“Tôi đã ngồi cắn các loại hạt với gia đình mình vào ngày lễ Jeongwol Daeboreum (정월대보름). Tôi không chắc tại sao, nhưng tôi đoán truyền thống này được cho là sẽ xua đuổi một số hồn ma xấu và mang lại may mắn. Tôi biết rằng có vài hoạt động truyền thống Jeongwol Daeboreum khác, nhưng tôi không tham dự chúng.” – Kang Min Woo, 26 tuổi, nói.

Thứ bảy, ngày 08/02/2020 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch) là ngày lễ Jeongwol Daeboreum (정월대보름) hoặc Daeboreum (대보름) – tiếng Việt là Tết Nguyên Tiêu – một ngày lễ truyền thống đánh dấu ngày mặt trăng lớn nhất, tròn trịa nhất trong năm. Tuy nhiên, truyền thống này đang dần mờ nhạt, đặc biệt là với giới trẻ.

“Tôi dạy học sinh lớp 3. Có một bài học ngắn về Jeongwol Daeboreum và truyền thống của lễ này xuất hiện trong sách giáo khoa. Chủ yếu giải thích cách tổ tiên chúng ta ăn mừng lễ.

Hầu hết các học sinh chỉ biết về các ngày lễ lớn như Tết Trung thu (추석) và Seollal (설날). Vì Jeongwol Daeboreum không phải ngày lễ mà nhiều người ăn mừng ngày nay, nên nhiều học sinh sinh viên không biết về truyền thống này.” – Kim Dong Yeon, 30 tuổi, giáo viên tiểu học cho biết.

Truyền thống Jeongwol Daeboreum đầy sự mê tín?

Một số chuyên gia tin rằng truyền thống Jeongwol Daeboreum đã phai mờ do nền công nghiệp hóa hiện nay. Tập quán truyền thống này tập trung vào mong muốn cầu cho một mùa vụ bội thu.

Có thể tìm thấy những ghi chép chi tiết về truyền thống Jeongwol Daeboreum trong một cuốn sách viết trong triều đại Joseon. Như cuốn “Samguk Yusa” (Tam Quốc di sử – Ký sử thời ba vương quốc).

Vì tổ tiên người Hàn sống trong một xã hội nông nghiệp, mong muốn một vụ mùa bội thu là điều tối quan trọng đối với họ. Trong trường hợp không có khoa học và y học, không có cách nào để chuẩn bị cho một tương lai không thể đoán trước, vì vậy họ đã phải dựa vào sức mạnh mê tín để vượt qua những điều không thể đoán trước.

Ăn gì trong ngày Tết nguyên tiêu?

Trong ngày Tết Nguyên tiêu, người Hàn Quốc sẽ ăn cơm ngũ cốc và các loại hạt vỏ cứng.

Cơm ngũ cốc đại diện cho những loại cây nông nghiệp của người Hàn Quốc và được ăn trong ngày Rằm tháng Giêng với niềm tin rằng sẽ mang lại mùa màng bội thu.

Truyền thống ẩm thực nổi tiếng nhất của Daeboreum là Bureom (부럼). Bureom được ăn vào buổi sáng của ngày diễn ra lễ hội Jeongwol Daeboreum, là hỗn hợp các loại hạt (thông thường bao gồm quả óc chó, đậu phộng, hạt dẻ…).

Các loại hạt được để nguyên vỏ và mọi người sẽ tách vỏ bằng răng. Nghi thức này được cho là để giúp cho răng lợi khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn nhọt trên da, cũng như mang lại may mắn.

Mặc dù các loại hạt là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng các chyên gia cho rằng không có cơ sở nào cho thấy chúng có thể ngăn ngừa được mụn nhọt.

Theo quan niệm, trong ngày Rằm tháng Giêng người Hàn Quốc phải cắn số hạt bằng tuổi của họ (ví dụ một người 25 tuổi sẽ cần phải bẻ 25 hạt), nhưng thường người ta chỉ cắn vài hạt đại diện mà thôi.

Nhiều người Hàn Quốc cũng uống rượu gwibalgisul (귀발기술) – một loại rượu gạo ướp lạnh hoặc rượu vang Ear-quickening wine (Rượu nhanh tai) vào buổi sáng của Daeboreum với niềm tin rằng nó có thể giữ cho mọi người tai khỏe mạnh và giúp họ nghe được tin vui trong suốt cả năm.

Đừng đánh giá thấp sự uyên thâm của tổ tiên

Các truyền thống được truyền lại đều có lý do.

“Jeongwol Daeboreum là hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo vì ngày này có rất nhiều hoạt động được thực hiện theo nhóm. Thông thường, người ta chỉ thu hoạch lúa với những người có quan hệ huyết thống. Nhưng những người canh tác các loại cây trồng khác thì không. Điều này đòi hỏi các hoạt động có thể thúc đẩy sự đoàn kết.” – giáo sư Lim Jang Hyuk của Đại học Chungang nói.

Các hoạt động truyền thống nổi bật

Một trong những hoạt động được biết đến nhiều nhất được thực hiện vào ngày trăng tròn đầu tiên của lịch âm là jwibulnori (쥐불놀이), đốt cháy cỏ khô trên những rặng núi giữa các cánh đồng. Gần đó, trẻ em vung một cái lon đầy lỗ xung quanh thành vòng tròn, với lửa than rực sáng qua các lỗ.

Mục đích của jwibulnori là để thoát khỏi chuột. Ban đầu, nó chỉ liên quan đến việc đốt lửa. Hoạt động của trẻ em xoay những cái lon đầy lỗ chứa lửa than đã được thêm vào sau đó cho mục đích giải trí.

Một nghi lễ khác liên quan đến lửa được thực hiện vào ngày này là daljip taeugi (달집태우기).

Daljip một đống lửa lớn được làm từ rơm hoặc cành cây khô. Tại Busan, các Daljip được dựng trên các bãi biển.

Daljip được xếp thành hình chóp nón, tạo nên một ngôi nhà cho mặt trăng mọc lên và phải có một “cánh cửa” nhỏ được đặt ở phía đông để mặt trăng đi vào. Daljip trong quan niệm của người Hàn Quốc là để đuổi tà ma và mang lại may mắn cho năm mới.

XEM THÊM: 흥 trong đời sống tinh thần của người Hàn, động lực phát triển kinh tế & gìn giữ văn hóa truyền thống

author-avatar

About Quý Vy

Từ niềm đam mê nghe nhạc K-Pop và du lịch Hàn Quốc, đã dẫn lối tâm hồn mình vào mê cung của văn hóa, ngôn ngữ, con người, thắng cảnh... và tất cả mọi thứ về đất nước Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).