Chuseok, còn có tên gọi khác là 한가위 – Hangawi (lễ hội trăng rằm) hay 중추절 – Jungchujeol (Tiết trung thu).

Chuseok đã trở thành một ngày nghỉ trên toàn quốc vì hầu hết người Hàn Quốc đều kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Những ghi chép đầu tiên về Chuseok đã xuất hiện từ cách đây 2000 năm.

Nguồn gốc của Chuseok

Trong cuốn sử ký Samguksagi ở năm 32 trước CN có kể về việc nhà vua đã đặt sáu văn phòng hành chính của triều đại Shilla (57 trước CN và 935 sau CN) dưới sự chỉ đạo của hai công chúa.

Họ là những người chỉ đạo các cung nữ tổ chức các cuộc thi dệt từ ngày thứ 16 của tháng thứ Bảy âm lịch đến ngày thứ 15 của tháng thứ Tám âm lịch, 15/8 tính theo lịch âm là ngày chính thức của Chuseok.

Hai đội sẽ thể hiện các kỹ năng của họ và bên thua cuộc sẽ phải dâng rượu và thức ăn cho bên kia và tổ chức các nghi lễ cùng với múa và hát. Các nghi lễ này được gọi là gabae. Một ngày nào đó, một phụ nữ của bên thua kêu lên Hee-so, Hee-so. Âm thanh bi tráng đó đã tạo nên một ca khúc có tên gọi Ca khúc Hee-so.

Lịch sử Trung Quốc cổ đại cũng ghi chép rằng “Vương gốc Shilla coi ngày 15/8 âm lịch hàng năm là một ngày có ý nghĩa đặc biệt và tổ chức các nghi lễ với các tiết mục biểu diễn âm nhạc vào ngày này. Giới quý tộc tổ chức các cuộc thi bắn cung, điều này cho thấy đây là dịp lễ người dân Triều Tiên chào đón trên cả nước”.

Tầm quan trọng của Chuseok gắn với tầm quan trọng của nông nghiệp Hàn Quốc. Làm việc trên các cánh đồng lúa có thể tốn nhiều thời gian. Khi mùa đông qua đi, nông dân lại đổ ra đồng để cày ruộng, ươm giống, cấy lúa, làm cỏ và cuối cùng là thu hoạch.

Vào thời điểm này, ngũ cốc và hoa trái đã sẵn sàng cho thu hoạch. Trước khi thu hoạch, người dân được nghỉ ngơi để cúng tế lễ vật thu hoạch lê tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn.

Ở các địa phương vùng Đông Nam của Hàn Quốc, lễ kỷ niệm được gọi là Putbashim, và ở phía Tây Nam Hàn Quốc gọi là Olbyeoshimri. Phụ nữ thường làm súp khoai sọ vào dịp này.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc
Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Những điều chưa biết về Tết Trung thu của người Hàn Quốc

 
Chuseok ở những năm 1960

Vì mùa gặt đến nên người dân bắt đầu làm bánh songpyeon, một loại bánh bằng bột gạo vừa được thu hoạch trong mùa gặt năm đó. Người dân cho thêm hạt dẻ, mật ong, vừng, đậu đỏ hoặc các nguyên liệu khác làm nhân cho chiếc bánh thành hình trăng lưỡi liềm.

Trong khi Trung Quốc ưa chuộng hình trăng tròn, thì Hàn Quốc lại tích bánh hình trăng lưỡi liềm. Theo quan niệm, sớm muộn thì trăng tròn sẽ bị khuyết dần, còn trăng lưỡi liềm sẽ ngày càng đầy lên, do đó nó tượng trưng cho sự tăng trưởngphát triển.

Sau đó tất cả người dân trong vùng tụ tập chào đón sự kiện trọng đại này. Phụ nữ sẽ tham gia điệu mùa theo vòng tròn gọi là ganggangsuwolae trong khi đàn ông thử sức mạnh của mình trong các cuộc thi đấu vật truyền thống.

