Một người đàn ông nhận ly cà phê mang về mà mình đã gọi và lấy ra 3 khúc giấy vệ sinh từ túi quần của mình để thanh toán.

Nhân viên bán hàng đáp lại: “Còn thiếu, cần thêm 1 khúc nữa ạ”.

Vậy người đàn ông này đã mua 1 ly cà phê với giá “4 khúc giấy vệ sinh”.

C:\Users\PSJ1\Desktop\f43cf139-9e9d-490c-ba5c-74efe0d54fed.gif

Đây là video được dàn dựng nhằm châm biếm hiện tượng tích trữ giấy vệ sinh hiện nay. Video này cũng làm chúng ta nhớ đến sự việc 1 bát canh có giá 3 khẩu trang ở một quán ăn tại Hàn Quốc.

Giấy vệ sinh và khẩu trang trở nên khan hiếm là hậu quả của dịch virus Vũ Hán (COVID-19) lan nhanh trên toàn cầu.

Truyền thông quốc tế như New York Times (NYT) đã rất bất ngờ trước việc Hàn Quốc hầu như không có hiện tượng tích trữ.

Tuy nhiên, cùng với sự lan rộng của đại dịch trên toàn cầu, nạn đầu cơ tích trữ đang dần xuất hiện khắp nơi. Đặc biệt, tại Mỹ và châu Âu, giấy vệ sinh là mặt hàng được người dân dự trữ nhiều nhất.

Một khách hàng đứng trước quầy giấy vệ sinh trống trong một siêu thị tại Đức

Nhà tâm lý học kinh doanh Britta Kran đã trả lời với truyền thông Đức Deutsche Welle (DW):

“Bây giờ là thời điểm đầy biến động, khi sức khống chế dịch bệnh còn mơ hồ, và không có gì chắc chắn. Người tiêu dùng nhìn giấy vệ sinh như biểu tượng sự nguy hiểm của COVID-19, họ cảm thấy an toàn khi sở hữu nó”.

Tình trạng tích trữ giấy vệ sinh nghiêm trọng đến mức nào? Trong quá khứ, thứ gì đã đóng vai trò của giấy vệ sinh? Và lý do gì khiến người dân tích trữ thứ này?

Sản phụ sinh con ngay tại quầy giấy vệ sinh trong siêu thị; hàng loạt cống tại Mỹ bị nghẹt

Tại tiểu bang Missouri (Mỹ) đã xảy ra một hiện tượng hy hữu: một thai phụ đã sinh con ở siêu thị ở quầy giấy vệ sinh.

Ngày 24/3/2020, báo The Sun của Anh đưa tin: một người phụ nữ đã chuyển dạ, khi đang cố gắng mua vài cuộn giấy vệ sinh còn sót lại. Sản phụ cho biết:

“Tôi đã sinh đứa con đầu lòng chỉ 30 phút sau khi chuyển dạ, hình như đứa bé sắp chui ra rồi”.

Nhân viên và những vị khách quanh đó thấy bộ dạng của sản phụ, đã đến xem tình hình. May mắn, một trong số những vị khách đó là y tá. Người này đã mang găng tay cao su ở trong túi xách và giúp sản phụ sinh con.

Nhân viên siêu thị đã ngăn không để khách hàng đến gần quầy giấy vệ sinh. Trong khi đó, các nhân viên cấp cứu nhận được tin báo đã nhanh chóng đến hiện trường. Sản phụ này đã sinh con sau 45 phút chuyển dạ.

Trong những ngày này, nhiều cống rãnh ở Mỹ bị nghẹt. Những người không thể mua giấy vệ sinh đã sử dụng các mảnh áo thun, hoặc khăn giấy ướt thay cho mặt hàng hiếm này. Vật thay thế này bị vất thẳng vào bồn cầu là nguyên nhân gây nghẹt cống.

NBC của Mỹ cho biết nhiều nơi của tiểu bang California đã dán bản hướng dẫn: “Vui lòng chỉ vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu”.

Gần đây, một cuộc cãi vã căng thẳng trong khi tranh giành giấy vệ sinh đã xảy ra tại một siêu thị ở Úc.

Nữ diễn viên Hollywood Amber Heard đã từng đăng tải dòng trạng thái hướng đến những người tích trữ giấy vệ sinh: “On my way to steal your toilet paper… (Trên đường đi trộm giấy vệ sinh của các người)”.

Và nữ diễn viên đã hứng phải sự tấn công ồ ạt trên mạng xã hội và khóa phần bình luận trên tài khoản Instagram cá nhân.

