Nếu như năm 2019 vừa qua, nắng nóng là vấn đề không phải của riêng quốc gia nào thì năm 2020 hiện nay, đề tài đó càng trở nên “nóng bỏng” hơn bao giờ hết.

Thời gian qua, khi dịch COVID-19 hoành hành, nhịp sống trên toàn thế giới chậm lại, xe cộ di chuyển ít hơn, nhiên liệu sử dụng ít hơn… bầu khí quyển lập tức được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu vẫn đang đe doạ tới đời sống con người.

Theo dự báo từ Weather Company (thuộc tập đoàn IBM, Mỹ); Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và nhiều cơ quan khí tượng khác, năm 2020 sẽ là một trong những năm nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 1.1ºC, kèm theo là tính bất ổn định cao của khí quyển.

Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO đã có Công hàm gửi tới tất cả các quốc gia thành viên, trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên cần đặc biệt cảnh giác với các nguy cơ khí tượng thủy văn như mưa, lũ, bão, các thảm họa liên quan tới biến đổi khí hậu và biến đổi thời tiết tiếp tục diễn ra.

Cục khí tượng thuỷ văn Hàn Quốc cũng cho biết cho biết nhiệt độ tháng 5 tại Hàn Quốc đã tăng lên rất nhiều trong những năm qua do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Lý do chính là lượng băng vùng Bắc Cực đã giảm kỷ lục trong mùa thu và mùa đông năm 2019, và nhiệt độ nước biển trên toàn bề mặt Trái Đất cũng duy trì mức cao trong năm nay.

Trong quá khứ, người dân Hàn Quốc chỉ phải chịu cái nóng của mùa hè trong khoảng ba tháng, từ tháng 6 tới tháng 8. Vậy nhưng gần đây, cái nóng oi ả đã bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài tới tháng 9, tức mùa hè đã dài tới 4 tháng.

Đặc biệt, tốc độ biến đổi khí hậu ở Seoul đang diễn ra rất nhanh. Trong năm ngoái, mùa hè ở Seoul kéo dài 140 ngày, lâu hơn cả thành phố Daegu hay thành phố Busan. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính, dân số tập trung đông và hiện tượng đảo nhiệt đô thị (một khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh) là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.

Cục khí tượng thủy văn Hàn Quốc hôm 10/5 cho biết nhiệt độ trung bình từ ngày 1-8/5 vừa qua tại thủ đô Seoul là 19.8ºC, cao nhất sau mức 20.2ºC năm 2012. Tiếp theo đó, vào ngày 23/5/2020, Seoul đã phát lệnh chú ý nắng nóng đầu tiên trong năm 2020.

Theo tiêu chuẩn của cục khí tượng thuỷ văn Hàn Quốc, lệnh chú ý nắng nóng (폭염주의보) được phát khi nhiệt độ cảm nhận thực tế (체감 온도) đạt từ 33ºC trở lên, lệnh cảnh báo nắng nóng (폭염경보) được phát khi nhiệt độ cảm nhận thực tế đạt từ 35ºC trở lên.

Đến thời điểm sáng ngày 10/6, nhiệt đô Seoul đã lên tới 31ºC, nhiệt độ cảm nhận thực tế là 33ºC, tức hôm nay cũng là ngày tin nhắn chú ý nắng nóng được gửi tới các công dân sinh sống tại Seoul.

Tình hình nắng nóng đầu hè không chỉ xảy ra tại thủ đô Seoul mà còn tại nhiều địa phương khác trên toàn Hàn Quốc. Dự đoán vào những tuần cuối tháng 6 trở đi, nhiệt độ cao nhất ở Hàn Quốc có thể lên tới 40ºC (như ở Daegu) hoặc tới 36ºC ở Seoul.

Hè năm nay là mùa hè con người phải gồng mình chống chọi với dịch bệnh COVID-19. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe là vấn đề ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình và bản thân mỗi người, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

1. Uống nhiều nước

Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên tất nhiên là bạn phải tăng cường nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất. Theo tính toán, cứ khoảng 0.9 kg cân nặng cần 28.4ml nước. Như vậy mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ trung bình. Khi trời quá nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng lưu ý không nên uống thêm quá nhiều vì có thể phản tác dụng, khiến bạn gặp các vấn đề khác.