Những món ăn đặc trưng trong ngày Tết Chuseok của người Hàn Quốc

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Trẻ em trong dịp này cũng được may áo mới.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Những cuộc hành hương vào những ngày nghỉ này đã bắt đầu từ những năm 1960, nhiều thanh niên nông thôn tìm đến thành phố với hy vọng có một cuộc sống dễ chịu hơn.

Quá trình đô thị hóa diễn ra chóng mặt được thể hiện qua những số liệu cụ thể. Trong khi vào những năm 50, 70% dân số Hàn Quốc là nông dân thì ngày nay con số này chỉ còn 8%.

Trong khoảng những năm 1970 và 1980, những người chuyển lên sống tại các thành phố với mong ước có được cuộc sống sung túc hơn đều phải chịu lao động vất vả trong các nhà máy. Vào thời gian đó, họ đã không có các ngày nghỉ hay ngày cuối tuần.

Cả năm người ta chỉ mong chờ dịp Chuseok và Tết nguyên đán, hai dịp duy nhất trong năm họ có thể trở về nhà để thăm bố mẹ.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Từ trước ngày lễ, cuộc chiến mua vé tàu đã diễn ra vô cùng gay gắt. Ở ga tàu hoả Seoul, người dân xếp hàng rồng rắn để chờ chực có cho được tấm vé về quê.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Sợ hết chỗ, nhiều người còn ngủ la liệt bên ngoài sân ga, hệt như cảnh dân tị nạn.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Có gia đình còn đưa cả trẻ con đi xếp hàng, họ mang bạt, đồ ăn và cả bộ bài để chơi với nhau xuyên đêm.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Những từ khách hành hương (귀향객/gwi-hyang gaek) và những chuyến tàu hành hương (귀성열차/gwi-seong yeol-cha) bắt đầu trở thành cụm từ phổ biến trong xã hội, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng giao thông tắc nghẽn và những bất tiện khác vào dịp này.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Những chuyến xe khách lúc nào cũng chật người.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Vào những năm 1970, đường cao tốc được thông xe, nhờ đó mà bên cạnh đường sắt, các xe bus cao tốc chạy trên những con đường mới này cũng trở thành phương tiện để người dân đi về quê.

Sự tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường cao tốc ở mức đỉnh điểm như hiện nay bắt đầu xảy ra từ sau những năm 1990, khi xe ôtô cá nhân được bán ra một cách rộng rãi.

Những điều chưa biết về đường cao tốc số 1 Hàn Quốc, xa lộ Seoul – Busan

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Đường xá của Hàn Quốc khi đó đương nhiên là chưa tốt như bây giờ. Nếu ngày nay, nếu để đi từ Seoul tới Busan trong dịp Chuseok phải mất trung bình 6 tiếng (trong dịp Chuseok), thì vào những năm 70, đôi khi người ta phải mất cả một ngày.

Có một điều thú vị là người dân Hàn Quốc lúc đó khá thảnh thơi chứ không vội vàng như bây giờ. Khi tắc đường, mọi người mở cửa xuống xe và thăm hỏi nhau với những nụ cười rất rạng rỡ.

Chuyện chưa kể về ngày Chuseok trong quá khứ của người Hàn Quốc

Chuseok vẫn đang thay đổi theo thời gian. Có những người kêu mỏi mệt vì phải chuẩn bị, có người ngại về quê vì sợ bị hỏi han chuyện nhà cửa, chồng con.

Nhưng cũng có điều không bao giờ thay đổi: Hàng triệu người vẫn tham gia các nghi lễ cúng tế tổ tiên, nấu súp khoai môn, làm bánh songpyun bằng lá thông và sum họp với người thân, những người họ ít có cơ hội gặp mặt do cuộc sống quá bận rộn.

Nếu không có Chuseok, làm sao họ có thể dành thời gian để thăm bố mẹ, anh chị em hay những bạn bè lâu ngày không gặp mặt? Bất kể việc người ta chào đón dịp lễ này như thế nào, thì Chuseok vẫn là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của người Hàn Quốc.

17 Điều kỳ lạ chỉ có ở Hàn Quốc khiến người Việt vừa ngạc nhiên vừa thích thú

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).