Đây là một phóng sự của đài MBC về tình hình tuyển sinh du học sinh nước ngoài, trong đó có du học sinh Việt Nam. Tuy biết du học sinh sang có thể bỏ trốn nhưng các trường đại học, đặc biệt là trường ở địa phương vẫn nhiệt tình tuyển sinh? Tại vì sao? Tỉ lệ sinh ở Hàn Quốc ngày càng giảm, dẫn tới dân số trong độ tuổi đi học có chiều hướng giảm. Do thiếu học sinh trong nước nên ngân sách hoạt động của các trường đại học cũng ngày càng eo hẹp. Để bù đắp vào lỗ hổng này, các trường phải mở chiến dịch Global, tức là hướng ra toàn cầu, tuyển du học sinh các nước để thu thêm học phí.

⇢ Xem thêm:

많은 대학들이 재정난을 타개하기 위해 외국인 학생 유치에 사활을 걸고 있습니다.

Có rất nhiều trường đại học Hàn Quốc do khó khăn về tài chính nên phải tìm đủ mọi cách để kêu gọi sinh viên nước ngoài nhập học.

돈을 더 많이 벌기 위해서 뽑는데만 급급하다보니까, 면접 과정 자체도 허술하고, 또, 일부 학생들은 불법 취업을 위해서 입학하자마자 사라지기도 하는데, 관리가 제대로 이뤄지지 않고 있습니다. 일단 뽑고 보자는 대학들의 장삿속에, 외국인 유학생 선발 제도가 불법체류자를 양산하는 통로로 악용되고 있는건데요.

Vì mục tiêu chính của trường là thu học phí nên quá trình phỏng vấn rất sơ sài. Vô hình chung, con đường du học lại trở thành cách nhập cảnh vào Hàn Quốc dễ dàng. Có nhiều du học sinh đã bỏ trốn ngay sau khi nhập học và việc quản lý học sinh của nhà trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

충북의 한 대학교. 한국어 수업을 마친 베트남 학생들이 기숙사로 들어갑니다. “안녕하세요. ” 타지에서 온 한국 학생들을 위해 지은 기숙사인데, 베트남 유학생들이 묵고 있는 겁니다. 방 한 칸에서 생활하는 학생 수는 최대 7명. 규정상 금지된 조리기구인 버너, 전기밥솥이 눈에 띕니다.

Tại một trường đại học ở Chungbuk. Các học sinh kết thúc lớp học tiếng Hàn và quay về kí túc xá. Một phòng có thể ở được tối đa 7 học sinh. Kí túc xá cấm nấu ăn nhưng trong phòng vẫn có các dụng cụ nấu bếp.

XEM THÊM: Hướng dẫn xin visa D-10 dành cho du học sinh xin việc sau khi tốt nghiệp.

“방학이라 학교 식당이 잘 안 열어요. 사서 먹으면 3천원대로…(비싸서 해먹어야 됩니다.)”

Các du học sinh Việt Nam chia sẻ: Nhà ăn trong trường không mở vào kì nghỉ, ăn ở ngoài cũng đắt, một bữa khoảng 3.000 KRW nên bọn em tự nấu ăn.

일년 전 47명에 불과했던 이 대학의 외국인 유학생은 지난해 말 갑자기 158명으로 늘었습니다. 학교측이 1년짜리 어학연수 과정을 만들어 베트남 학생들을 대거 유치한 겁니다.

Trường đại học ở Chungbuk năm 2017 chỉ có 47 học sinh nước ngoài nhưng đến cuối năm 2018 đã tăng lên 158 sinh viên. Thông thường các trường đại học sẽ mở trung tâm Hàn ngữ với các khoá đào tạo tiếng Hàn trong vòng một năm để duy trì học sinh nước ngoài.

베트남 유학생들이 일 년에 내는 수업료는 1300만원. 베트남 대졸 초임 월급의 40배가 넘는 큰 돈이지만, 어찌된 일인지 학생들은 베트남에서 듣던 한국어 수업이 더 낫다고 말합니다.