Trong mùa hè, có những khoảng thời gian cần đặc biệt chú ý bổ sung nước cho cơ thể: thức dậy, trước khi đi ngủ và tắm. Thông thường, tốt nhất là bạn nên có một chai nước sẵn trong tay để uống bất kỳ thời điểm nào. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên uống nước muối loãng thay vì uống nước đun sôi.

Ngoài ra, vào mùa hè, nhiều người thường uống nước lạnh để tỉnh táo và giải nhiệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy uống nước lạnh không tốt cho sức khỏe, ngược lại nước ấm lại cực kỳ tốt khi bạn uống vào mùa hè.

Theo Y học Cổ đại Trung Quốc và Ayurveda, một hệ thống y học hàng nghìn năm tuổi của Ấn Độ, uống nước ấm sớm vào buổi sáng có thể kích hoạt hệ tiêu hóa và ngăn ngừa khó tiêu.

Ngoài ra, uống nước ấm cũng ngăn ngừa táo bón vì nó kích thích dòng máu chảy vào ruột. Thêm một vài lát chanh vào cốc nước ấm, bạn đang có một bài thuốc giải độc cho cơ thể. Uống nước ấm cũng làm giảm viêm chân, điều trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.

Việc uống nước ấm vào mùa hè cũng rất gần gũi với quan niệm “dĩ nhiệt trị nhiệt” (lấy nóng trị nóng) của người Hàn Quốc. Càng vào những ngày nắng nóng trong năm, như tiết tiết Sambok (Tam phục) thì người Hàn Quốc lại tìm đến những món ăn giúp đổ mồ hôi như Canh cá trạch Chueotang, gà tần sâm Samgyetang

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu, nên ăn các loại trái cây lợi tiểu như dưa hấu, cam, đào, dứa… Các loại hoa quả này cũng giàu vitamin C, giúp cơ thể giữ nước. Hãy dùng ít nhất một khẩu phần trái cây trong ngày hoặc một ly nước ép trái cây sẽ rất tốt cho cơ thể trong mùa hè oi bức.

Ngoài ra, có thể uống nước có bổ sung muối và khoáng chất, chẳng hạn như nước bù điện giải oresol, tuy nhiên cần lưu ý là phải pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

3. Tránh xa ánh nắng

Một điều rất quan trọng nữa để bảo vệ cơ thể khi bắt buộc phải ra ngoài nắng là cần mặc áo, đội mũ kín để che vùng đầu và vùng gáy. Hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để cóthể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài cần phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15 và đeo kính mát để bảo vệ mắt.

4. Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều không khí và nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao, nếu mở cửa lúc này hơi nóng từ bên ngoài sẽ tràn vào nhà. Vậy nên tốt nhất trong khoảng thời gian này là đóng cửa, kéo rèm.

Ngoài ra, khi bật quạt lớn, để điều hòa nhiệt độ thấp khiến khô vùng mũi họng khô các dịch nhầy bảo vệ cơ thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên để trong phòng điều hòa hoặc phòng có bật quạt lớn chậu nước giúp giữ ẩm cho phòng. Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ có thể xịt thêm thuốc nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi họng.

5. Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương

Trẻ em dưới 4 tuồi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa cân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi nhiệt độ thay đổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.

Các trò chơi vận động cũng như thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, nên phải tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể. Nên tắm nước mát vừa phải, không tắm ngay khi vừa đi nắng về và khi đang đổ mồ hôi, dễ khiến trẻ bị ốm.

Mùa hè nắng nóng cung là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, dễ gây mất nước, nhiễm trùng và sốt cho trẻ. Do vậy, lưu ý trẻ luôn uống nước thường xuyên, bổ sung nước trái cây tươi tăng cường vitamin. Nhớ cắt móng tay của trẻ thật ngắn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn uống để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh, nước đá.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).