Ngày 18/4/2020, mục kinh tế quốc tế của tờ ChosunBiz đã đăng tải một bài báo với tiêu đề “코로나 사망자 ‘제로’ 베트남, 경제성장률 “최고 전망” (Việt Nam, số ca tử vong “Zero”, tăng trưởng kinh tế “triển vọng hàng đầu”).

Tác giả bài báo nhận định “trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm vì COVID-19, Việt Nam vẫn được dự báo sẽ nâng cao vị thế của mình tại khu vực Đông Nam Á.”

Bài báo trích Báo cáo triển vọng kinh tế của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) được công bố đầu tháng 4/2020. Theo báo cáo này, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tấn công nền kinh tế toàn cầu, triển vọng tăng trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia đều ảm đạm. Rất hiếm hoi để thấy được yếu tố tích cực nào trong năm nay.

Tuy nhiên, ADB vẫn đưa ra một dự báo đầy hy vọng cho Việt Nam, với mức tăng trưởng kinh tế dự báo là cao nhất Châu Á. ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4.8% trong năm 2020 và phục hồi trở lại vào năm 2021 với mức 6.8%. Mức tăng trưởng dự báo này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2019 (7.02%), nhưng vẫn là một con số đầy lạc quan trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành hiện nay.

Mức tăng trưởng được dự báo cho Việt Nam cao gấp đôi mức trung bình cho toàn châu Á là 2.2%. So với một số các quốc gia đang phát truển khác trong khu vực như Ấn Độ (4%), Indonesia (2.5%), Trung Quốc (2.3%), Thái Lan (-4.8%), Malaysia (0.5%) và một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc (1.3%) và Singapore (0.2%), mức tăng trưởng của Việt Nam cũng là con số cao nhất được kỳ vọng tại châu Á.

Tác giả bài báo nhận xét, bí quyết của Việt Nam là công tác phòng dịch triệt để và chi ngân sách kịp thời. Việt Nam được đánh giá là “quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc ngăn chặn COVID-19”.

Tính đến ngày 16/4/2020, Việt Nam có 268 bệnh nhân dương tính với COVID-19 và đã 6 ngày (17-22/4/2020) không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người bệnh/dân số thấp nhất thế giới (3 ca/1 triệu dân), trong đó hơn 80% đã điều trị khỏi, còn lại 52 ca đang điều trị và 8 ca bệnh nặng. Đây cũng là quốc gia chưa có trường hợp tử vong nào.

Ngày 8/4, tham gia một cuộc hợp video trực tuyến với trưởng khu vực Tây Thái Bình Dương của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng: “Việt Nam kiểm soát dịch tốt vì coi chống dịch như chống giặc”.

Tuy nhiên việc phòng ngừa dịch bệnh cẩn trọng cũng không thể đem lại thành công trong lĩnh vực kinh tế. Những năm gần đây, Việt Nam được biết đến như một “công xưởng” mới của thế giới với chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc.

Khi dịch COVID-19 hoành hành, hoạt động của nhiều nhà máy sản xuất bị đình trệ. Việc chính phủ yêu cầu giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cũng phần nào ngăn chặn hoạt động kinh tế.

Chính phủ Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý đầu năm nay chỉ dạt 3.8%. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối những năm 1980. COVID-19 khiến nhiều người tiêu dùng không thể ra ngoài và mua sắm, các chuyến bay bị hủy, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Các cửa hàng bán hàng hóa không phải là nhu yếu phẩm (tạp hóa, thực phẩm, thuốc men…) đều bị đóng cửa. Điều này đã làm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước bị đóng băng.

Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, nếu tình hình dịch bênh tiếp tục kéo dài, kim ngạch xuất khẩu trong quý II của Việt Nam sẽ giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 58.5 tỷ USD (khoảng 6849.2 tỷ KRW). Kim ngạch nhập khẩu cũng được sự đoán giảm 3.1% xuống còn 61 tỷ USD (khoảng 7203.5 tỷ KRW).

“Một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh khi gặp sự cố sẽ không tránh khỏi trượt ra khỏi quỹ đạo của nó”. Tuy nhiên để giữ vững xu thế tăng trưởng của mình, chính phủ Việt Nam đã phản ứng rất nhanh. Tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong đánh giá: “Khi Chính Phủ Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh, họ sẽ chủ động nhanh chóng quản lý khu vực kinh tế”.

