Trên thực tế, không phải thực phẩm thường ăn nào cũng tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm có thể gây chết người nếu ăn quá nhiều hoặc ănkhông đúng cách.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) gần đây cho biết, 4 người Mỹ đã tử vong do ăn phải nấm kim châm có xuất xứ từ Hàn Quốc nhiễm khuẩn Listeria.

Những thực phẩm quen thuộc thường được nhiều người nhầm tưởng là rất tốt cho sức khỏe, từ đó hình thành thói quen ăn “vô tội vạ”. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là 10 loại thực phẩm sau đây:

1. Đậu tây

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/11/abundance-batch-bean-1537169.jpg

Đậu tây hay còn được gọi là “Đậu thận” (kidney bean) do có màu sắc và hình dáng giống quả thận. Loại đậu này thường bị nhầm lẫn với đậu đỏ và thường dùng trong chế biến món súp. Tuy nhiên, đậu thận có nhiều chất độc hại hơn so với hầu hết các giống đậu khác khi chưa nấu chín.

Đậu tây có chứa lectin, một glycoprotein gây buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa. Độc tố này cũng thường có trong các loại đậu khác, nhưng đậu tây có nồng độ cao nhất.

Để tránh bị ngộ độc khi ăn đậu tây, nhất định phải nấu đậu thật kỹ. Lưu ý, ngâm đậu tây và nấu chín hoàn toàn trước khi ăn, tuyệt đối không sử dụng như các món ăn vặt làm từ các loại hạt khác.

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/11/agriculture-antioxidants-colorful-40999.jpg

2. Cà chua

Người tiêu dùng thường “ngộ nhận” rằng, ăn càng nhiều cà chua sẽ giúp bổ mắt và sở hữu làn da mịn màng. Tuy nhiên, cà chua cũng nằm trong danh sách thực phẩm độc hại.

Thực phẩm này cùng họ với cà tím, khoai tây và cà độc dược. Các bộ phận của loài thực vật này đều chứa chất solanine, một loại chất kiềm mà ở liều lượng đủ cao có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ảo giác, tê liệt và tử vong.

Đặc biệt, tuyệt đối không được ăn phần lá và thân của cà chua, khoai tây hoặc cà tím, hay ăn khoai tây còn xanh vì nó chứa hàm lượng solanine cực kỳ cao. Một số người nhạy cảm với solanine cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm này.

3. Hạnh nhân đắng

Kết quả hình ảnh cho hạnh nhân đắng

Hiện có hai loại hạnh nhân khác nhau: hạnh nhân ngọt, thực phẩm cho sắc đẹp được nhiều phụ nữ ưa chuộng, và hạnh nhân đắng, một loại cây rất đẹp nhưng hạt chứa chất độc cao.

Hạt hạnh nhân đắng thô chưa chế biến có chứa axit prussic với tên gọi khác là axit hydrocyanic. Một sản phẩm phụ được sinh ra từ loại axit này chính là chất độc nổi tiếng xyanua.

Chất độc của loại hạnh nhân đắng gấp 20-30 lần so với loại hạnh nhân ngọt. Người lớn ăn 40-60 hạt, trẻ em ăn 10-20 hạt là có khả năng trúng độc.

Triệu chứng tệ nhất của việc ăn hạt hạnh nhân đắng đó là ức chế hệ thần kinh, khó thở và thậm chí là tử vong.

4. Nhục đậu khấu (Nugmet)

nhuc dau khau la gi

Nhục đậu khấu là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu, còn được gọi là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Bên cạnh các công dụng như làm gia vị, giảm đau cơ khớp, tăng cường sinh lý nữ, thanh lọc cơ thể… Tuy nhiên, Nhục đậu khấu cũng có chứa chất độc cần lưu ý khi chế biến và sử dụng.

Nếu ăn quá nhiều, có thể gây ra chứng ảo giác hoặc triệu chứng “Nutmeg Psychosis”, một trạng thái kích động mạnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng hàm lượng vừa phải, từ 2-3 muỗng cà phê hạt nhục đậu khấu để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

5. Nấm dại

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/11/brown-mushrooms-close-cook-36438.jpg

Các loại nấm dại chứa độc tố như orellanine, gyromitrin và alpha-amanitin. Trong đó:

– Alpha-amanitin là độc tố gây chết người và vật nuôi do làm tổn thương gan 1-3 ngày sau khi ăn phải.

– Orellanine gây chết người do suy thận trong vòng 3 tuần kể từ ngày nhiễm độc.

– Gyromitrin sẽ đầu độc hệ thần kinh, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu hủy các tế bào máu, dẫn đến tử vong.

Ngay cả các chuyên gia cũng thường nhầm lẫn giữa các loại nấm lành và nấm dại có độc. Do đó, khi đi mua sắm, cần chú ý xem kỹ xuất xứ, tên gọi và tốt nhất là không ăn các loại nấm không nhãn mác hoặc có tên gọi lạ.

