⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Liên quan đến sự lây lan nhanh chóng của virus COVID-19, chính phủ Hàn Quốc mới đây đã quyết định tạm hoãn ngày nhập học đối với các cơ sở giáo dục từ nhà trẻ, trường tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông trên toàn quốc.

Ngày 23/2/2020, đích thân Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hye đã trình bày kế hoạch này tại cuộc họp báo ngắn ở toà nhà chính phủ thuộc thủ đô Seoul.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Yoo Eun Hye đã có một cuộc họp ngắn tại trụ sở chính phủ Seoul vào ngày 23/2/2020.

Theo đó, lịch khai giảng cũ được định vào ngày 2/3, song đã được dời lại thêm 1 tuần nữa, tức ngày 9/3/2020. Việc có tiếp tục dời lịch khai giảng nữa hay không sẽ tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh. Trong thời gian này, giáo viên, nhân viên các trường vẫn sẽ đi làm như bình thường dù thời gian bắt đầu học kỳ mới có bị tạm hoãn.

Nỗi lòng của các bậc phụ huynh bận rộn

Song song với quyết định tạm dời lịch khai giảng học kỳ mới, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ xây dựng đối sách chi tiết và cặn kẽ để ngăn chặn những lỗ hỏng trong dịch vụ chăm sóc học sinh sắp được triển khai tới đây.

Dù vậy, nhiều bậc phụ huynh Hàn Quốc vẫn bày tỏ lo ngại rằng, nếu quyết định tạm hoãn lịch khai giảng được áp dụng ngay lập tức, việc tìm một nơi để yên tâm gửi con cái, nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn.

Có ý kiến cho rằng, chính phủ Hàn Quốc nên hỗ trợ những bậc phụ huynh đang có công ăn việc làm, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng có thể sử dụng ngày nghỉ phép để ở nhà chăm sóc con cái mà không phải lo lắng điều gì.

Trước đó vào hôm 23/2, khi chính phủ vừa công bố kế hoạch tạm hoãn lịch khai giảng nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, nhiều bậc cha mẹ người Hàn đã than trời “không biết phải gửi con cho ai”.

A (41 tuổi) một nhân viên văn phòng có con là học sinh tiểu học chia sẻ, “Cả hai vợ chồng do bận đi làm nên đã phải gửi con vào trung tâm học thêm suốt cả kỳ nghỉ vừa rồi. Nếu lịch khai giảng lại bị trì hoãn thêm, tôi không biết phải gửi con mình đi đâu nữa”.

Đặc biệt, cha mẹ có con cái đi nhà trẻ lại càng lo lắng gấp bội. Một phụ huynh bày tỏ, “Nếu con tôi là học sinh tiểu học thì có thể để cháu ở nhà một mình. Nhưng điều đó là không thể khi con tôi mới chỉ học mẫu giáo. Trước hết, tôi sẽ trình bày hoàn cảnh với công ty và hai vợ chồng sẽ luân phiên nghỉ phép để ở nhà chăm con”.

Nếu lịch khai giảng được hoãn lại, các bậc phụ huynh sẽ phải xin nghỉ phép để chăm con. Nhưng trên thực tế, điều này lại không hề dễ dàng.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hye tuyên bố, “Chúng tôi, sẽ thảo luận với Bộ Lao Động và Bộ Kế hoạch Tài chính đề ra chính sách hỗ trợ chế độ nghỉ phép chăm sóc gia đình”.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại nghiên về hiện thực “gian nan” trước mắt. Đặc biệt là sự bất mãn của những phụ huynh đang làm cho các công ty vừa và nhỏ.

C (38 tuổi) đang làm cho một công ty có khoảng 300 nhân viên bày tỏ: “Không biết các tập đoàn lớn có bao nhiêu nơi được cho nghỉ phép với lý do ở nhà chăm sóc con?”

Nhiều ý kiến cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần đề xuất các biện pháp có tính thực tiễn hơn là chỉ chăm chăm vào vấn đề cho người đi làm nghỉ phép để chăm sóc con cái.

Ngày 22/3, thông qua khuyến nghị của chính phủ và người dân, Ủy ban đối sách COVID-19 thuộc các tổ chức liên quan đến y học như Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hàn Quốc (대한감염학회) nhiều lần yêu cầu “Hãy chuẩn bị các biện pháp để không gây bất lợi cho việc xin nghỉ phép ở nhà chăm con của các bậc phụ huynh”.

Jang Ha Na – nhà hoạt động chính trị vì các bà mẹ phát biểu, “Bộ lao động Hàn Quốc tuy có thể khuyến khích các doanh nghiệp nên có một chế độ nghỉ phép chăm sóc con, nhưng nếu không có các biện pháp cưỡng chế thì rất khó có thể áp dụng được trong thực tế”.

Gần đây ở Đài Loan, doanh nghiệp nào không cho phép nhân viên được hưởng chế độ nghỉ chăm sóc con có thể sẽ bị phạt số tiền lên đến 12 triệu KRW/ngày. Nhà hoạt động Jang Ha Na cũng mong muốn chính phủ Hàn Quốc phải có biện pháp cứng rắn hơn như ví dụ vừa nêu.

Một số người chỉ trích rằng, chính phủ Hàn Quốc đã vội đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh trong môi trường học đường, nhưng quên đi việc xem xét tình hình của các gia đình có cả 2 vợ chồng đều đi làm.

Một phụ huynh ở thành phố Hwaseong, tỉnh Gyeonggi cho biết: “Nếu trẻ em không đến trung tâm học thêm thì sẽ không có nơi nào khác ngoài phòng PC, không biết điều này có gây nguy hiểm hơn việc đến trường không?”

Trước tình hình dịch bệnh lây lan chưa kiểm soát được, nhiều bậc phụ huynh dự đoán khả năng ngày khai trường sẽ còn bị trì hoãn lâu hơn nữa.

Một phụ huynh ở Osan, tỉnh Gyeonggi bày tỏ, “Tình hình dịch bệnh hiện tại khá căng thẳng. Nhưng tôi không biết liệu 1 tuần nghỉ học có giải quyết được điều gì hay không. Đồng ý rằng phương châm dời ngày khai giảng là đúng, nhưng đứng trên lập trường của các bậc cha mẹ đều đi làm, nếu dời lịch học thêm 2-3 tuần nữa thì tình huống tồi tệ nhất là một trong hai phải nghỉ làm”.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ Hankook Ilbo

author-avatar

About Hồng Yến

Biết đến Hàn Quốc qua những bản nhạc K-Pop. Đặt chân tới Hàn Quốc do niềm yêu thích và cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực nơi đây. Hiện đang có sự quan tâm đến xã hội cũng như lịch sử Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).