⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Ngày 17/3, tờ báo tiếng Anh lâu đời nhất Hồng Kông “South China Morning Post” (SCMP) đưa tin về bài nghiên cứu đăng trên tạp chí “medRxiv” ngày 11/3 của một nhóm tác giả thuộc Bệnh viện Trung Nam – Đại học Vũ Hán.

Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí medRxiv

Nghiên cứu này đã phân tích mẫu máu của hơn 2000 bệnh nhân được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 ở Vũ Hán và Thâm Quyến sau đó đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa nhóm máu và khả năng nhiễm bệnh.

Liên quan đến tỉ lệ lây nhiễm, đã có các nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới, người già cao hơn người trẻ tuổi và người có bệnh nền dễ nhiễm hơn người khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên về tương quan giữa nhóm máu và khả năng nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đối chiếu sự phân bố nhóm máu giữa 3694 người khỏe mạnh và 2173 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 (bao gồm 206 trường hợp tử vong) ở khu vực Vũ Hán.

Phân bố theo nhóm máu của nhóm người khỏe mạnh lần lượt là: 32.16% nhóm A, 24.90% nhóm B, 9.10% nhóm AB và 33.84% nhóm O.

Trong khi đó, tỉ lệ phân bố của nhóm người bệnh là: 37.75% nhóm A, 26.42% nhóm B, 10.03% nhóm AB và 25.80% nhóm O.

Ngoài ra, khi khảo sát nhóm máu của 206 người chết vì SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, nhóm nghiên cứu nhận thấy số người tử vong thuộc nhóm máu A nhiều hơn tới 63% so với nhóm O. Từ đó, họ kết luận tỉ lệ chênh lệch này cho thấy ý nghĩa thống kê về tính liên quan giữa nhóm máu và khả năng dễ tổn thương trước SARS-CoV-2.

Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu này có thể đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kiểm dịch COVID-19 trong tương lai. Bác sĩ Vương Hoành Hoàn, trưởng nhóm nghiên cứu, nêu ý kiến:

“Trong quá trình kiểm soát dịch COVID-19, việc ứng dụng các phương pháp phân loại nhóm máu sẽ giúp y bác sĩ và cả bệnh nhân kiểm soát được rủi ro trước nguy cơ nhiễm virus”.

Ông còn nói thêm: “Những người có nhóm máu A có lẽ nên được tăng cường theo dõi kết hợp với các biện pháp đặc biệt để giảm nguy cơ lây nhiễm”.

Vẫn chưa thể xác định chính xác nhóm máu đóng vai trò gì trong việc truyền nhiễm SARS-CoV-2 nhưng nhóm máu được xác định bởi các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Mà kháng nguyên chính là phân tử kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia phỏng đoán có lẽ chính đặc điểm này đã tạo ra sự khác biệt trong khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng vấp phải những phản đối.

Một số ý kiến tranh cãi về kết quả nghiên cứu

Trong một cuộc phỏng vấn với SCMP, nhà nghiên cứu Cao Doanh Đại thuộc Trung tâm huyết học thực nghiệm của Đại học Thiên Tân đã chỉ ra hạn chế đầu tiên của nghiên cứu là quy mô mẫu quá nhỏ (chỉ hơn 2.000 người). Trên toàn thế giới hiện tại đã có tới hơn 200.000 ca nhiễm, do đó cần một nghiên cứu với dữ liệu lớn hơn.

Bà còn nhấn mạnh: “Bạn không cần phải hoảng loạn chỉ vì mình thuộc nhóm máu A, cũng như không nên chủ quan nếu thuộc nhóm máu O. Điều tối quan trọng vẫn là phải thường xuyên rửa tay và làm theo hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền”.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ JoongAng IlboDongA

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).