6. Sắn

Kết quả hình ảnh cho sắn

Sắn là một trong những loại thực phẩm dồi dào ở các nước vùng nhiệt đới. Thông thường, mọi người sẽ luộc chín sắn và sử dụng. Tuy nhiên, phần rễ của sắn có chứa nhiều loại độc xyanua khác nhau nếu chưa được nấu chín kỹ.

Đã có nhiều trường hợp ăn sắn bị say hoặc ngộ độc, thậm chí là tử vong. Tuy vậy, việc loại bỏ chất xyanua cũng khá đơn giản nếu biết rõ bộ phận chứa chất độc này.

Chất độc xyanua có nhiều ở phần vỏ màu đỏ phía bên ngoài củ sắn, ở đầu và đuôi củ sắn cũng như phần lõi sắn. Do đó, trước khi luộc hãy gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, cắt bỏ phần đầu và đuôi của củ sắn, khi ăn bỏ phần lõi.

Mặt khác, xyanua tan trong nước, do đó trước khi chế biến phải ngâm sắn trong nước lạnh một vài tiếng để loại bỏ bớt chất độc xyanua này.

7. Cây đại hoàng (Rhubard)

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/08/rhubarb-318217_1920.jpg

Đại hoàng có thân màu đỏ đẹp và lá xanh lớn. Loại cây này thường được sử dụng trong bánh nướng, mứt, với hương vị chua cay hấp dẫn. Nó có đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi, kali và có thể được trồng dễ dàng.

Tuy nhiên, bộ phần nào của loại cây này chứa chất độc?

Đó chính là phần lá có chứa oxalate và anthraquinone glycoside. Oxalate có thể làm giảm sự hấp thụ khoáng chất và gây sỏi thận. Trong khi, anthraquinone vừa là thuốc nhuận tràng vừa là thuốc tẩy. Do đó, nếu ăn quá nhiều phần lá, khoảng 5kg trong một lần ăn có thể gây chết người.

8. Hạt táo, anh đào (cherry), mơ và đào

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/08/cherries-3477927_1920.jpg

Thông thường, hạt táo sẽ dễ ăn hơn một chút so với hạt của quả anh đào, quả mơ hay quả đào. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều những loại hạt này có thể sẽ bị ngộ độc. Nguyên nhân là trong phần hạt của những loại quả này có chứa chất amygdalin. Nếu chúng được nhai, amygdalin sẽ trở thành hydro cyanide (xyanua) cực độc.

Triệu chứng ngộ độc xyanua có thể xuất hiện trong vòng vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với chất độc. Nạn nhân có thể trải qua các triệu chứng sau:

– Toàn thân uể oải

– Buồn nôn

– Cảm thấy bị ảo giác

– Đau đầu

– Khó thở

– Co giật

– Mất ý thức

– Ngừng tim

Tuy nhiên, cứ yên tâm nếu chỉ lỡ nuốt 1-2 hạt của các loại quả trên. Hàm lượng độc chỉ gây nguy hại khi ăn quá nhiều (khoảng 2 cốc đầy).

9. Thầu dầu (castor bean)

http://www.foodeatsafe.com/wp-content/uploads/2018/11/agriculture-blur-close-up-33783.jpg

Thầu dầu hay có nơi gọi là đu đủ tía, dù có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Đậu thầu dầu được dùng để sản xuất ra dầu, cũng như một thành phần trong hương liệu thực phẩm và chất tạo màu.

Tuy nhiên, hạt thầu dầu có chứa chất ricin, độc hại hơn nhiều so với xyanua. Hiện không có bất cứ biện pháp nào để khắc phục ngộ độc ricin. Chỉ cần 1 milligram là đủ để giết chết một người trưởng thành.

Triệu chứng nhiễm độc ricin có thể được cảm nhận trong vòng vài giờ (đau bụng, tiêu chảy, ói mửa), dẫn tới tử vong sau 1-3 ngày.

10. Fugu

Fugu trong tiếng Nhật dùng để chỉ cá nóc và các chế phẩm được làm từ cá nóc. Mặc dù, chúng xuất hiện trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng, nhưng đây là món ăn chứa đầy độc tố và nguy hiểm cao. Tại Nhật Bản, đầu bếp cần có chứng chỉ chế biến cá nóc, mới có thể chế biến các món ăn từ loài cá mang độc tố cực kỳ cao này.

Được biết, gan, buồng trứng, máu và da của cá nóc có chứa tetrodotoxin (TTX), một chất độc tấn công hệ thần kinh mạnh. Mặc dù, thịt cá thường không độc, nhưng khi cá chết, cá bị ươn thối, chất độc từ buồng trứng, gan sẽ ngấm vào thịt cá, gây nhiễm độc.

Kết quả hình ảnh cho fugu là gì

Một số loại thực phẩm trên đây có thể dễ dàng được trồng trong vườn nhà, vậy nên cần lưu ý những bộ phận có chứa chất độc để loại bỏ chúng.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Foodeatsafe

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).