⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Chính phủ Nhật Bản thừa nhận có sai sót từ những bước kiểm dịch đầu tiên, dẫn đến sự lây lan ngày một trầm trọng về dịch bệnh trên con tàu Diamond Princess.

Sai lầm đó là không kiểm dịch và cách ly thủy thủ đoàn mà để họ tiếp tục phục vụ hành khách trên tàu. Hàn Quốc cũng đang phải gánh chịu hậu quả khi không kiểm dịch và cách ly những người đi lại giữa Vũ Hán và Hàn Quốc sớm hơn.

Diamond Princess là một du thuyền của Mỹ, chở 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn. Con tàu này đã bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật Bản từ ngày 4/2/2020, sau khi có một du khách Hong Kong đi tàu vào tháng trước dương tính với COVID-19.

Số bệnh nhân nhiễm bệnh từ tàu Diamond Princess đã lên tới 705 và đã có 4 người tử vong. Trong một thời gian dài, con tàu này đã là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc đại lục.

Vào ngày 27/2/2020, kênh truyền hình CNN của Mỹ đã đưa tin một cố vấn cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã thừa nhận đã có những sai sót trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được ban hành trên tàu Diamond Princess. Những sai sót này đã cho phép các virus COVID-19 lây lan giữa thủy thủ đoàn và hành khách.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, tiến sĩ Norio Ohmagari, giám đốc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Nhật Bản, đã nói rằng việc cách ly trên tàu “có thể không hoàn hảo”.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã ra một “quyết định khó khăn” là cho phép các nhân viên tiếp tục làm việc trên tàu, bất chấp các nguy cơ lây nhiễm, để đảm bảo hành khách trên tàu vẫn được phục vụ.

Nhưng việc không cách ly thủy thủ đoàn khỏi bước kiểm dịch đầu tiên, “các nhân viên đã nhiễm bệnh có thể đã truyền bệnh thứ cấp cho các thành viên thủy thủ đoàn khác và hành khách của họ. Điều này đã làm trầm trọng thêm dịch bệnh trên tàu”, ông Ohmagari nói.

“Chúng tôi đã nghi ngờ một số nhân viên có thể đã nhiễm bệnh, nhưng… họ phải tự vận hành con tàu của họ, họ phải gặp khách hàng, họ phải giao bữa ăn đến những khoang khách. Vì vậy, điều này đã khiến hành khách và thủy thủ đoàn vẫn phải tiếp xúc rất nhiều với nhau.

Yosuke Kita, một điều phối viên cấp cao của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản cũng cho biết trong một cuộc họp báo rằng thủy thủ đoàn không thể bị cách ly hoàn toàn. “Thật không may, để duy trì cuộc sống hằng ngày của hơn 3.700 hành khách, chúng tôi cần sự giúp đỡ của thủy thủ đoàn để duy trì cuộc sống hằng ngày”, ông nói.

Tiến sĩ Shigeru Omi, một cố vấn chính phủ khách nói trong cùng cuộc họp báo rằng họ “rất biết ơn” các thành viên thủy thủ đoàn. “Về mặt nhân quyền, chúng tôi rất hiểu, nhưng mọi người cũng biết đấy, hành khách vẫn còn ở đó thì họ vẫn phải cung cấp dịch vụ”, ông Omi nói.

Trong số 1.045 thành viên phi thủy thủ đoàn đang ở trên tàu Diamond Princess khi nó bị cách ly, đã có ít nhất 150 người bị lây nhiễm trong suốt hải trình. Đó là khoảng 14% lực lượng lao động trên du thuyền.

Sau khi thừa nhận những sai lầm này, Chính phủ Nhật có thể sẽ phải nhận những chỉ trích dữ dội về các biện pháp kiểm dịch của mình. Khi virus bắt đầu lây lan trên tàu vào đầu tháng 2, hành khách, thủy thủ đoàn và cả các chuyên gia quốc tế đều từng đưa ra quan ngại về việc xử lý khủng hoảng của Tokyo và những rủi ro mà nó có thể gây ra cho những người còn trên tàu.

Trả lời cho những chỉ trích trước đó vào ngày 20/2, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết họ đã liên lạc thường xuyên với cả nhóm kiểm soát lây nhiễm và các chuyên gia bên ngoài để đảm bảo kiểm soát dịch hiệu quả.

