Ngày 23/6/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong (정의용 외교부 장관) đã có buổi gặp gỡ Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn tại Hà Nội.

Tại buổi họp này, Ngoại trưởng Chung đã chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp phải; đề xuất Việt Nam nối lại chế độ nhập cảnh đặc biệt và rút ngắn thời gian cách ly sau nhập cảnh (격리기간 단축), cũng như nới lỏng lệnh tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp Hàn Quốc do dịch COVID-19. Ông cũng cho rằng thời gian cách ly sau nhập cảnh hai tuần là vừa phải, 4 tuần là quá nhiều.

Từ đầu tháng 4 đến nay, phía Văn phòng Thủ tướng Việt Nam không phê duyệt chuyến bay nhập cảnh đặc biệt nên việc thay đổi nhân sự làm việc tại Việt Nam và phái cử nhân sự công tác ngắn hạn hầu như đang phải tạm dừng.

Thêm vào đó, thời gian cách ly bắt buộc sau nhập cảnh tăng lên thành 4 tuần từ ngày 6/5 khiến nhân sự của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng gặp không ít khó khăn.

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam gần đây đã gửi công văn đến Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, đề nghị nối lại chế độ nhập cảnh đặc biệt và rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc sau nhập cảnh. Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi liên quan đến vấn đề này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết Chính phủ Việt Nam đã gọi điện đề nghị các doanh nghiệp đóng góp cho “Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19”. Nhiều công ty Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, Đồng Nai bày tỏ bức xúc vì Chính phủ Việt Nam đưa ra yêu cầu giữa thời điểm doanh thu giảm vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng sẽ không còn cách nào khác là phải ủng hộ, vì chưa rõ có thể bị gặp bất lợi gì.

Nguyên văn từ tờ 매일신문: 한 대기업 관계자는 “기업하기 좋은 환경을 보장한다고 해서 베트남에 들어오면서 이같은 상황은 전혀 예상치 못했다”면서 “펀드에 참여하지 않을 경우 어떤 불이익을 감수해야할지 몰라서 돈을 낼 수 밖에 없다”고 말했다.

Trong khi đó, nhà máy sản xuất điện thoại di động của hãng điện tử Samsung ở tỉnh Bắc Ninh cho biết đã hoàn tất tiêm phòng cho 15.000 nhân viên với nguồn vắc-xin được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ miễn phí.

Về việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho công dân Hàn Quốc tại Việt Nam, Hàn Quốc khẳng định sẽ không gửi vắc xin ra nước ngoài cho riêng kiều bào của mình vì rất khó kiểm soát các vấn đề phát sinh trong trường hợp xảy ra rủi ro sau tiêm chủng. Hiện Hàn Quốc đang cân nhắc các phương án tiêm chủng như gửi máy bay đưa công dân về nước để tiêm chủng.

Đáp lại những đề nghị trên của phía Hàn Quốc, quan chức Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ nỗ lực hết sức để không gây cản trở tới hoạt động của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Việt Nam cũng đặt vấn đề bảo hộ công nhân Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc và mở rộng nhập khẩu sản phẩm nông thủy hải sản. Hàn Quốc cũng cho biết đã đồng ý với yêu cầu của Việt Nam về việc tăng hạn ngạch xuất khẩu lao động.

Việt Nam đã và đang được chú ý như một thị trường đầu tư thay thế Trung Quốc, xuất khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam cũng đang được mở rộng.

Từ năm 2017, Việt Nam vươn lên nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Mỹ. Năm ngoái, số doanh nghiệp Hàn Quốc tiến vào thị trường nước Đông Nam Á này là 3.324 doanh nghiệp, nhiều hơn cả Trung Quốc (2.233 doanh nghiệp).

Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2019 đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 21,4% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này (39 tỷ USD).

Tuy nhiên, theo đánh giá trong báo cáo “Việt Nam, nước hưởng lợi trong thay đổi của chuỗi cung ứng: cơ hội và rủi ro” của Viện nghiên cứu thương mại quốc tế thuộc Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 13/5/2021, vào thời kỳ hậu COVID-19, khi các doanh nghiệp toàn cầu đổ xô vào Việt Nam, rủi ro thị trường cũng tăng lên bởi rất khó để đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề cao và cơ sở hạ tầng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).