Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc
Giáp - Ất trong văn hóa của người Hàn Quốc

Văn hoá Giáp Ất thể hiện rõ qua cách biểu thị hợp đồng ở Hàn Quốc.

Thông thường hợp đồng có hai bên sẽ được gọi là Bên mua và Bên bán hoặc Bên A và Bên B. Nhưng người Hàn Quốc từ xưa lại sử dụng cách gọi Bên Giáp (갑) và Bên Ất (을).

Vậy Giáp – Ất là tên gọi có từ đâu?

Có thể ban đầu, người Hàn Quốc chỉ lấy hai tên gọi trong 10 thiên can: Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh(7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10).

Trong đó:

– Số lẻ là dương can (Giáp, Bính Mậu, Canh, Nhâm)
– Số chẵn là âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý)

Bên Giáp (갑) luôn là người trả tiền, bên Ất (을) là người cung cấp dịch vụ.

Xuất phát từ quy định trong hợp đồng, dần dần cách gọi này ảnh hưởng tới thông lệ trong xã hội. Bên Giáp gắn với hình ảnh những người có tiền – tức là được quyền đòi hỏi. Bên Ất là bên phải cung phụng, tuân theo chỉ thị của bên Giáp

Năm 2013, chính phủ Hàn Quốc quy định loại bỏ cách gọi Giáp – Ất, thay thế bằng việc biểu thị tên gọi, thương hiệu của các bên tham gia hợp đồng.

Thậm chí có nơi còn thay Giáp – Ất bằng Dong-Haeng (동-행), tức là “Đồng hành”, biểu thị quan hệ bình đẳng, cộng sinh.

Một số biểu hiện mới khác như: 구매자 (Người mua) và 공급자 (Người bán); 임대인 (Người cho thuê) và 임차인 (Người đi thuê).

Tuy nhiên, suy nghĩ người có tiền, có quyền luôn được ưu tiên dường như đã ăn sâu vào trong quan niệm xã hội. Hành động cậy quyền, cậy thế thậm chí còn được ghi vào từ điển:

갑질: 갑 là Giáp; 질 là hành vi

갑질 là hành vi cậy quyền lực, địa vị để coi thường, lấn lướt người khác và lộng hành, tác oai tác quái trong công việc.

Văn hoá Giáp – Ất vẫn còn đất sống cũng bởi nguyên nhân Nho Giáo vẫn bám rễ sâu trong tư tưởng người dân Hàn Quốc nhiều thế hệ. Và tư tưởng này nhấn mạnh lòng trung thành với “người trên”.

Ngoài ra, đa số đàn ông Hàn Quốc đều trải qua môi trường quân đội nên họ thấm nhuần tư tưởng chấp nhận và phục tùng cấp trên, trên nói dưới phải nghe và tuyệt đối chấp hành. Họ sẵn sàng làm theo mệnh lệnh chính thức của cấp trên, e sợ cấp trên và ít khi dám đưa ra chủ kiến của mình nếu trái lại ý kiến cấp trên.

Những biểu hiện của văn hoá Giáp – Ất trong đời sống hiện đại ở Hàn Quốc:

– Gia đình tài phiệt lộng hành, ức hiếp nhân viên.
– Văn hoá coi khách hàng là “thượng đế” một cách thái quá trong ngành dịch vụ.
– Người thuộc tầng lớp yếu thế: người lao động, sinh viên làm thêm, phụ nữ luôn phải vất vả đấu tranh giành quyền lợi.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).