Là tín đồ của ẩm thực Hàn Quốc, nếu bạn để ý sẽ thấy hầu hết các món ăn truyền thống ở xứ sở kim chi đều không thể thiếu vắng một loại nguyên liệu đó là cà rốt. Dù là gimbap hay miến trộn đều có thể thấy thấp thoáng màu đỏ tươi ngon của cà rốt.

Cà rốt có thể dùng ăn sống, nấu chín hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon, với màu đỏ bắt mắt của mình, cà rốt còn có tác dụng trang trí cho món ăn trở nên đẹp mắt và sinh động hơn.

Quan trọng hơn cả, chúng ta không thể phủ định công dụng tuyệt hảo cà rốt đem lại cho sức khỏe.

Chẳng phải tự nhiên mà cà rốt được mệnh danh là tiểu nhân sâm Hàn Quốc. Dưới đây là 10 công dụng của cà rốt mà không phải ai cũng hiểu rõ.

1. Phòng ngừa chứng quáng gà và giúp cải thiện thị lực

Ăn nhiều cà rốt giúp cải thiện thị lực và phòng tránh bệnh quáng gà. Cà rốt rất giàu beta-caroten, một tiền chất được chuyển hóa thành vitamin A trong gan. Loại vitamin A này giúp cải thiện thị lực. Beta-caroten có trong cà rốt giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già.

2. Giảm cân, giữ dáng

Trong cà rốt tươi chứa 88% nước, còn lại là chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, trong đó chỉ có khoảng 25 calo.

Chính vì vậy, bổ sung cà rốt trong thực đơn chính là một cách thông minh để bạn lấp đầy bao tử, giảm cảm giác thèm ăn mà không ngại tích lũy quá nhiều calo làm tăng cân.

Ngoài ra, chất xơ pectin trong cà rốt còn thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo, duy trì cân nặng khỏe mạnh và vóc dáng lý tưởng cho bạn.

3. Chống lão hóa & Phòng chống ung thư

Cà rốt có thể loại bỏ các gốc tự do gây ra lão hóa. Vitamin A giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và sinh sản bình thường của các tế bào cơ thể cũng như duy trì sức khỏe của các biểu mô.

Phòng chống ung thư là một trong những tác dụng tích cực của cà rốt đối với cả phụ nữ và nam giới. Nhờ có chứa chất chống oxy hóa, cà rốt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Có nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ beta-carotene một cách thường xuyên có xu hướng giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.

Trong một nghiên cứu khác, những người hút thuốc không ăn cà rốt có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp ba lần so với những người ăn chúng nhiều hơn một lần một tuần.

4. Làm sạch ruột, nhuận tràng

Cà rốt có chứa chất xơ thực vật, có tính hút nước mạnh, dễ nở ra khi ở trong đường ruột, là “chất làm đầy” bên trong đường ruột, có thể tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng, chữa táo bón.

5. Tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và bé

Vitamin A, chất chống oxy hóa, canxi và axit folic trong cà rốt là một số các chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với các bà bầu. Cà rốt chứa một lượng vitamin C tốt rất có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu.

Loại củ này chứa lượng canxi dồi dào, một khoáng chất rất quan trọng cho sự hình thành xương và răng của thai nhi. Không chỉ có thế, lượng canxi có trong cà rốt cũng rất tốt để giữ cho xương của mẹ bầu khỏe mạnh.

Cà rốt cũng giúp các mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu nhờ không chỉ giàu chất sắt mà còn chứa vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Lượng vitamin B và axit folic có trong cà rốt rất có lợi cho quá trình phát triển của hệ thần kinh và sự phát triển trí não của thai nhi. Việc mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hằng ngày cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị dị tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống…

6. Ổn định huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin A trong máu cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cà rốt sở hữu nhiều chất dinh dưỡng này nên có thể trở thành một sự lựa chọn lý tưởng trong thực đơn của bệnh nhân bị tiểu đường.

Theo một nghiên cứu gần đây, sử dụng nước ép cà rốt giúp giảm 5% huyết áp tâm thu. Tác dụng tuyệt vời này của cà rốt có được là nhờ nguồn chất dinh dưỡng phong phú có trong thực phẩm này, bao gồm chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.

7. Tăng cường khả năng miễn dịch

Vitamin A trong cà rốt hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa vitamin C – một chất có tác dụng tích cực trong việc tăng sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.

8. Sức khỏe tinh thần

Cà rốt có tác dụng giảm stress ôxy hóa ở não bộ. Nước ép cà rốt còn chứa các dưỡng chất quan trọng giúp phòng bệnh Alzheimer. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của cà rốt.

9. Tác dụng trong làm đẹp da

Một trong số tác dụng của cà rốt với da là làm sáng da. Nếu làn da của bạn trông xỉn màu hoặc có dấu hiệu lão hóa, bạn có thể sử dụng cà rốt để làm cho da sáng trở lại.

Các vitamin A và chất chống oxy hóa có trong cà rốt giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và tác hại của các gốc tự do đôi khi được giải phóng trong quá trình trao đổi chất.

Cà rốt chứa một chất gọi là axit retinoic, có tác dụng hỗ trợ cơ thể duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ăn cà rốt sống hoặc luộc thì bạn có thể uống nước ép cà rốt hoặc tán nhỏ bôi trực tiếp lên da mặt để điều trị các vấn đề như mụn nhọt, khô da.

10. Tốt cho răng và nướu

Công dụng của cà rốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được nhiều người biết đến. Đặc tính giòn và thô của cà rốt giúp làm sạch mảng bám trên răng và mang lại cho bạn hơi thở thơm tho hơn.

Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp làm tăng tiết nước bọt, có thể trung hòa axit citric và axit malic trong miệng gây hại đến răng và nướu.

Cách bảo quản và sử dụng cà rốt đúng cách

Nếu mua cà rốt tươi với số lượng nhiều, bạn nên bảo quản trong túi nhựa kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với những củ vẫn còn nguyên cuống lá trên đầu thì nên cắt bỏ phần này trước khi lưu trữ để ngăn không cho lá tiếp tục hút nước và chất dinh dưỡng từ củ.

Bạn nên gọt vỏ và rửa sạch cà rốt trước khi sử dụng. Đây là một loại rau củ đa năng. Nó có thể được chế biến dưới dạng tươi, luộc, hấp cách thủy, nấu súp hoặc thêm vào các món hầm hay món súp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ép cà rốt lấy nước uống. Dùng nước ép cà rốt nguyên chất hoặc phối hợp với các loại rau củ khác đều tốt cho sức khỏe.

Một ngày không nên ăn quá 70gr cà rốt. Ăn quá nhiều cà rốt trong thời gian dài sẽ bị vàng da do carotene gây ra. Vàng da không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Da sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng ăn cà rốt khoảng 2~3 tháng.

Cà rốt nên ăn sống hay nấu chín?

Nhiều người không biết nên ăn cà rốt sống hay chín sẽ tốt hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà rốt khi được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và giải phóng nhiều carontene (tiền chất của vitamin A) cho cơ thể.

XEM THÊM: Đây là cách chế biến sâm tươi đúng cách của người Hàn Quốc, đừng ngâm rượu cho cánh đàn ông uống!

author-avatar

About Ngọc Vũ

Kết nối với Hàn Quốc như một cái duyên và gắn bó cùng Hàn Quốc như một định mệnh. Quan tâm tới văn hoá, xã hội, các tin tức thời sự và mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).