Quan niệm về bạo lực gia đình còn khá mơ hồ, và dường như chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ý tới.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Cụ thể hơn, bạo lực gia đình bao gồm: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế.

Theo khảo sát năm 2017 của Uỷ ban nhân quyền quốc gia, các cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc đã phải hứng chịu những hình thức bạo lực gia đình sau:

  • Bị chửi bới
  • Bị bắt sinh hoạt theo nề nếp văn hoá Hàn Quốc
  • Bị đe doạ vũ lực
  • Bị ép quan hệ tình dục
  • Bị xúc phạm danh dự gia đình ở quê hương, đất nước
Thực trạng cuộc sống của cô dâu Việt tại Hàn Quốc

Cũng theo một khảo sát từ năm 2015 của Bộ Phụ nữ và gia đình, những khó khăn của cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc lần lượt là:

  • Hạn chế về ngôn ngữ
  • Cô đơn
  • Khó khăn kinh tế
  • Khó khăn trong nuôi dạy con cái
Thực trạng cuộc sống của cô dâu Việt tại Hàn Quốc

Trong những ngày đầu tháng 7/2019 vừa qua, nhiều người đã phẫn nộ khi theo dõi clip một cô dâu Việt Nam bị người chồng Hàn Quốc đánh đập ngay trước mặt con trai hai tuổi. Tuy nhiên, những người làm công tác hỗ trợ, tư vấn cho gia đình đa văn hoá tiết lộ: Những hành vi bạo lực trong clip này thật sự rất nặng nề, nhưng cũng không phải là hiếm xung quanh chúng tôi. Cứ 10 cô dâu nước ngoài thì có 4 người từng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Ngày 7/7/2019, sở cảnh sát tỉnh Jeonam, Hàn Quốc tiến hành bắt giữ người đàn ông (gọi là A), 36 tuổi, bởi tội bạo hành vợ người Việt Nam (gọi là B) ngay trước mặt con trai 2 tuổi. Nguyên nhân được cho là do B không nói thạo tiếng Hàn Quốc nên bị chồng đánh.

Theo lời quát mắng của người chồng trong clip thì B dự định nấu món ăn Việt Nam nhưng A lại quyết định gọi gà rán. Tức giận vì cho rằng vợ không nghe lời, người chồng dùng tay đánh, chân thì đạp liên tục vào người nạn nhân và nói: Tao đã nói không làm đồ ăn Việt Nam rồi cơ mà.

Thực trạng cuộc sống của cô dâu Việt tại Hàn Quốc
Phản ứng của người dân Hàn Quốc xoay quanh vụ việc.

Người vợ cùng đứa con trai 2 tuổi đã được đưa đến đến cơ sở của Trung tâm Quyền lợi Phụ nữ Nhập cư Hàn Quốc. Vụ bạo hành gia đình làm rúng động mạng xã hội Hàn Quốc tuần qua xảy ra tại tỉnh Jeonam, cũng là một vùng nông thôn ở miền Nam Hàn Quốc.

Phụ nữ Việt Nam làm dâu tại Hàn Quốc chủ yếu ở các vùng nông thôn, nơi nhiều phụ nữ bản địa từ chối sinh sống bởi muốn tìm kiếm cơ hội thăng tiến tại các thành phố lớn.

Thực trạng cuộc sống của cô dâu Việt tại Hàn Quốc
Một đám cưới tập thể của gia đình đa văn hoá Hàn Quốc

Độ tuổi kết hôn trung bình của cô dâu Việt Nam là khoảng 25,2 tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với độ tuổi trung bình 43,6 của các chú rể người nước ngoài. Khoảng 20% các cặp vợ chồng Việt – Hàn có kết cục ly hôn. Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới mâu thuẫn trong gia đình là bất đồng ngôn ngữ.

⇢ Nếu đang ở Hàn Quốc, bạn cần xem: 50 bài giảng giao tiếp cho người đang sinh sống ở Hàn Quốc.

Một cô dâu Việt Nam chia sẻ: Chồng tôi từng bảo Vì mày ở nước nghèo, đến đây vì tiền thì phải làm theo những gì chồng bảo, và anh ta còn nắm tóc, kéo đầu tôi. Những ngày đầu không hiểu tiếng, tôi không biết chia sẻ với ai. (베트남 출신 한 이주 여성은 “한국인 남편이 ‘가난한 나라에서 돈만 보고 한국에 왔으면서 시키는 대로 안 한다’고 화를 내고 머리채를 잡았다”며 “처음에는 한국어를 거의 못하고 아는 사람도 없어 어디에 하소연해야 할지 몰랐다”고 말했다.)

Ngoài cản trở ngôn ngữ, cô dâu nước ngoài cũng không dám tố cáo bạo lực gia đình vì lo sợ có thể bị đuổi ra khỏi Hàn Quốc. Nếu muốn ở lại Hàn Quốc cho đến khi có quốc tịch thì người vợ phải hoàn toàn phụ thuộc vào chồng, nhờ chồng bảo lãnh để gia hạn thời gian lưu trú.

Vì vậy nếu người chồng rút lại quyền bảo lãnh thì cô dâu sẽ có nguy cơ bị trục xuất hoặc trở thành bất hợp pháp. Chính chế độ hiện nay đã đẩy người phụ nữ vào cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào chồng.

⇢ Có thể bạn chưa biết:

Một số ý kiến cho rằng, rất khó để thay đổi chế độ này. Bởi càng ngày có nhiều trường hợp cô dâu sang Hàn vì mục đích kiếm tiền. Sau khi được nhập quốc tịch, cô dâu sẽ ly hôn chồng, gửi con về Việt Nam và đi tìm việc làm mới. Có cả những đường dây chỉ cho các cô dâu từng đường đi nước bước để dần dần thoát khỏi gia đình chồng.

Những người Hàn Quốc phản ứng hai chiều với chuyện này. Có người cho rằng đây là lỗi thuộc về chú rể, ngay từ đầu đã xác định dùng tiền mua vợ nên kết cục mất cả chì lẫn chài cũng là điều đương nhiên. Nhưng có người thì phẫn nộ, cảm thấy người Hàn Quốc bị các cô dâu nước ngoài lợi dụng, dắt mũi và yêu cầu chính phủ phải siết chặt luật hôn nhân quốc tế hơn nữa.

Một cuộc hôn nhân không tình yêu, không có sự tìm hiểu và chuẩn bị từ trước, lại không có sự tin tưởng từ hai phía chắc chắn sẽ sinh nhiều vấn đề. Đây sẽ là bài toán khó mà để giải tận gốc thì phải có sự phối hợp của chính phủ Hàn Quốc và các nước có cô dâu nước ngoài.

Nguồn: Naver

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).