Dịch SARS vào năm 2003, thế giới ghi nhận 8.422 trường hợp nhiễm bệnh và 916 người tử vong và dịch MERS bùng phát vào năm 2012, có 1.218 ca nhiễm, 450 ca tử vong.

Đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) tính đến 9 giờ sáng ngày 24/3/2020 đã có tổng số 378.981 ca nhiễm, 16.525 ca tử vong trên toàn thế giới, và vẫn chưa có dấu hiệu được khống chế.

Theo những nguồn tin đến từ nơi xuất phát dịch COVID-19, “Lẩu Dơi” chính là tác nhân khiến cả thế giới đảo lộn. Tuy nhiên, sự thật phía sau món ăn từ vùng Vũ Hán, Trung Quốc này như thế nào? Loài dơi có là “kẻ thủ ác” thực sự?

COVID-19 làm đảo lộn thế giới: lỗi của loài dơi hay loài người? - Ảnh 1.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chủng virus mới này đã được phát hiện ở loài dơi móng ngựa Trung Quốc. Điều này dẫn đến những nghi vấn về việc loài dơi chính là tác nhân đang gieo rắc dịch bệnh cho con người.

Ngược lại, các nhà động vật học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng, những thay đổi trong hành vi của con người mới là nguyên nhân khiến môi trường sống tự nhiên trở nên tồi tệ hơn và gây ra sự lan truyền bệnh. Cùng với việc một số lượng lớn người di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác trên toàn thế giới, đã giúp mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người nhanh chóng.

Bats are a possible source of the coronavirus, but some scientists say humans are to blame for the spread of the disease.

Dơi là loài động vật có vú duy nhất có thể bay, cho phép chúng dễ dàng phán tán mầm bệnh nhanh chóng từ một cộng đồng ra một khu vực rộng lớn. Và bay cũng khiến cho dơi có một hệ miễn dịch rất chuyên biệt.

Andrew Cunningham, giáo sư Dịch tễ học Động vật hoang dã tại Hiệp hội Động vật học London (Anh) cho biết:

“Khi bay, nhiệt độ cơ thể dơi đạt đến cực điểm giống như một cơn sốt. Mỗi ngày, dơi sẽ bay ít nhất hai lần khi chúng đi kiếm ăn và quay trở lại hang động. Vì vậy, mầm bệnh trong cơ thể dơi đã biến đổi để chịu được những đỉnh nhiệt độ này”.

Giáo sư Cunningham cũng nói thêm, điều này đặt ra một vấn đề tiềm ẩn khi mầm bệnh xâm nhập vào một loài khác.

Ví dụ, ở cơ thể người, “sốt” là một cơ chế phòng vệ được thiết kế để tăng nhiệt độ cơ thể nhằm tiêu diệt virus. Tuy nhiên, đối với một loại virus đã tiến hóa trong cơ thể dơi, vốn có giới hạn nhiệt rất cao sẽ phá vỡ những tổ chức kháng thể trong cơ thể người.

Nhưng tại sao mầm bệnh có thể lây lan từ cơ chế gốc của nó sang một cơ chế khác?

Câu trả lời có vẻ thực sự đơn giản, đây chính là “sự lây truyền bệnh kí sinh” hay “sự lây truyền” từ loài này sang loài khác.

Nguyên nhân sâu xa từ sự lây truyền của loài dơi và các loài động vật hoang dã khác luôn được chứng minh có khởi nguồn từ hành vi của con người.

Theo giáo sư Cunningham: “Hoạt động của con người đang gây ra thảm họa kinh khủng này”.

Kết quả hình ảnh cho lẩu dơi

Súp dơi, món đặc sản tại nhiều nhà hàng ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn cho đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ.

Có thể nghĩ đơn giản giống như nếu một người bị căng thẳng và nhiễm virus cảm lạnh, họ sẽ bị cảm lạnh. Tương tự, khi một con dơi bị săn bắn hoặc môi trường sống của nó bị hủy hoại trước nạn phá rừng, hệ thống miễn dịch của dơi cũng bị rối loạn, dẫn đến không thể kiểm soát mầm bệnh mà nó đã mắc phải. Điều này cho phép các bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Nói cách khác, tại khu chợ tươi sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi các loài động vật hoang dã bị giam cầm và tiêu thụ thành các món ngon hoặc làm động vật nuôi là minh chứng chân thực nhất về một loại virus đáng sợ có thể xuất hiện.

“Nếu chúng đang được vận chuyển hoặc buôn bán ở các chợ, gần với các động vật khác hoặc con người thì khả năng những virus đó cũng bị phát tán với số lượng lớn”, giáo sư Cunningham cho biết.

Ông cho rằng những loài động vật khác trong cùng một môi trường như vậy cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn vì chúng cũng đang ở trong tình trạng mất kiểm soát.

Kết quả hình ảnh cho dieu che bo kit COVID19

Kate Jones, người đứng đầu khoa Sinh thái học và Đa dạng sinh học tại Đại học Luân Đôn, Anh (University College London) cho biết: “Con người đang tăng cường vận chuyển động vật, để phục vụ nhu cầu cho điều chế thuốc, động vật nuôi, thực phẩm… ở quy mô chưa từng có trước đây”.

“Và con người cũng đang hủy hoại môi trường sống của các loài động vật. Chưa bao giờ xảy ra hiện tượng nhiều loại động vật tồn tại trong cùng một nơi và động vật bị nhốt trong lồng tràn ngập ở các khu chợ tươi sống”.

Sự lây nhiễm từ động vật qua người đã từng xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên bệnh nhân bị nhiễm thường chết hoặc hồi phục trước khi có cơ hội tiếp xúc và lây bệnh cho số lượng lớn người khác.

Với sự phát triển của các phương tiện giao thông, con người có thể ở trong một khu rừng ở châu Phi ngày hôm trước và có mặt tại trung tâm thành phố hoặc một quốc gia khác vào ngày hôm sau.

Do đó, khi một người nhiễm bệnh, họ có thể đã tiếp xúc với số lượng lớn người trong quá trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Điều này gây ra tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ lây lan dịch bệnh.

Kết quả hình ảnh cho bảo vệ môi trường

Nhìn chung, có hai bài học đơn giản mà nhân loại có thể học và phải học nhanh từ đại dịch hiện nay.

Thứ nhất, loài dơi không đáng trách và thực sự có thể cung cấp giải pháp giúp con người sớm tìm ra lời giải đáp cho căn bệnh đáng sợ này. Hiểu được hệ miễn dịch và các đối phó của dơi với virus này có thể giúp để tìm ra cách đối phó với việc lâu nhiễm sang người.

Những dịch bệnh như COVID-19 hoàn toàn có phát tán rộng khi loài người phát triển và di chuyển rộng đến những nơi trước đây không hề tồn tại. Thay đổi hành vi của con người sẽ dễ dàng hơn so với việc phát triển những loại vaccine đắt tiền.

Thứ hai, những hành vi hủy hoại môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu gây nên nhiều tổn thất đối với Trái Đất cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống của con người.

Đại dịch COVID-19 có lẽ là dấu hiệu đầu tiên không thể chối cãi của loài người rằng, thiệt hại về môi trường cũng có thể giết chết con người nhanh chóng.

Tổng hợp từ CNN

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).