Lịch sử của giấy vệ sinh: từng là biểu tượng của địa vị xã hội 

Deutsche Welle của Đức đã dùng hiện tượng tích trữ giấy vệ sinh để nói về lịch sử phát triển của món hàng này.

Người ta suy diễn dựa vào các cổ vật được tìm thấy ở mỏ muối lâu đời nhất thế giới thuộc nước Áo. Dựa theo những cổ vật này, cây chi kim tâm (butterbur plants) được sử dụng như giấy vệ sinh hiện đại, từ thời kỳ đồ đồng.

Ghi chép đầu tiên về việc sử dụng giấy giống như giấy vệ sinh là vào thế kỷ 6 tại Trung Quốc. Thời điểm đó, nhà tri thức Nhan Chi Suy của Trung Quốc đã viết: “Tôi chẳng dám dùng giấy có viết tên các vị hiền triết, hoặc chữ của các ngài trong phòng tắm”.

Theo ghi chép, vào năm 1393, đã có khoảng 720.000 tờ giấy vệ sinh được sử dụng trong hoàng thất Trung Quốc. Chỉ riêng vua Minh Thái Tổ và gia đình ông đã sử dụng 15.000 tờ. Giấy vệ sinh mà gia tộc của vua Minh Thái Tổ sử dụng được ghi chép lại là “mềm và thơm”.

Trong khi đó, người châu Âu thời trung cổ sử dụng mảnh vải, giẻ cũ… làm giấy vệ sinh. Lá, cỏ và rơm cũng được sử dụng.

Tại thành phố cổ Tartu (thuộc Estonia ngày nay), việc sử dụng giấy vệ sinh nào cũng thể hiện địa vị xã hội của con người. Các gia đình giàu có sử dụng vải lụa, trong khi tầng lớp nghèo khổ dùng vải thô làm giấy vệ sinh.


Từ thế kỷ 16, con người dùng giấy có thể tận dụng làm giấy vệ sinh. Sau khi báo giấy ra đời, báo cũ thay thế đảm nhận “trọng trách” này.

Bánh kem hình cuộn giấy vệ sinh từ một thợ làm bánh tại Đức

Giải thích nguồn gốc hiện tượng tích trữ theo tâm lý học

Một quan chức công ty giấy vệ sinh của Đức cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Deutsche Welle: sản lượng sản xuất giấy vệ sinh là 130.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên con số này đã tăng gấp đôi sau khi bùng phát dịch COVID-19.

Đại diện này nói thêm: “Chúng tôi đã cố sản xuất với toàn bộ công suất, nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu”.

Nếu vậy, tại sao mọi người lại dồn dập đổ xô dự trữ giấy vệ sinh đến như vậy? Ortwin Renn, nhà xã hội học thuộc Viện nghiên cứu phát triển bền vững (IASS) thuộc Postdam, Đức đã lý giải như sau.

Ông giải thích trong cuộc phỏng vấn với Deutsche Welle rằng có 3 loại người khi gặp tình huống nguy cấp.

Đầu tiên, “loại né tránh” luôn cố gắng tránh né nguy hiểm. Một loại khác, những người cẩn thận khi gặp nguy hiểm. Và cuối cùng là những người chiến đấu với hiểm nguy.

Theo giải thích của ông, những “đấu sĩ” đối đầu với mối nguy và chống lại nó, nên hiện tượng tích trữ xuất hiện. Renn nói: “Loại đấu sĩ này sẽ đánh trực diện vào hoàn cảnh, vậy nên họ bắt đầu dự trữ những vật phẩm thay thế”.

Nhà tâm lý học kinh tế Anja Achtziger đã trả lời với Süddeutsche Zeitung của Đức trong một cuộc phỏng vấn. Bà cho rằng, con người làm theo đồng loại. Họ mua giấy vệ sinh, nên tôi cũng phải mua.

“Con người nhận được thông tin rằng, người khác đang mua rất nhiều giấy vệ sinh thông qua truyền thông. Ngay cả trong công việc, gia đình, bạn bè, họ cũng trao đổi với nhau rằng mình đã mua bao nhiêu món đồ. Khi nghe những chuyện như vậy, con người sẽ bất an, và bắt đầu tích trữ hàng hóa”.

Cũng có nhiều nhà khoa học khác đã lý giải về hiện tượng giấy vệ sinh cháy hàng vào mùa dịch, thay vì khẩu trang. Dù rằng đây là hiện tượng xảy ra với tâm lý con người, nhưng dường như sự việc đang đi quá xa.

Tổng hợp từ Joongang Ilbo

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).