ChosunBiz cũng trích dẫn nguồn tin từ một số tờ báo Việt Nam Tuổi Trẻ và VN Express. Theo đó, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã đưa ra gói ngân sách trị giá 300 nghìn tỷ đồng (tương đương 12.9 tỷ USD) cho các doanh nghiệp bị thiệt hạn bới COVID-19 vay với lãi suất thấp. Thêm vào đó là gia hạn kỳ nộp thuế và tiền thuê đất với tổng giá trị lên tới 180 nghìn tỷ đồng (7.7 tỷ USD). Gói hỗ trợ tài chính trị giá 62 nghìn tỷ đồng (2.7 tỷ USD) cũng được chi để hỗ trợ người thất nghiệp và người có thu nhập thấp.

Tính theo tiền Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã chi 28.300 tỷ KRW. Đây là gói hộ trợ sinh kế và ổn định tài chính lớn nhất từ trước đến nay. Tổng thu nhập quốc dân danh nghĩa (GDP) của Việt Nam chỉ bẳng 1/6 Hàn Quốc. Nếu so sánh gói hỗ trợ chính phủ Hàn Quốc chi vào tháng trước là 100 nghìn tỷ KRW trên quy mô nền kinh tế, Chính Phủ Việt Nam đã chi viện thanh khoản thị trường cao gấp đôi so với chính phủ Hàn Quốc.

Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và đầu tư, Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Vì COVID-19, Việt Nam cũng chịu thiệt hại nhiều như bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên để dịch hoành hành càng lâu dài, tác động xấu càng sau và lớn hơn. Vì vậy, chìa khóa để giải quyết là phải rút ngắn thời kỳ dịch bệnh nhiều nhất có thể”.

Một số nhà kinh tế học của Việt Nam thậm chí đã phân tích rằng, COVID-19 có thể là một cơ hội để tái cấu trúc hay thay đổi cơ cấu nền kinh tế.

Trong ngắn hạn COVID19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng về lâu dài, đây có thể là cơ hội để chuyển hướng dòng vốn đầu tư lớn sang Việt Nam”, PGS. TS. Trần Đình Thiên, thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế của Thủ tướng Việt Nam phát biểu.

“Việt Nam đang là điểm hấp dẫn đầu tư và tiếp tục là nơi được lựa chọn trong xu hướng rút khỏi Trung Quốc. Vì thế, chúng ta cần phải tính toán xem lựa chọn điểm đến tiếp theo của những doanh nghiệp này sẽ như thế nào để tìm cho ra giải pháp trở thành lựa chọn ưu tiên của họ”.

Tuy nhiên, ChosunBiz cũng đưa ra một số vấn đề được coi là khúc mắc của các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như, chính phủ Việt Nam đang yêu cầu kiểm duyệt nội dung chống chính phủ và giữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam của các công ty CNTT nước ngoài.

Không giống như mong đợi của chính phủ Việt Nam, điều này được coi là yếu tố chính cản trở đầu tư nước ngoài. Có thể nói, các quyết định chính trị đang “nắm cổ chân” của nên kinh tế.

Ngoài ra việc định giá quá cao các doanh nghiệp nhà nước đang có kế hoạch cổ phần hóa và việc các ngân hàng khắt khe trong việc cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn cũng là một vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài chùn bước.

Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, sau khi khôi phục lại đường cong tăng trưởng kinh tế bị phá hỏng bởi COVID-19, vấn đề cần giải quyết hiện tại chính là giải quyết việc chuyển tiếp qua thời kỳ quá độ như thế nào.

Ngân hàng thế giới WB cũng lưu ý trong một báo cáo thường niên hồi tháng 12/2019 rằng “để nền kinh tế Việt Nam chuyển sang giai đoạn sản xuất công nghệ cao, cần đẩy nhanh việc cải thiện hệ thống ở cấp quốc gia để cải thiện điều kiện tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ”.

XEM THÊM: 8 Điều về Việt Nam khiến người Hàn Quốc vô cùng ngạc nhiên

Tổng hợp từ ChosunBiz

author-avatar

About Ary

Tôi tìm thấy mình trong những chuyến đi.

Cảm giác đó không thể nào thay thế được bởi chính lý do thúc đẩy tôi vào các cuộc hành trình chỉ đơn giản là khung hình trong đôi mắt mình thay đổi khi những con đường lướt qua.

 (P/S: Câu này không biết của ai nhưng thấy hợp với mình thì để thôi ^^)

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).