⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Rất nhiều quốc gia châu Phi hiện không đủ nước uống. Vậy nên vấn đề phòng tránh dịch bệnh COVID-19 càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi họ không thể rửa tay thường xuyên như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Vào Ngày Nước sạch Thế giới 22/3, tổ chức Liên hiệp quốc đã xem xét vấn đề đối mặt hiểm họa COVID-19 của các nước nghèo và đang phát triển ở châu Phi.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự lây lan của dịch bệnh Châu Phi vào ngày 19/3.

Chỉ trong vòng năm ngày mới đây, gần 650 trường hợp dương tính với COVID-19 được ghi nhận ở 34 trong số 54 quốc gia châu Phi, trong đó có 17 người thiệt mạng.

Mặc dù đây là một con số không đáng kể so với châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng tình hình ở châu Phi rất đáng lo ngại. Nguyên nhân là do tình hình vệ sinh và nước sinh hoạt ở châu Phi thiếu thốn hơn nhiều so với châu lục khác. Một khi COVID-19 lây lan, hậu quả sẽ không thể khắc phục được.

Serestin Adiambo, 43 tuổi, sống tại khu ổ chuột Mukururu thuộc Nairobi, Kenya, nơi có 500.000 người khác cùng sinh sống. Người này đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC.

“Tôi sống cùng chồng và 6 đứa con sống trong một căn nhà1 phòng duy nhất được dựng bằng sắt, nhựa và bìa cứng. Ở đây không có nước máy hoặc điện.

Thu nhập của chồng tôi là 4 USD (khoảng 5.000 KRW, 100.000 VND) một ngày. Chúng tôi trích ra 12% số tiền đó để mua 10 thùng nước sinh hoạt. Kể cả khi một trong mấy đứa nhỏ bị ốm, chúng tôi vẫn ngủ cùng nhau vì không có phòng.

Gần 30% trong số 1 tỉ người trên thế giới và dân số thành thị sống trong hoàn cảnh tương tự. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm có thể lây lan do không khí tù túng và xử lý nước thải kém. Ở những khu vực này, ngay cả khi bị nhiễm COVID – 19 cũng không thể thực hiện tự cách ly.

40% dân số thế giới – rửa tay là xa xỉ

Theo dữ liệu được công bố năm ngoái bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có khoảng 2.2 tỉ người, tương đương với một phần ba dân số thế giới, không được sử dụng nước uống an toàn. Ít nhất 2 tỉ người đang phụ thuộc vào nguồn nước bị nhiễm phân.

Ngoài ra, hơn một nửa dân số thế giới, 4.2 tỉ người không thể sử dụng nhà vệ sinh. Ba tỉ người, tương đương 40% dân số thế giới, không thể sử dụng các thiết bị vệ sinh để rửa tay trong nhà của họ.

Hơn 200 triệu người phải dành hơn 30 phút mỗi ngày để đi lấy nước.

Trong hoàn cảnh này, hơn 800 trẻ em mỗi ngày và 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm đang chết vì tiêu chảy do thiếu nước uống an toàn và nhà vệ sinh.

Ở các khu vực xung đột, trẻ em dưới 5 tuổi được ước tính có nguy cơ tử vong vì thiếu nước uống và vệ sinh an toàn cao gấp 20 lần so với những trẻ bị giết bởi bạo lực trực tiếp.

“WASH” – phương pháp phòng bệnh cơ bản

Không chỉ WHO, cơ quan của các quốc gia trên thế giới đều nhấn mạnh rằng công dân nên rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa COVID-19.

Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh: WASH chính là “water, sanitation and hygiene”, nghĩa là nước máy an toàn, nhà vệ sinh sạch sẽ và các thiết bị vệ sinh.

WASH này tương ứng với mục tiêu thứ 6: “Quản lý nước lành mạnh và an toàn” trong số 17 mục tiêu của năm 2030: Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được Liên hợp quốc thông qua năm 2015.

Năm 2016, Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng “thúc đẩy vệ sinh là biện pháp sức khỏe hiệu quả nhất”. Sự suy giảm năng suất do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh có thể đạt 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở nhiều quốc gia.

Thay vào đó, WHO giải thích rằng việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh đầy đủ có thể giảm 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.

Theo một bài báo được xuất bản bởi một nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ vào năm 2015: đầu tư 1 USD vào nguồn cung cấp nước máy của thành phố sẽ thu về hơn 3 USD lợi ích kinh tế.

Lợi ích này đến từ việc tiết kiệm chi phí y tế hoặc cải thiện năng suất. Ngoài ra, cứ đầu tư 1 USD vào các cơ sở vệ sinh sẽ tạo ra lợi nhuận 2.50 USD.

Chủ đề của Ngày Nước sạch Thế giới 2020 – Nước và biến đổi khí hậu

Chủ đề của Ngày Nước sạch Thế giới do Liên Hợp Quốc lựa chọn năm nay là “Nước và Biến đổi Khí hậu” (Water and Climate Change).

Chủ đề mang thông điệp: thay đổi nước và khí hậu có mối quan hệ không thể tách rời. Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến chu trình của nước và đe dọa tới việc sử dụng, chất lượng và an toàn nước uống.

Cần phải đặt nước làm trung tâm của chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông điệp còn thúc giục hành động để giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc tái sử dụng nước thải, bảo tồn vùng đất ngập nước và bảo tồn nước.

Tại Hàn Quốc, các buổi kỷ niệm đã được tổ chức ở cấp quốc gia từ năm 1995. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, buổi kỷ niệm năm nay nó đã được thay thế bằng “Lễ trao giải Chính phủ” thay vì một buổi lễ quy mô lớn.

Vào ngày 20, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tổ chức một buổi lễ trao giải. “Giải thưởng Chính phủ cho công lao quản lý nước (물 관리 유공자 정부포상 전수식)” được trao tặng trong phòng hội thảo của Bộ Môi trường tòa 6, khu chính phủ Sejong. Giải thưởng này được trao cho 16 người đóng góp vào quản lý nước như quản lý nước thải, chất lượng nước và số lượng.

Giáo sư Lee Chang Hee (이창희) thuộc Khoa Kỹ thuật Năng lượng Môi trường, Đại học Myongji đã nhận Huân chương Geun Jeong hạng 3 (홍조근정훈장). Giáo sư Joo Ki Jae của Đại học Quốc gia Pusan ​​đã nhận được huy chương Geun Jeong (근정포장).

*근정훈장 được trao cho những người có thành tích xuất sắc trong ngành công vụ (không bao gồm nhân viên quân sự và nhân viên nghĩa vụ quân sự) và nhân viên trường tư.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ Joongang Ilbo

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).