Mỗi khi nghe ai đó nói làm tiếp viên hàng không, chắc hẳn chúng ta sẽ thường thể hiện sự thán phục, ngưỡng mộ. Một công việc được đi đây đi đó khắp mọi miền, gặp gỡ nhiều người.

Người ta thường có chút ghen tị khi nhìn vào các tiếp viên hàng không – những con người luôn tươi tắn, rạng ngời, vóc dáng chuẩn, đang làm một công việc trong mơ có thu thập cao, tại một “văn phòng trên không trung”.

Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt, phía sau sự hào nhoáng là những khoảng tối mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Mức thu nhập “khủng”

Đây là cảm nhận chung của đa số mọi người. Còn gì tuyệt vời hơn một công việc được diện trang phục đẹp, khuôn mặt trang điểm kỹ càng. Không phải tự nhiên mà lại có nhiều người mơ ước được trở thành tiếp viên hàng không đến vậy. Không ít người còn cho rằng đó công việc “đi du lịch mà cũng ra tiền”.

Có rất nhiều người tò mò về mức lương của tiếp viên hàng không bởi từ suy nghĩ mặc định trong đầu “đó là một công việc với mức lương cao”, nhu cầu quan tâm đến tuyển dụng công việc này cũng nhiều hơn.

Với sự nở rộ youtube, các tiếp viên đã nghỉ việc đã tạo video công khai chi tiết mức lương trong thời gian còn trong nghề.

Mức lương khởi điểm của tiếp viên hàng không mới vào nghề rơi vào khoảng 34-40 triệu KRW/năm. Mức lương trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp đại học là 32.3 triệu KRW/năm.

Mức lương của tiếp viên hàng không có thể chia thành lương cơ bản, trợ cấp bay và tiền thưởng. Mức lương cơ bản cũng tương tự như người lao động bình thường, nhưng lương thực tế nhận được tương đối nhiều vì có các khoản trợ cấp khác nhau.

Phụ cấp chuyến bay không phải chia đều như nhau mà tùy thuộc vào thời gian bay. Các hãng hàng không lớn của Hàn Quốc có nhiều tuyến bay đường dài, vì vậy họ thường làm việc khoảng 80 giờ mỗi tháng. Các hãng hàng không giá rẻ thì không thể đạt được đến mức đó.

Phụ cấp chuyến bay được tính theo công thức “mức phụ cấp x số giờ bay” và có sự chênh lệch giữa các tiếp viên trong khoảng từ 8.000~20.000 KRW. Như thế, mỗi tiếp viên sẽ có mức lương khác nhau, nhưng nhìn chung cao hơn một số ngành nghề khác.

Vậy thì sự chênh lệch tiền lương của các tiếp viên hàng không như thế nào? Trước tiên, lương của các hãng hàng không lớn và uy tín trong nước như Korean Air và Asiana Airlines là khoảng 3 triệu KRW/tháng. Ngoài mức lương cơ bản, tiếp viên còn nhận được 40 triệu KRW vào cuối năm khi hãng tổng kết các khoản trợ cấp như chi phí lưu trú ở nước ngoài, tiền thưởng, phí giao thông… So với các hãng bay khác thì hãng hàng không quốc gia vẫn có mức chi trả cao hơn.

Mức lương hàng năm của tiếp viên hàng không Jeju Air được biết đến là cao nhất trong số các hãng hàng không giá rẻ. Mỗi tháng trung bình một tiếp viên nhận được hơn 2.8 triệu KRW, bao gồm lương cơ bản, trợ cấp bay, chi phí lưu trú, tiền thưởng.

Sau 2 năm thực tập sinh, nếu chuyển sang làm việc chính thức thì sẽ nhận được mức lương khoảng 40 triệu KRW/năm.

Sau khi vào công ty, Jin Air chi trả mức lương năm đầu tiên khoảng 30 triệu KRW/năm. Tại sao lại có mức cao hơn các hãng hàng không giá rẻ cùng loại? Bởi vì hãng này đang vận hành các tuyến bay đường dài đến Hawaii (Mỹ) và Cairns (Úc) nên thời gian bay cũng không hề ngắn.

