Khoảng 10.000 người dân từ 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh vừa qua đã đệ đơn kiện tập thể đòi chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh COVID-19.

Ngày 20/4, theo ABC News và truyền thông nước Mỹ: công ty luật Berman Law Group đã thay mặt nạn nhân của đại dịch COVID-19 nộp đơn kiện lên tòa án Florida vào tháng trước.

Công ty luật Berman đã thông qua một công bố tố cáo Trung Quốc và yêu cầu nước này bồi thường thiệt hại.

Luật sư Jeremy Alters, người hoạch địch và dẫn dắt vụ kiện, đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc:

– Che giấu dịch bệnh dẫn đến đại dịch bùng phát,
– Gây nên tổn thất về sinh mạng và tài sản
– Yêu cầu bồi thường những thiệt hại liên quan.

“Chính phủ Trung Quốc đã vì lợi ích kinh tế, chểnh mảng trong việc quản lý; khiến hàng triệu người trên thế giới mất đi người thân, mọi nơi biến thành địa ngục”.

Vụ kiện được bắt đầu vào tháng trước với sự khởi xướng của 4 người và tăng lên 5.000 người sau chưa đầy 1 tháng. Được biết số tiền bồi thường là khoảng 6.000 tỉ USD ( khoảng 7.323.000 tỉ KRW).

Lorraine Cargiano, một công dân Mỹ đã mất đi cha và dì vì COVID-19 tham gia vào vụ kiện này. Anh cho biết: “Tiền không phải là vấn đề. Gia đình chúng tôi muốn biết sự thật về cơn đại dịch này.

Công ty luật Berman không nêu rõ số tiền cụ thể họ yêu cầu Trung Quốc. Jeremy Alters, người phát ngôn của Berman giải thích: “Tạm thời chúng tôi yêu cầu hàng ngàn tỉ USD. Tuy nhiên vụ kiện đặt ưu tiên cho việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trước tòa án Mỹ”.

Truyền thông quốc tế cũng cho biết thêm: theo một báo cáo được công bố đầu tháng này của Hiệp hội Henry Jackson Society, Anh Quốc: các quốc gia G7 có thể yêu cầu Trung Quốc bồi thường khoảng 6.300 tỉ USD (khoảng 7.689.000 tỉ KRW).

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của vụ kiện này đang gây tranh cãi lớn.

Giáo sư Stephen Carter, khoa Luật Đại học Yale phân tích: “Đạo luật miễn trừ chủ quyền nước ngoài (FSIA·Foreign Sovereign Immunities Act) nghiêm cấm truy tố chính phủ nước ngoài tại tòa án Mỹ theo nguyên tắc miễn trừ có chủ quyền. Không dễ để kiện các chính sách của Trung Quốc tại tòa án Mỹ”.

Tuy nhiên, luật sư Jeremy Alters cũng chỉ ra rằng cho dù Trung Quốc từ chối chịu xét xử ở Hoa Kỳ, tòa án Hoa Kỳ vẫn có thể ra phán quyết tịch thu tài sản của Trung Quốc tại Mỹ.

Jeremy Alters cho biết ông sẽ đệ đơn kiện tại Hoa Kỳ với cáo buộc Trung Quốc che giấu tình hình, sơ suất để dịch bệnh lây lan, hành xử tồi tệ và cảnh báo Trung Quốc không được sử dụng chủ quyền như một lý do để lẩn tránh tố tụng.

Ngoài ra, trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne ngày 19/4 đã lên tiếng yêu cầu thành lập một cơ chế độc lập để điều tra việc dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc.

Bà Marise Payne nói: “Các vấn đề xung quanh virus Corona mới cần phải được xem xét đánh giá độc lập và tôi nghĩ chúng ta làm như vậy là rất quan trọng. Trên thực tế, Australia nhất định sẽ kiên trì điều này”.

Ngoài ra, công ty luật Shurat Hadin của Israel trong tháng này cũng đã đại diện cho một nhóm nhân viên y tế, cáo buộc Trung Quốc tích trữ vật tư y tế. Luật sư đại diện, ông Lettner cho biết ông sẽ đệ đơn kiện tại Hoa Kỳ với cáo buộc Trung Quốc che giấu tình hình, sơ suất để dịch bệnh lây lan, hành xử tồi tệ và cảnh báo Trung Quốc không được sử dụng chủ quyền như một lý do để lẩn tránh tố tụng.

Luật sư nhân quyền người Anh Robertson đã kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, nói rằng nếu Trung Quốc từ chối giải thích đầu đuôi vụ việc, họ sẽ phải đối mặt với áp lực quốc tế và trừng phạt kinh tế.

Tổng hợp từ Donga Ilbo

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).