhà hàng trong khu vực nổi tiếng với những cách chế biến món ăn gia truyền. Chungnyeolsa, một miếu thờ Khổng Tử ở Busan còn là nơi tưởng niệm những người lính hy sinh trong cuộc tấn công xâm lược của Nhật Bản vào cuối thế kỉ 16.

Busan được coi như thủ đô mùa hè của Hàn Quốc. Vào mỗi mùa hè, người dân Hàn Quốc lại kéo đền những bãi biển tuyệt đẹp ở Busan, trong đó nổi tiếng nhất là bãi biển Haeundae. Công viên Quốc gia Taejongdae trên đảo Yeongdo thì lại thu hút du khách với những vách đá dốc đứng hướng ra phía biển.

Khu phố thương mại dành cho người nước ngoài tại Busan, hay còn được gọi là “phố Texas” nằm gần cảng Busan là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống, trong đó có người Nga. Khu vực này cũng có một khu Chinatown sầm uất với sự hiện diện của một cộng đồng người Trung Quốc. Những cơ sở thương mại ở đây được dựng nên từ thập niên 1940 và thập niên 1950, chủ yếu phục vụ cho lính Mỹ đóng tại đây thời chiến tranh.

Thành phố Busan rất nổi tiếng với Liên hoan phim quốc tế Busan, một trong những liên hoan phim lớn nhất châu Á và thu hút sự tham dự của nhiều bộ phim cũng như khách du lịch trên thế giới mỗi năm. Busan Biennale, một liên hoan nghệ thuật đương đại quốc tế được tổ chức hai năm một lần cũng thu hút rất nhiều nghệ sĩ và khách du lịch đến thành phố này với nhiều tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều lĩnh vực.

6. Thành phố kết nghĩa

  • Kaohsiung, Đài Loan (1966)
  • Los Angeles, Mỹ (1967)
  • Shimonoseki, Nhật Bản (1976)
  • Barcelona, Tây Ban Nha (1983)
  • Rio de Janeiro, Brazil (1985)
  • Fukuoka, Nhật Bản (1989)
  • Vladivostok, Nga (1992)
  • Thượng Hải, Trung Quốc (1993)
  • Surabaya, Indonesia (1994)
  • Victoria, Australia (1994)
  • Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (1995)
  • Tijuana, Mexico (1995)
  • Auckland, New Zealand (1996)
  • Valparaiso, Chile (1999)
  • Montreal, Canada (2000)
  • Western Cape, Nam Phi (2000)
  • Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (2002)
  • Dubai, UAE (2006)
  • Chicago, Mỹ (2007)
  • Manila, Philippines (2008)
[do action=”credit3″]Wikipedia[/do]

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).