⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát thực hiện bởi nền tảng tìm kiếm việc làm saramin trên nhóm đối tượng gồm 633 người đi làm từng có kinh nghiệm nghỉ việc, có đến 52.6% số người trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn đã từng đổi việc và rồi lại nghỉ việc hay chưa?”

Lí do khiến người Hàn không ngừng nhảy việc

Khi được hỏi điều gì khiến bạn phải thôi việc (được chọn nhiều đáp án), những lí do phổ biến nhất được đưa ra bao gồm:

/1. Công việc thực tế khác xa với tưởng tượng: 47.1%
2. Môi trường làm việc không tốt (phải làm thêm ca đêm…): 34.2%
3. Lương bổng không được như mong đợi: 33.3%
4. Cảm thấy công ty không có triển vọng: 32.7%
5. Nội bộ công ty gây thất vọng hơn tưởng tượng: 30.9%
6. Không thể hòa hợp với đồng nghiệp: 27.9%
7. Không thể thích nghi với văn hóa công ty: 27%

Như vậy, yếu tố khó khăn nhất khiến họ phải thôi việc bao gồm “nghiệp vụ” (39.3%), theo ngay sau đó là “văn hóa công ty” (36.1%) và “các mối quan hệ” (24.6%). Nhìn chung, các yếu tố không liên quan trực tiếp đến công việc chiếm tới 60.7%.

Thôi việc như thế nào?

Đối với “kế sách thôi việc” (được chọn nhiều đáp án), cứ 10 người thì 7 người (71.5%) cho biết sẽ “tiến hành tìm hiểu các công ty mới”. Trong khi 38.4% đơn giản là “nghỉ luôn”. Rất ít người “bắt buộc phải tiếp tục” (6.6%) và 5.1% nói rằng sẽ “quay lại công ty cũ”. Phương án được lựa chọn thấp nhất trong số này là “xin chuyển đổi bộ phận” (3%).

Trên thực tế, bình quân những người được khảo sát chỉ “trụ” được 8.2 tháng trước khi rời công ty, tức không thể vượt qua mốc tối thiểu 1 năm. Ngoài ra, gần 41.4% số người được hỏi cho biết họ đã “khăn gói ra đi” chỉ trong vòng ba tháng kể từ thời điểm bắt đầu làm việc.

Nếu vậy, họ chuẩn bị cho công cuộc “nhảy việc” như thế nào? Trước hết, về thời gian, người có ý định nhảy việc mất trung bình khoảng 4.4 tháng cho kế hoạch này. Vừa đi làm vừa chuẩn bị tìm việc mới chắc hẳn sẽ khiến những người nung nấu ý định này gặp nhiều mệt mỏi.

Cho câu hỏi điều khiến bản thân thấy mệt mỏi nhất trong quá trình tìm việc mới (được chọn nhiều đáp án), câu trả lời đầu tiên được đưa ra là “thiếu thốn thời gian do vẫn đang đảm nhiệm công việc” chiếm 40.9%. Theo sau là “phải vừa làm việc vừa giữ bí mật với công ty” chiếm 34.6%.

Đứng thứ ba là “tìm hiểu thông tin về công ty mới” với 33.8%. Cuối cùng là “suy giảm sức khỏe, tinh thần…” (33.6%), “điều chỉnh thông tin cá nhân và lịch trình phỏng vấn…” (30.2%).

Công cuộc tìm việc mới không “ngon ăn”

Ở hạng mục các thử thách lớn nhất có thể phải đối mặt trong quá trình tìm việc, gần 46.6% số người được hỏi cho biết đó chính là “tìm kiếm quảng cáo tuyển dụng”. Điều này có nghĩa không dễ để tìm được thông tin tuyển dụng “ngon lành” khi công việc hiện tại còn đang chất đống.

15.6% cảm thấy khó khăn trong việc “đàm phán lương”, 13.6% cho rằng khó khăn đến từ việc “viết sơ yếu lý lịch và thư tự giới thiệu”, 10.6% cảm thấy “run” khi nghĩ đến “phỏng vấn liên quan đến nghiệp vụ”, 6% nói gặp khó khăn với việc “viết bản mô tả các kĩ năng nghề nghiệp”

Ngoài ra, chia sẻ về trăn trở lớn nhất khi chuyển công ty, 34.8% dự đoán sẽ “khó khăn để thích nghi với công ty mới”. Bên cạnh đó, 28% lo lắng “chưa chắc việc mới đã tốt hơn, 16% e sợ “thất bại cho dù cố gắng thay đổi”“áp lực phải thành công” chiếm 13%.

Với câu hỏi thời điểm nào tốt hơn cho công việc mới, có tới 63.7% nói rằng sẽ âm thầm tìm việc và “bai bai công ty cũ chỉ khi tìm được việc mới. 12.6% nói rằng cứ thôi việc trước rồi sẽ tìm việc khác sau. 23.7% còn lại cho biết không thuộc ai trong hai nhóm trên.

Mặt khác, chia sẻ ý nghĩ về những điều cần chuẩn bị để thành công ở môi trường làm việc mới (được chọn nhiều đáp án), 58.1% cho biết sẽ “nỗ lực để thích nghi với văn hóa công ty”, 48.7% dự định sẽ “tuân thủ yêu cầu cơ bản về thời gian và sự góp mặt”.

37.4% cho rằng cần “xây dựng quan hệ tích cực với đồng nghiệp, 23.9% quyết định sẽ “hành động lặng lẽ, tránh gây chú ý”, 20.4% nghĩ rằng để tinh thần được thoải mái thì nên “rũ bỏ áp lực phải thành công bằng mọi giá”.

XEM THÊM: TOP 9 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc trong các công ty ở Hàn Quốc – Tự đàm phán & thành công

Tổng hợp từ DongA Ilbo

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).