⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

“Lưu ý: chúng tôi có hoàn toàn có khả năng kiểm tra xem màn hình phía bạn đang hiển thị những gì. Nếu bạn vừa họp vừa xem phim “người lớn” thì sẵn sàng tâm lí là chúng tôi sẽ biết hết nhé”

Đây là một bức email “tình cảm” do ban lãnh đạo một công ty tài chính gửi cho các nhân viên trong công ty nhằm bảo đảm mùa làm việc online được diễn ra hiệu quả, nghiêm túc.

Học, làm việc qua máy tính. Nghe thì tiện lợi đấy nhưng hoá ra lại lắm chuyện dở khóc dờ cười..

Alo, alo… mọi người có nghe tôi nói gì không?

Đây hẳn là câu nói “trending” nhất trên các ứng dụng làm việc, học tập online (Microsoft Teams, Zoom..) trong thời gian vừa qua.

Từ không gian lớp học, phòng họp chỉ có tiếng phát biểu đều đều nay đã chuyển sang một không gian mở với đủ loại âm thanh đến từ mọi miền tổ quốc.

Tiếng chuông cửa, tiếng chó sủa, tiếng ai đó thở, tiếng em bé khóc.. tất cả đều được truyền hình trực tiếp qua các buổi video call.

A group of people lying on the floor

Description automatically generated

Đây hẳn là một sáng kiến để giải quyết “tạp âm” khi làm việc online tại nhà

“Mình dạy học online, học qua Zoom hiện đại đến nỗi nhà em nào có nuôi gà mình cũng biết. Vì tiếng gáy rõ mồn một.” – một cô giáo dạy cấp 3 ở TP.HCM chia sẻ – “Chỉ có một “lỗi kĩ thuật” nhỏ là lúc giảng bài thì nghe âm thanh phía các em lạo xạo liên tục vậy mà đến lúc đặt câu hỏi thì…Bỗng dưng mic của cả lớp đều hư !”.

Tuy vừa họp online lại vừa cố để cho tiếng hét của mấy đứa nhỏ không lọt vào mic nhưng anh Kim Dae Song (김대성), trưởng bộ phận Quảng cáo của tập đoàn LS lại không lấy đó làm phiền. “Bây giờ nhà trẻ, trường học đều đóng cửa hết rồi. Nhờ công ty cho làm việc online mà tôi vừa làm vừa trông bọn trẻ được”

Đang họp nhưng đối tác lại đi tắm, câu chuyện chỉ có thời làm việc qua Internet

Con khóc, vợ cằn nhằn bấy nhiêu thôi vẫn còn chưa đủ diễn tả độ “ngoài dự đoán” đến từ màn hình phía bên kia của đồng nghiệp, đối tác. Một ví dụ hài hước cho vấn đề này là câu chuyện từ anh Neil Henderson ở Zurich.

“Tôi nhớ hoài lần trước lúc đang họp với đối tác qua điện thoại. Cái anh chàng đó đang nói chuyện với tôi mà lại vô tư đi tắm, tôi còn nghe hẳn tiếng vòi nước chảy vọng vào rất rõ cơ. Được một lúc thì anh ta mới nhận ra là nãy giờ chưa tắt mic, loay hoay thế nào lại làm rơi luôn cái điện thoại vào bồn”.

“Ọc ọc ọc…tôi nghe tiếng nước phát ra như vậy. Sau đó là tiếng anh chàng đối tác hớt hải nhảy ra khỏi bồn để đổi một cái điện thoại khác rồi trượt chân một cú tê người”.

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười tương tự khi các bạn học sinh, sinh viên share nhau hình ảnh lớp mình “mùa trực tuyến”.

Người thì bật camera rồi nhưng vẫn mắt nhắm mắt mở, người thì ngọng ngịu “Em chào cô” trong khi đang cố nuốt vội bữa sáng với bát cơm trên tay.

Có hẳn trường hợp một bạn đang phụ mẹ làm cơm thì đến giờ học bèn cho lên sóng luôn hình ảnh bản thân đang “chăm chỉ việc nhà không quên việc lớp”.

A picture containing person, man, indoor, table

Description automatically generated

Con nhà người ta học online, vừa phụ mẹ vừa nghe giảng bài

Đang chạy xe thì lỡ đến giờ “lên lớp”

Hợp tác, cùng nhau cố gắng vượt qua đại dịch

Làm việc, học tập online đã bắt đầu được triển khai rộng rãi tại Việt Nam và thế giới. Tuy bị nghi ngờ về tính hiệu quả ở bước đầu nhưng nhìn chung các cơ quan, địa phương đang tiến hành suôn sẻ với sự đồng lòng hợp tác từ nhân viên đến ban lãnh đạo, từ cô giáo đến học sinh.

Phản hồi tích cực được ghi lại từ phía confession của một trường đại học lớn tại Việt Nam.

Không có mô tả ảnh.

Trích confession của Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2

Do vẫn là bước đầu làm quen với hình thức học – làm online, không thể tránh khỏi một số lỗi kĩ thuật như tình trạng liên tục bị bật ra khi sử dụng app trong lúc video call, đường truyền mạng không ổn định ở các vùng xa dẫn đến việc không theo kịp nội dung đang triển khai trong buổi học/họp…

Bên cạnh đó, giới sinh viên/ học sinh Việt Nam cũng đang lên tiếng về việc có “quá nhiều deadline” cùng một lúc. Thông tin ghi nhận từ phản hồi của các bạn cho thấy tình trạng sau. Do đa số các trường lo ngại không đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên/ học sinh nên đã giao một khối lượng kha khá bài tập để củng cố kiến thức.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Học online môn Thể chất bằng cách quay clip luyện tập mỗi ngày được tiết lộ trên confession trường Đại học Hà Nội.

Điều này đã dẫn đến việc nhiều bạn bị “khủng hoảng tinh thần” do deadline, cảm thấy áp lực khi chưa kịp xong môn này bài tập môn khác đã dồn đến.

Chưa kể đến việc bài tập mỗi môn là một kiểu sáng tạo khác nhau, ví dụ như môn Giáo dục Thể chất ở Đại học Hà Nội hiện đang triển khai cho các bạn sinh viên quay clip squat, chống đẩy, nhảy dây…

Mặt khác, cùng ý kiến với giới sinh viên Hàn Quốc, sinh viên học sinh Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn được nhà trường hỗ trợ một phần học phí.

Hiện đã có không ít trường công bố hỗ trợ đến khoảng 20% mức học phí cho sinh viên. Chính phủ cũng đang triển khai gói cứu trợ cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tuy khó khăn nhưng đây chắc chắn là một cuộc chiến không ai bị bỏ lại.

XEM THÊM: TIPS cho bạn, 14 ngày ở nhà cách ly, làm gì cho bận rộn?


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).