⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Jeong Eun Gyeong – Tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (KCDC) – tại cuộc họp giao ban ngày 18/3/2020 diễn ra ở Osong, tỉnh Chungcheongbuk cho biết:

“Do SARS-CoV-2 là chủng virus mới xuất hiện nên vẫn còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu về nó. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về khả năng hình thành kháng thể sau nhiễm bệnh và nếu có thì khả năng miễn dịch ngăn ngừa tái nhiễm sẽ kéo dài trong bao lâu”.

Trong trường hợp bệnh sởi, cơ thể người sau lần mắc bệnh đầu tiên sẽ tạo ra kháng thể giúp miễn dịch suốt đời. Còn trường hợp của SARS-CoV-2, câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ vì chờ đợi kết luận từ các nghiên cứu.

Bà Jeong cho biết nghiên cứu về khả năng miễn dịch trước virus corona chủng mới chính là một trong những nhiệm vụ được Viện Y tế Quốc gia Hàn Quốc giao phó. Quan sát tình hình nghiên cứu từ các quốc gia khác trên thế giới, thực tế cũng chưa có kết luận rõ ràng nào về khả năng hình thành kháng thể cũng như thời gian miễn dịch nếu có.

“Sự hình thành kháng thể và thời gian miễn dịch là yếu tố rất quan trọng đối với kiểm soát dịch bệnh trong tương lai. Thông thường, nếu một người mắc bệnh, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể và họ sẽ khó mắc lại bệnh, từ đó mức độ miễn dịch cộng đồng gia tăng, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch”.

“Tuy nhiên, trong trường hợp kháng thể chỉ hình thành một phần và không có khả năng miễn dịch suốt đời, ta cần chuẩn bị tâm lí rằng nguy cơ dịch sẽ tái phát là rất cao”.

Bà Jeong nói thêm: “Trong thời gian đảm nhiệm trọng trách theo dõi và quản lí tình hình dịch bệnh, tôi cho rằng nghiên cứu về kháng thể chống lại virus là việc vô cùng hệ trọng. Các nghiên cứu về miễn dịch học sẽ được tiến hành tập trung vào các ca bệnh đã được xác nhận”.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ DongA

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

2 thoughts on “COVID-19: Nguy cơ tái phát cao nếu không có miễn dịch suốt đời với SARS-CoV-2

  1. Nguyễn phi Long viết:

    Được như bệnh sởi thì may quá, một con virus Covid-19 nhỏ xíu mà cả thế giới phải lâm nguy. Có một sự thật là con người cũng có nhiều sáng chế, phát minh nhờ bắt chước thiên nhiên, thiên nhiên kỳ diệu luôn đi trước con người. Bạn (Eileen) có thấy rằng ngay cả quá trình mà cơ thể tự sinh ra kháng thể cũng là thiên nhiên, tạo hóa, không ai cần phải học gì, chỉ cần còn khỏe mạnh là đủ. Tuy không phải bác sĩ, chuyên gia y tế nhưng tôi nghĩ, liệu con người có thể quan sát, theo dõi quá trình đã tạo ra kháng thể này trong cơ thể con người như thế nào, sau đó mô phỏng, bắt chước nguyên lí để tạo ra kháng thể, vacxin không? Đó cũng là một bài học từ thiên nhiên.

    1. diepserene viết:

      Bạn Nguyễn Phi Long,
      cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết và còn để lại cả bình luận (^^)~!

      Về điều bạn nói, mình thực sự đồng cảm. Vì thực ra, con người cũng chính là một sản phẩm của “thiên nhiên”. Dù con người có “cao cấp” vượt bậc trước muôn loài vật khác, sự thực này cũng không thể thay đổi và phủ nhận.

      Dịch bệnh lần này, suy cho cùng, chính là “trận đấu” giữa những sinh vật của tạo hóa đó thôi.

      Eileen

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).