Tất nhiên, tùy thuộc vào lịch trình bay của từng phi hành đoàn, tiền lương sẽ khác nhau, nhưng thông thường họ nhận được mức lương từ 2.6~3 triệu KRW/tháng.

Tiếp viên hàng không của T’way Air và Eastar Jet sau thời gian thực tập nhận được khoảng 2.8~3.1 triệu KRW/tháng theo tiêu chuẩn nhân viên chính thức. Hãng hàng không giá rẻ có mức lương thấp hơn một chút so với các tiếp viên hàng không của Korean Air và Asiana Airlines.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm. Khi làm ở hãng hàng không giá rẻ, chu kỳ thăng cấp nhanh hơn so với các hãng hàng không lớn nên việc tăng lương cũng khá nhanh.

Như đã nói ở trên, nghề tiếp viên hàng không, ngoài lương cơ bản còn có rất nhiều hạng mục đi kèm. Thêm vào đó, do lịch trình bay thay đổi hàng tháng nên có sự thay đổi về lương. Nếu bay nhiều chuyến cùng với đường bay dài và thêm tháng phụ trội, phi hành đoàn của các hãng hàng không lớn có thể nhận được từ 4~5 triệu KRW tiền lương mỗi tháng.

So với những người lao động bình thường thì rõ ràng tiếp viên hàng không có mức lương hậu hĩnh hơn.

Một chút thông tin tham khảo đối với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, tiếp viên hạng phổ thông mặc áo màu xanh ngọc nhận được 200.000 VND/giờ bay. Còn tiếp viên trưởng sẽ mặc đồng phục màu vàng có mức lương cao hơn (từ 400.000~580.000 VND/giờ bay tùy vào cấp bậc).

Những khoảng tối không phải ai cũng thấy được

Ai chẳng mong muốn có công việc lương cao, lại được đi đây đi đó, môi trường làm việc đặc biệt như nghề hàng không. Nhưng không phải ai cũng đảm bảo đủ yêu cầu để được vào nghề, bởi đây là một công việc đòi hỏi “đầu vào” rất khắt khe.

Các ứng viên được hãng hàng không tuyển dụng phải đáp ứng các yêu cầu tiên quyết là lý lịch cá nhân rõ ràng, có ngoại hình, sức khỏe, đạt chuẩn về cân nặng, chiều cao cũng như khả năng ngôn ngữ lưu loát (ít nhất hai thứ tiếng). Ngoài ra còn phải hoạt bát, nhanh nhẹn và ứng xử tình huống nhạy bén.

12 tuần huấn luyện được coi là khoảng thời gian địa ngục với vô vàn khó khăn

Độ tuổi cũng rất quan trọng. Mỗi hãng bay sẽ có quy định riêng. Độ tuổi tối đa để trở thành tiếp viên của hãng hàng không Korean Air là dưới 27 và có cân nặng phù hợp với chiều cao.

Thị lực phải đảm bảo xuất sắc. Korean Air tuyệt đối không cho phép nữ tiếp viên đeo kính có gọng.

Ngoài ra còn vô vàn thứ khác.

Tại sao tiếp viên hàng không phải mặc sẵn đồng phục trước khi đi làm?

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao tiếp viên hàng không đều phải mặc sẵn đồng phục từ nhà, để mỗi khi xuất hiện tại sân bay, họ đều đã mặc đồng phục chỉnh tề và kéo theo vali nhỏ. Lý do phía sau là gì?

Đầu tiên, liên quan đến việc quảng bá của hãng hàng không. Bằng cách mặc đồng phục của hãng hàng không, những tiếp viên hàng không có thể quảng bá hình ảnh một cách đơn giản và tự nhiên nhất. Tiếp viên mặc đồng phục càng đẹp sẽ tạo ra hiệu ứng rộng mà lại không hề mất phí.

Lý do thứ hai là để duy trì kiểu tóc và gương mặt đã trang điểm hoàn hảo. Do quy định về trang phục quá khắt khe nên các tiếp viên phải đặc biệt lưu tâm đến phụ kiện và cả màu móng tay. Thời gian chuẩn bị tóc và make up là rất dài. Những thứ chuẩn bị rất vất vả có thể bị xáo trộn khi thay đồng phục nên hầu hết các tiếp viên đều mặc đồng phục từ nhà rồi mới đi làm.

