Ngày 7/1/2020, trong cuộc phỏng vấn với đài KBS, ông Harry Harris – Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc bày tỏ: Muốn Hàn Quốc gửi quân tới eo biển Hormuz, là nơi đang diễn ra cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran.

Mỹ đã yêu cầu các đồng minh gửi quân tới eo biển Hormuz từ tháng 7/2019 và tuyên bố sẽ thiết lập “Sáng kiến an ninh hàng hải quốc tế” (IMSC) để bảo vệ người dân và tàu thuyền tại vùng biển lân cận eo biển Hormuz.

Trước yêu cầu của Mỹ từ tháng 7/2019 và phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc mới đây, chính phủ Hàn Quốc cho biết chưa có “chi tiết cụ thể nào” được quyết định. Đến ngày 09/1/2020, ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Hwa đã chính thức lên tiếng, cho rằng Hàn Quốc có thể sẽ không cử quân đến eo biển Hormuz theo yêu cầu của Mỹ.

Sau vụ không kích của Mỹ hôm 3/1/2020 tại sân bay Baghdad của Iraq khiến quan chức cấp cao của quân đội Hồi giáo Iran là Tướng Qassem Soleimani thiệt mạng, tình hình chính trị toàn cầu ngay lập tức rơi vào tình trạng nóng bỏng.

Thiếu tướng Qasem Soleimani được Iran vinh danh là “anh hùng dân tộc” qua các trận đánh chống Iraq trong thập niên 1980. Ngay sau cái chết của ông này, Iran đe dọa trả đũa và quan chức chính phủ tiếp tục có lời lẽ đe dọa Mỹ.

Theo các chuyên gia có thể có ba kịch bản diễn ra:

  1. Điều phiến quân gây hỗn loãn ở khu vực Trung Đông, tiến hành khủng bố tại nhiều nước
  2. Tấn công trên diện rộng các nhà máy điện của Mỹ và châu Âu để gây hỗn loạn cung cấp điện
  3. Phong toả eo biển Hormuz là nơi vận chuyển dầu thô ra thế giới

Do nỗi sợ hãi Iran sẽ trả thù nên giá dầu và vàng đều tăng mạnh. Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ duy trì tư thế đối phó triệt để, mạnh dạn ứng phó nhanh chóng theo kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp thị trường xảy ra biến động lớn.

Các chuyên gia nhận định Iran sẽ khó phong tỏa toàn bộ eo biển Hormuz, nhưng nhiều khả năng nước này sẽ tấn công hoặc bắt giữ tàu chở dầu, tàu vận chuyển hàng hóa.

Trong trường hợp này, dĩ nhiên thị trường dầu thô sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Đồng thời, Hàn Quốc có thể gặp khó khăn về ngoại giao vì vừa là đồng minh của Mỹ, vừa giữ quan hệ hữu nghị với Iran.

Về phía Mỹ, phát biểu sau khi chỉ đạo tiến hành vụ không kích, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Tướng Soleimani đã khiến hàng trăm công dân Mỹ thiệt mạng thông qua các cuộc tấn công, khẳng định quyết định của ông là cần thiết để “ngăn chặn chiến tranh”, song không nhằm “bắt đầu một cuộc chiến khác” hay thay đổi chế độ tại Iran.

Ông Trump cũng cảnh cáo một khi Tehran phản kháng, gây tổn hại tới ích Mỹ, Washington sẽ tấn công “rất nhanh, rất mạnh” vào 52 địa điểm văn hóa của quốc gia Hồi giáo, tượng trưng cho 52 người Mỹ bị bắt cóc năm 1978, bằng các vũ khí tối tân nhất.

Ngày 5/1/2020, một biển người tràn ngập đường phố Ahvaz, ở Tây-Nam Iran, đón tiếp linh cữu tướng Qassem Soleimani. Những người dự đám tang hô lớn “Mỹ phải chết” và “Trump phải chết”.

XEM THÊM: Mỹ sẽ không đòi Hàn Quốc 5 tỉ USD chi phí bảo vệ quốc phòng

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).