⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Trước đối sách ứng phó với dịch virus corona chủng mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang, một số chuyên gia đã lên tiếng khuyến nghị hướng dẫn này cần sửa đổi gấp vì nó có thể gây ra sự hoang mang trong cộng đồng.

Trong bài viết “Đeo hay không đeo: Hướng dẫn khó hiểu của WHO trong hướng dẫn liên quan đến khẩu trang phòng dịch COVID-19 (To wear or not to wear: WHO’s confusing guidance on masks in the covid-19 pandemic)” đăng ngày 11/3 trên Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal, BMJ), Giáo sư Ram Tai Hing (Khoa Y tế Công cộng – Đại học Hồng Kông) và Giáo sư KK Cheng (Khoa Y tế Công cộng – Đại học Birmingham) đã chỉ ra các vấn đề liên quan tới chỉ đạo “Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng virus corona 19” mà WHO ban hành vào ngày 29/1.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc WHO chỉ trích quốc tế phản ứng chậm với dịch virus corona chủng mới tại Diễn đàn Hội nghị An ninh Munich (MSC) vào ngày 15/2/2020.

Khẩu trang chỉ có hiệu quả với nhân viên y tế?

Các chuyên gia chỉ ra rằng WHO đã đưa ra không ít lập luận sai lầm trong chính hướng dẫn của mình.

“WHO hướng dẫn không cần sử dụng khẩu trang y tế vì không có bằng chứng cho thấy nó thực sự hữu ích trong việc bảo vệ những người khỏe mạnh. Nhưng thực tế đã có bằng chứng cho thấy khẩu trang góp phần làm giảm tỉ lệ lan dịch trong xã hội, tương tự với việc đeo khẩu trang kết hợp với rửa tay”.

“WHO khuyên chỉ những người nhiễm bệnh mới nên đeo khẩu trang và không cần phải cảm thấy áp lực từ xã hội. Tuy nhiên tại Trung Quốc, đã có trường hợp dương tính với virus nhưng không hề biểu hiện triệu chứng”.

“Muôn hình vạn trạng” thời trang khẩu trang mùa dịch bệnh.

“Như vậy, nếu để phòng ngừa triệt để thì không có cách nào khác là tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang. Nhưng hướng dẫn của WHO lập luận rằng sử dụng khẩu trang y tế có thể phát sinh ra những chi phí không cần thiết. Trong tình hình dịch bệnh, thật không phù hợp khi đặt vấn đề chi phí lên trên việc bảo toàn sức khỏe và tính mạng”.

Không nên loại bỏ khẩu trang vải

Về việc nên hay không nên dùng khẩu trang vải, các chuyên gia kiến giải: “WHO khuyên không nên dùng khẩu trang vải nhưng có lẽ đây là kết luận rút ra từ các thí nghiệm so sánh khẩu trang y tế và khẩu trang vải với nhân viên y tế. Về khía cạnh ngăn chặn nguy cơ lây lan, thì lại là một chuyện khác”.

Đồng thời giải thích thêm: “Mặc dù khẩu trang vải tự chế không hiệu quả được như khẩu trang y tế, nhưng có kết quả thử nghiệm cho thấy nó có tác dụng làm giảm nguy cơ hít phải virus từ môi trường bên ngoài”.

“Và dù khẩu trang y tế là lựa chọn tốt hơn, nhưng nhân viên y tế là bộ phận cần được ưu tiên, bởi họ là lực lượng trực tiếp đóng góp vào công cuộc chống dịch. Hơn nữa, khẩu trang vải có thể tái sử dụng và có ưu thế trong việc sản xuất hàng loạt”.

Khoảng cách 2m là điều không thực tế

“WHO khuyến cáo nên duy trì khoảng cách xã hội tối thiểu 1m để bảo vệ bản thân khỏi virus. Nhưng điều này dựa trên hai nghiên cứu được công bố từ 80 năm trước. Theo các nghiên cứu mới nhất, virus có thể đi xa đến 2m”.

“Tuy vậy, thực tế rất khó để giữ khoảng cách hơn 2m trong môi trường thành phố phức tạp. Do đó, chỉ dẫn của WHO mang tính không thực tế và dễ gây ra tâm lí bất an. Từ đó dẫn đến tâm lí phân biệt trong đó bao gồm cả phân biệt chủng tộc”.

Thực tế tại Hàn Quốc

Ngày 15/3, Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc đã tổ chức họp báo tại quận Yongsan, Seoul. Trước tình hình khẩu trang khan hiếm, Hiệp hội khẳng định: “Khẩu trang vải vẫn giúp ích, đeo vẫn hơn không đeo”. Trong khi, chỉ ba ngày trước đó, Hiệp hội tuyên bố không khuyến nghị sử dụng loại khẩu trang này.

Một nhóm kịch ở Hồng Kông “lui về hậu trường” làm tình nguyện viên sản xuất khẩu trang vải.

Ngoài khẩu trang kháng khuẩn như KF80, KF94 và KF99, Hiệp hội Y khoa cho biết, khẩu trang nha khoa cũng có chức năng lọc, do đó giúp ích cho việc ngăn ngừa lây nhiễm. Với người bình thường, bạn chỉ cần đeo KF80.

Vào ngày 3/3, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hướng dẫn về việc sử dụng khẩu trang phòng dịch. Theo đó, người dân có thể sử dụng khẩu trang vải, bên cạnh đó, khẩu trang dùng một lần có thể tái sử dụng cho lần đeo thứ hai. Chỉ cần đảm bảo treo ở nơi sạch sẽ, thông thoáng, đủ khô trước khi sử dụng lại.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ JoongAng Ilbo

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).