Không phải tất cả các hãng hàng không đều có quy định bắt buộc phải mặc đồng phục trước khi đến sân bay. Tuy nhiên, hầu hết các hãng hàng không đều có quy định phải xong xuôi tất cả trang phục bay (mọi thứ thuộc về hình thể) trước giờ họp để chuẩn bị cho chuyến bay trong ngày. Như vậy thì đương nhiêu họ sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng trước ở nhà chứ chẳng ai vội vã đến sân bay rồi mới thay trang phục, vấn tóc, trang điểm…

Cuối cùng liên quan đến việc giảm chi phí của công ty. Nếu các tiếp viên muốn thay đồng phục ở sân bay thì hãng bay sẽ phải có phòng thay đồ. Ở lập trường của công ty, chi phí cho việc tạo ra hàng ngàn phòng thay đồ để phục vụ phi hành đoàn ở mỗi sân bay là không hề nhỏ.

Từ góc nhìn của những người quản lý các hãng hàng không, có rất nhiều điểm tốt khi tiếp viên mặc trang phục sẵn sàng từ ở nhà nhưng đối với các tiếp viên hàng không đang làm việc, những quy định này có vẻ không được tốt cho lắm.

Hầu hết các tiếp viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm. Thật sự bất tiện và mệt mỏi khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng đông đúc trong khi đi những đôi giày và mặc những bộ váy đồng phục của ngành. Chưa đến sân bay họ đã thấy mệt mỏi rồi.

Các tiếp viên không chỉ cung cấp các dịch vụ trên máy bay mà còn chịu trách nhiệm về sự an toàn của hành khách. Trớ trêu thay, đồng phục của họ là kiểu váy ôm khoe đường nét cơ thể, cùng với đôi giày cao gót dẫn đên hiệu suất công việc không thể như ý với bộ đồ bất tiện đó.

Không nên hỏi xin số điện thoại của tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không, đặc biệt là nữ tiếp viên, vốn được tuyển chọn và đào tạo kỹ càng bởi họ là gương mặt đại diện cho hãng. Họ xuất hiện trước mặt hành khách với diện mạo xinh tươi, trẻ trung, thu hút. Không ít hành khách nam đã hỏi xin số điện thoại. Dù là nghiêm túc hay vui đùa. Nhưng khi không được cung cấp thì lại nổi nóng, tỏ thái độ bất mãn.

Trong trường hợp này, phi hành đoàn sẽ xử lý như thế nào?

Nếu có khách hàng đưa danh thiếp hay mẩu giấy ghi số điện thoại, tiếp viên không được từ chối nhận. Việc đầu tiên là phải tiếp nhận danh thiếp/tờ giấy đó.

Trước đây ở một hãng hàng không đã xảy ra trường hợp như thế này. Tiếp viên nhận được danh thiếp do hành khách đưa, nhưng lại xé nó ra và vứt vào thùng rác nhà vệ sinh trên máy bay.

Thật không may, hành khách đó trông thấy, dẫn đến khiếu nại với hãng hàng không. Kể từ đó về sau, một trong những quy định ứng xử đó là khi có hành khách đưa danh thiếp, tiếp viên hàng không sẽ phải mang theo đến khi kết thúc hành trình bay.

Trong trường hợp hành khách trực tiếp hỏi số điện thoại của tiếp viên hàng không, khi đó sẽ thật khó để đưa ra lời từ chối thẳng thừng vì đặc trưng của công việc. Nội dung này xuất hiện như một câu hỏi thường có trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng của hãng hàng không. Nếu là bạn, thì bạn sẽ làm gì?

Ưu tiên hàng đầu là phải giữ thể diện cho hành khách, không làm bẽ mặt khách hàng. Vì vậy, họ thường nói khéo rằng họ đã có bạn trai hoặc đã kết hôn. Cũng có những tiếp viên nói rằng họ không thể cung cấp thông tin cá nhân theo nguyên tắc của công ty nên chỉ có thể nhận được tấm lòng của hành khách.

