Khi dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới 207 quốc gia công bố dịch cùng hơn 860.000 người được xác định đã nhiễm, vẫn có rất nhiều nơi hay khu tự trị trên thế giới mà COVID-19 chưa “dám” đụng tới.

Điển hình như Bắc Hàn, Turkmenistan và rất nhiều quốc gia ở Châu Phi vẫn đang tự hào coi mình là “quốc gia miễn nhiễm với Covid 19”.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia thì khả năng đã phần những đất nước hay khu tự trị trên che giấu dịch là điều rất lớn.

Sở hữu điểm chung là nghèo khó, đóng cửa ít giao thiệp với thế giới và ảnh hưởng bởi chế độ chính quyền độc tài, số lượng người nhiễm COVID-19 ở những đất nước hay khu tự trị trên sẽ là một con số vô cùng kinh hoàng.

Theo thống kê của chuyên trang dịch bệnh Worldometers và John Hopkins (Hoa Kỳ), tính đến ngày 30.3.2020, những quốc gia không có một bệnh nhân nhiễm Covid 19 nào là Bắc Triều Tiên ở Đông Á, Turkmenistan ở Trung Á, Tajikistan, Yemen ở Trung Đông, Nam Sudan, Botswana và Lesentine ở Châu Phi.

Tuy nghiên các chuyên gia lại tin rằng dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở những đất nước được liệt vào danh sách “chưa phát triển” kể trên .

Không thiếu những ví dụ về những đất nước vốn mấy ngày trước còn 0 ca nhiễm nay đã dần tăng tốc.

Syria, sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên vào ngày 21/3, số lượng ca nhiễm đã tăng lên 10 người và 2 người tử vong. Sau những ca nhiễm đầu tiên được xác định tại Myanmar và Lào lần lượt vào ngày 22 và 23 tháng 3, số lượng người nhiễm COVID-19 ở hai quốc gia này cũng đã tăng lên 15 và 9 trong thời gian ngắn.

Trước đó, thông qua bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào ngày 16 vừa qua, cố vấn nhà nước Myanmar còn tự hào tuyên bố: “Đất nước chúng ta không có một ai nhiễm COVID -19 cả”.

Người phát ngôn của chính phủ Myanmar, Joe Tei cũng bổ sung: “Ở Myanmar, do không có những quy tắc xã giao như bắt tay hay ôm đối phương, cùng với văn hóa giao dịch bằng tiền mặt và hạn chế thẻ ngân hàng giúp chúng tôi chặn đứng được đại dịch”.

Là một đất nước có đường biên giới gần 2000km tiếp giáp với Trung Quốc, cũng như là có người anh em thân thiết là Thái Lan với hơn 1500 ca nhiễm bệnh, những con số nhiễm COVID-19 ở Myanmar được cho là có khả năng cao đã ở một ngưỡng nhất định mà chính phủ không hề hay biết.

Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự chủ quan và lơ là của Myanmar cũng như các đất nước kém phát triển khác nằm ở khả năng chẩn đoán, kiểm tra cùng sự thiếu thốn vật tư trầm trọng khiến họ không thể phát hiện được hết tất cả các ca nhiễm bệnh trong nước hoặc là họ đang cố tình che giấu dịch.

Bắc Hàn là một ví dụ điển hình cho hiện trạng che giấu dịch bệnh. Theo một báo cáo của nhật báo Yumiuri vào ngày 29/3 vừa qua, Bắc Hàn có thể đã có khoảng 100 quân nhân chết vì COVID-19 trong một đơn vị triển khai đóng gần biên giới Trung Quốc.

Tờ Trung ương Chosun ngày 27 vừa qua cũng có bài viết cho rằng “Số người nghi nhiễm ở Bắc Hàn có thể vào khoảng 2280 người”. Con số thống kê chính xác là điều bất khả thi nhưng được dự báo là vẫn đang tăng với tốc độ chóng mặt tại quốc gia bí ẩn nhất thế giới này.

Các nhân viên đang sản xuất nước khử trùng thay vì xà phòng tại một nhà máy ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên ngày 19.3 vừa qua.

Nằm giữa Trung Quốc và Iran, hai đất nước liên tục dẫn đầu với những số liệu khủng khiếp về số người nhiễm COVID-19, nhưng Turkmenistan và Tajikistan được ví như những “kỳ tích” trong thế giới hiện đại với không một người nhiễm bệnh.

Turkmenistan có tổng thống là Gurnbanguly Berdimuhamedow với nhiệm kì thứ tư của mình kể từ khi nhậm chức năm 2006, còn tổng thống của Tajikistan là Emomali Rahmon, người đã ở trên cương vị của mình được 26 năm.

Điểm chung của cả hai đất nước là đó là sự độc tài của những người đứng đầu và những hành động khác thường của 2 vị lãnh đạo này luôn được bàn luận đến trong các cuộc tranh luận quốc tế.

Trong khi đó, Yemen với 5 năm nội chiến và Nam Sudan, đất nước đang kiệt quệ hậu nội chiến kéo dài, đều được xác định là không sở hữu đủ nguồn lực và năng lực để có thể thậm chí ít nhất xác định được số người nhiễm bệnh.

Vấn đề đối với các quốc gia và vùng tự trị kể trên là nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, dẫn đến nguồn lực y tế thiếu thốn trầm trọng.

Theo số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nam Sudan xếp thứ 190/190 về chỉ số tổng sản phầm quốc nội (GDP) với 275 USD/1 người (tương đương 340.000 KRW). Tương tự Yemen xếp thứ 166, còn Triều Tiên thậm chí còn không có trong bảng thống kê.

Thêm nữa, với việc các nước phát triển như Mỹ, Ý hay Tây Ban Nha đang phải dồn toàn lực chiến đấu với cơn khủng hoảng COVID-19 này, khả năng các trợ giúp và viện trợ kinh tế của họ dành cho các nước kém phát triển gần như bằng không.

Và kể cả hậu đại dịch, khi mọi thứ đã lắng xuống ở những nước phát triển, cũng sẽ không có gì đảm bảo nó sẽ không hoành hành tiếp với tâm điểm là những quốc gia nghèo đói kể trên.

Tổng hợp từ Naver News

author-avatar

About 배주현

Yêu Việt Nam Yêu Hàn Quốc và mong muốn làm những gì mình thích để phát triển tình yêu đó.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).