Trong tiếng Hàn u-ri (우리) được dịch sang tiếng Anh là we, sang tiếng Việt có nghĩa là chúng tôi hoặc chúng ta.

Người Hàn Quốc hay nói 우리 남편 (chồng của chúng tôi), 우리 마누라 (vợ của chúng tôi). Nhưng dịch cứng nhắc 우리 thành chúng tôi thì có nghĩa là bạn đã chưa hiểu được văn hoá của người Hàn Quốc.

Do sự đặc biệt của tiếng Việt, tồn tại cả hai đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều nên có rất nhiều người nước ngoài khi học tiếng Việt đã nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa hai từ chúng tôi (ngôi thứ nhất số nhiều không bao gồm người nghe) và chúng ta (ngôi thứ nhất số nhiều bao gồm cả người nghe).

Nguồn gốc những câu chào kiểu “tọc mạch” ở Hàn Quốc

Thực ra, tiếng Hàn cũng có đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít tương đương với từ tôi trong tiếng Việt và hoàn toàn có thể biểu hiện theo cách của tiếng Việt hoặc tiếng Anh như mẹ tôi – 내 엄마 (my mother).

Nhưng việc dùng những đại từ nhân xưng số ít này trong đời sống của người Hàn Quốc được cho là không được tự nhiên so với cách biểu hiện u-ri.

Dùng đại từ nhân xưng và tiểu từ tiếng Hàn như thế nào mới đúng?

Để tìm hiểu và giải thích cho hiện tượng độc đáo này chúng ta không thể lí giải trên phương diện ngữ pháp, ngôn ngữ mà phải xuất phát từ nguồn gốc văn hóa. U-ri là một từ có lịch sử lâu đời và sức sống nội sinh vô cùng mãnh liệt trong văn hóa sinh hoạt của người Hàn Quốc.

Nguồn gốc từ U-ri

Theo các chuyên gia ngôn ngữ học, u-ri có nguồn gốc từ từ ul- tha-ri (울타리) với nghĩa là hàng rào, hàng giậu.

Cũng giống như một nét văn hóa của người Việt, người Hàn Quốc từ ngày xưa cũng dựng những hàng rào, hàng giậu để quây chuồng nuôi gia súc hoặc trồng cây leo xung quanh nhà và phân định ranh giới gia thổ.

Hình ảnh đó tượng trưng cho tinh thần tập thể, sự đoàn kết, gắn bó và bền chặt trong lịch sử đấu tranh, sinh tồn của người Hàn Quốc.

Văn hóa uri (우리) trong đời sống dân tộc Hàn Quốc

Chúng ta là một nhóm

Beom Lee, giáo sư chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Columbia, đã từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: Người Hàn Quốc thường dùng từ u-ri để nhắc đến một thứ gì đó thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay thậm chí là của cả cộng đồng, hoặc đó là thứ mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có. Điều này đến từ văn hóa mang tính cộng đồng cao của Hàn Quốc.

Các giá trị cộng đồng ở Hàn Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với dân số có phần ít ỏi, chủ yếu bao gồm dân cư bản địa với tư tưởng dân tộc ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ. Ở đất nước này, bất cứ căn nhà nào – cho dù đó là căn nhà mà bạn mua được – cũng đều thuộc sở hữu chung.

Tương tự như vậy, công ty của bạn cũng là công ty của tôi, trường học và gia đình của bạn cũng là của tôi hết. Dù cho bạn có sở hữu hay thuộc về một nơi nào đó, điều đó không có nghĩa là người khác không được phép trải nghiệm chung cảm giác được sở hữu hay thuộc về nơi đó.

Khi dùng từ u-ri để giới thiệu về dân tộc hoặc những người thân trong gia đình sẽ khiến cho người nghe không có cảm giác bị tách biệt của anh, của tôi và tạo nên bầu không khí thân thiện, hòa đồng. U-ri sẽ đón nhận tất cả các đối tượng nghe, đưa họ trở thành một thành viên trong cùng một ‘chiến tuyến’ và nhân đôi sức mạnh tập thể.

Với ý nghĩa vô cùng sâu xa, mang tính chiến lược này, u-ri dần dần được người Hàn Quốc vận dụng một cách tự nhiên và linh hoạt trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

17 điều về Hàn Quốc khiến người Việt thấy ngạc nhiên và thích thú

Văn hóa uri (우리) trong đời sống dân tộc Hàn Quốc

Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo

Trên tất cả, tinh thần tập thể của người Hàn Quốc xuất phát từ lịch sử lâu đời tiếp xúc với ảnh hưởng của Khổng giáo từ Trung Quốc. Tuy rằng Hàn Quốc từ lâu đã thoát khỏi hình bóng của một đất nước phong kiến với chế độ cai trị phân theo tầng lớp xã hội nhưng những giá trị của đạo Khổng Tử vẫn luôn được tôn trọng.

Trong đó không thể không nói đến việc mỗi người trong xã hội luôn phải đặt tập thể lên trên hết, cho dù bối cảnh có như thế nào – từ việc gọi món ăn, thức uống cùng bạn bè cho đến việc tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng cùng người khác.

Cách sử dụng kính ngữ trong văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc.

Nói của tôi nhiều khi bị cho là tự phụ

Cách nói của tôi vì thế được coi là biểu hiện của tính tự phụ.

Người Hàn luôn dùng 우리 나라 – uri nara (đất nước chúng ta) để nhắc đến đất nước, thay vì sử dụng 내 나라 – nae nara (đất nước của tôi). Nói như vậy chẳng khác nào việc anh ta tự nhận mình là người duy nhất sở hữu toàn bộ quốc gia cả.

내 아내 – Nae anae (vợ tôi) cũng là một cách nói có phần không tự nhiên, bởi vì không phải chỉ mỗi anh là có vợ thôi đâu.

Thực ra, không có khoảng cách nào giữa của tôicủa chúng ta. Vì hai từ này có thể sử dụng thay thế lẫn nhau trong nhiều trường hợp nên dần dà 2 khái niệm chung và riêng này cũng hòa vào làm một. Điều này không chỉ thể hiện trong văn viết mà cả trong suy nghĩ của người Hàn nữa.

7 điều cấm kị trong văn hóa đời sống ở Hàn Quốc

Dùng U-ri khi muốn nói âu yếm

Khác với trường hợp tự phụ bên trên, trong đời sống hàng ngày, người Hàn Quốc còn dùng u-ri như một cách nói yêu.

우리 남편이 오늘 설거지까지 다 했네!
Chồng em hôm nay rửa bát cơ đấy à?

Hay một bậc tiền bối động viên hậu bối

우리 광수 오늘 수고 많았네
Gwang Soo của chúng ta hôm nay vất vả nhiều quá!

Như vậy, 우리 trong trường hợp này là một biểu hiện vô cùng ấm áp và dễ thương, đúng không nào

Thiết nghĩ, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa u-ri là sức mạnh văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng giúp Hàn Quốc ngày càng phát triển vững vàng, mạnh mẽ hơn. Tìm hiểu những đặc điểm thú vị trong ngôn ngữ của dân tộc mình và của các quốc gia xung quanh sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử và chuẩn bị sẵn tinh thần hội nhập thế giới.

12 thói quen tốt hình thành khi bạn sống ở Hàn Quốc

XEM THÊM: Noraebang, PC bang, Jjimjilbang… và văn hóa phòng ở Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).