Tiếp viên không thể dại dột mà từ chối thẳng thừng, ngay cả khi hành khách trên máy bay yêu cầu quá đáng. Bởi vì hầu hết các khiếu nại của khách hàng về chính sách hoạt động của hãng liên quan mật thiết đến thiệt hại mà hãng sẽ phải gánh chịu. Hoặc đơn giản là một phản ánh nhẹ nhàng về cô tiếp viên này nọ, nhẹ thì khiển trách, trừ lương, nặng hơn thì còn có thể mất việc.

Nhưng cũng vì phải kìm nén, cố gắng giữ bình tĩnh và mỉm cười ngay trong tình trạng tồi tệ mà nhiều tiếp viên hàng không bị stress.

Do đó, nếu bạn là một hành khách lịch sự, vui lòng không đưa danh thiếp trong chuyến bay hoặc hỏi số điện thoại của tiếp viên hàng không, cho dù có cảm tình đến đâu đi chăng nữa. Đó được xem là hành vi không đúng mực dù chưa được chính thức đưa vào văn bản nào.

Quy tắc nghiêm ngặt với chặng bay quốc tế đường dài

1. Phải nghỉ ngơi ở địa điểm được chỉ định

Nếu các tiếp viên ở lại nước ngoài sau chuyến bay, họ sẽ được nghỉ ngơi tại khách sạn do công ty chỉ định. Tuyệt đối cấm việc tự ý ra khỏi địa điểm chỉ định, ngủ ở bên ngoài.

Ngoài ra, khi ra ngoài trong một thời gian dài, nhất định phải báo cáo với người phụ trách về địa điểm đến, số điện thoại và thời gian trở về. Điều này nhằm đảm bảo thời gian chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến bay tiếp theo.

Các tiếp viên cũng phải tuân thủ các quy tắc chung được quy định tại địa điểm chỉ định. Không được làm ảnh hưởng đến người khác và không được gây hại đến tài sản của khách sạn.

2. Đừng dại dột mà ở tự ý chuyển phòng

Cấm nam nữ ở chung phòng khi lưu trú tại nước ngoài, mọi thứ phải theo chỉ định. Thực tế đã có trường hợp bị sa thải vì phạm phải điều này. Người này đã khiếu kiện đó không phải giờ làm việc nhưng vẫn không được chấp nhận. Có là người yêu của nhau cũng tuyệt đối đừng để xảy ra trường hợp này

3. Phi hành đoàn không được làm tổn hại đến hình ảnh của công ty.
4. Chơi bài bạc thâu đêm và buồn ngủ khi làm việc.

Đây là quy định của tất cả các hãng bay. Thứ nhất, không được mang tài sản của công ty ra ngoài. Không được mang đồ vật trong máy bay ra khỏi khoang máy bay. Chỉ được mang ra ngoài với sự chấp thuận bằng văn bản chính thức của công ty.

Hành vi đánh bạc bị nghiêm cấm tuyệt đối. Có nhiều lý do, nhưng vì đặc tính cờ bạc nên khả năng cày thâu đêm sẽ rất cao, từ đó dẫn đến việc buồn ngủ, không tập trung và công việc và gây nguy hiểm cho hành khách.

5. Cấm truyền máu & lặn dưới nước trước khi bay

Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của người thân, bạn sẽ được truyền máu nhưng không thể bay trong vòng 72 giờ sau đó. Ngoài ra, việc lặn dưới nước được cấm 24 tiếng trước chuyến bay. Điều này là do vấn đề áp suất. Đây không chỉ là vấn đề phi hành đoàn mà cả hành khách cũng phải chú ý.

6. Tiếp viên hàng không bị cấm uống rượu 12 giờ trước chuyến bay. Cấm việc mặc đồng phục hàng không vào quán rượu.

Ngoài ra các hãng hàng không cũng đang xem xét cấm tiếp viên hàng không quay vlog và post lên youtube nhằm đảm bảo thông tin nội bộ.

Trên thực tế, hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air đã đưa ra thông báo: “Hạn chế tối đa hành vi thu lợi nhuận từ việc nhận quảng cáo quần áo hoặc mỹ phẩm trên SNS với danh nghĩa của tiếp viên hàng không”. Việc hoạt động truyền thông mà không có sự chấp thuận của công ty là vi phạm nội quy.

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).