Tuy nhiên, trong 1 video được đăng tải trên Facebook vào ngày 10/2, một thủy thủ đoàn người Ấn Độ, Binay Kumar Sarkar, mặc đồng phục du thuyền Diamond Princess đã cầu xin thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, giải cứu anh khỏi con tàu.

“Chúng tôi vô cùng sợ hãi vào thời điểm này. Yêu cầu của chúng tôi là cách ly các thành viên thủy thủ đoàn khỏi bị nhiễm bệnh”, anh nói trong video, xung quanh là các công nhân khác đang đeo khẩu trang.

“Không ai trong chúng tôi đã được xét nghiệm. Chỉ những người đo nhiệt độ cao hơn 37.5ºC mới được kiểm tra. Nếu Nhật Bản không thể kiểm soát tình hình, vui lòng yêu cầu hỗ trợ từ các nước khác.”

Đây không phải là lần đầu tiên một thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Diamond Princess lên tiếng về những lo ngại của họ đối với khâu kiểm dịch.

Sonali Thakkar, 24 tuổi, đến từ Mumbai, đã nói với CNN vào đầu tháng 2 rằng có những lo ngại virus lây lan trong thủy thủ đoàn vì dù có các biện pháp kiểm soát dịch họ vẫn sống và ăn uống gần nhau.

“Có rất nhiều nơi mà tất cả chúng tôi phải ở cùng nhau, không tách rời nhau”, Thakkar cho biết. “Đặc biệt là khi chúng tôi ngồi trong cùng một hội trường lộn xộn và ăn cùng nhau. Ở đó, virus có thể lây lan rất nhanh”.

Nhưng khi trả lời phỏng vấn với CNN, người điều hành của tàu Diamond Princess, Neville Saldana, nói rằng các nhân viên đã rất vui khi tiếp tục làm việc trong suốt thời gian tàu bị cách ly. “Mọi nhân viên của chúng tôi đều sẵn lòng phục vụ hành khách”, ông nói.

Đến hôm nay 27/2/2020, tất cả các hành khách đều đã được đưa ra khỏi tàu. Hàng trăm thuyền viên người Philippines đã được hồi hương. Tuy nhiên vẫn còn hàng trăm thủy thủ đoàn từ Ấn Độ và Indonesia vẫn đang còn ở trên tàu, chờ chính phủ của họ cử máy bay tới đón.

Các thuyền viên của Diamond Princess cho biết, họ đã tuân theo các quy tắc được đặt ra bởi các quan chức kiểm dịch của Nhật Bản. Họ đã thích nghi với hoàn cảnh để cung cấp thức ăn và sự hộ trợ y tế cho hành khách tốt nhất trong khả năng của họ.

Ảnh: Một số thủy thủy đoàn người Indoneisa giơ những tin nhắn nói rằng họ hy vọng sẽ sớm được về nhà.

Cố vấn chính phủ Nhật Bản, Ohmagari thừa nhận: “Theo khoa học, tất cả các thành viên thủy thủ đoàn cần phải được cách ly cùng với hành khách. Chúng tôi đã phải ra một quyết định khó khăn vì không có sự giúp đỡ của họ, chúng tôi không thể duy trì cuộc sống trên một con tàu bị cách ly”, ông nói. “Tôi rất xin lỗi vì những gì đã xảy ra do những hạn chế về cơ sở vật chất và đặc tính của tàu du lịch”.

Có thể thấy, sai sót từ những bước kiểm dịch ban đầu và để sót những người nhiễm bệnh tiếp tục tiếp xúc với những người khác là nguyên nhân khiến bệnh dịch lây lan trầm trọng hơn.

Điều này cũng đúng với trường hợp của Hàn Quốc khi có tin cho rằng trong suốt giai đoạn Vũ Hán là tâm dịch của thế giới (cuối tháng 1, đầu tháng 2), các tín đồ của Sincheonji vẫn đi về giữa Trung Quốc và Hàn Quốc mà không vấp phải sự kiểm tra bắt buộc hay cách ly nào. Vì vậy, virus COVID-19 có thể đã vào Hàn Quốc, sớm hơn người Hàn tưởng tượng.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ CNN

author-avatar

About Ary

Tôi tìm thấy mình trong những chuyến đi.

Cảm giác đó không thể nào thay thế được bởi chính lý do thúc đẩy tôi vào các cuộc hành trình chỉ đơn giản là khung hình trong đôi mắt mình thay đổi khi những con đường lướt qua.

 (P/S: Câu này không biết của ai nhưng thấy hợp với mình thì để thôi ^^)

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).