Chi phí học tập của du học sinh Việt Nam phải nộp trong một năm là 13.000.000 KRW. Số tiền này cao gấp 40 lần lương sinh viên mới ra trường tại Việt Nam nhưng chất lượng giảng dạy của các khoá học tiếng Hàn tại Hàn Quốc lại không bằng so với học ở Việt Nam.

베트남에서 더 재밌고, 선생님이 더 학생한테 관심이 있어요. 베트남에 숙제검사 하는데 (여기는) 숙제 안해도 관심이 없어요.

Một em học sinh chia sẻ: Học ở nhà vui hơn, cô giáo quan tâm tới học sinh hơn, hay kiểm tra bài tập. Ở đây thì không làm bài cô giáo cũng không để ý.

매년 천 2백여명의 신입생을 뽑는 세종시의 한 전문대학. 이 대학의 외국인 유학생은 500여명, 전체 학생의 10%에 달합니다.

Ở một trường cao đẳng thuộc thành phố Sejong. Mỗi năm trường tuyển sinh 1.200 học sinh, trong đó có 500 học sinh nước ngoài, chiếm 10% lượng tuyển sinh.

“베트남 학생이 오백여명이 들어왔는데 기숙사 배정 받는데 (학생들끼리) 트러블(갈등)이 있어가지고…” 유학생들이 많다 보니, 한국인 학생들과 크고 작은 갈등이 끊이질 않습니다.

Chủ một nhà hàng gần kí túc cho biết: Có hơn 500 du học sinh Việt Nam được phân ở trong kí túc. Nhưng hay xảy ra mâu thuẫn với học sinh Hàn Quốc.

[내국인 학생]
“여학생 보고 웃고 장난치고 그런거 불편함을 많이 느끼더라고요…”

Một sinh viên Hàn Quốc chia sẻ: Du học sinh Việt Nam hay cười đùa, trêu chọc các bạn nữ nên chúng tôi thấy rất khó chịu.

외국인 유학생들은 베트남과 중국 등에 있는 현지 유학원을 통해 선발됩니다. 대학관계자들이 찾아가 면접을 보고 뽑는데, 그 과정이 허술하다고 현지관계자는 전했습니다.

[현지 유학원 관계자]
“인터뷰 학생 몇 명 준비해 200명 준비하라 그러면 200명 준비해요. 그리고 본인이 와서 인터뷰 보고 맘에 드는 학생 뽑아갑니다.” 면접 시간은 보통 10분 미만.

Du học sinh nước ngoài chủ yếu có Việt Nam và Trung Quốc và hay được tuyển sinh thông qua các trung tâm du học ở nước sở tại. Thường là người đại diện của trường sẽ về Việt Nam phỏng vấn học sinh, nhưng quy trình này được tổ chức rất hời hợt.

Một người phụ trách trung tâm tư vấn du học cho biết: Ví dụ nhà trường yêu cầu tập hợp 200 học sinh thì chúng tôi tìm đủ 200 em. Họ phỏng vấn và nếu hài lòng sẽ trực tiếp chọn. Mỗi em phỏng vấn khoảng 10 phút.

Du học sinh, phương tiện kiếm tiền?

XEM THÊM: Những điều cần biết khi sinh viên làm thêm tại Hàn QuốcTừ vựng tiếng Hàn dành cho sinh viên đi làm thêm.

[베트남 유학생]
“(면접시간이) 5분에서 10분 정도…”

한국어 능력보다는 외모나 노래실력으로 선발하는 경우도 있다고 합니다.

[현지 유학원 관계자]
“200명 하루만에 다 인터뷰 합니다. 엄청 빨리합니다. 이 사람은. 노래해봐. 넌 얼굴이 잘생겼네 넌 괜찮네 예쁘네.”

Một du học sinh Việt Nam chia sẻ: Thời gian phỏng vấn từ 5 đến 10 phút. Có nhiều trường hợp nhà trường không dựa vào năng lực tiếng Hàn mà chọn học sinh dựa vào ngoại hình, năng lực ca hát.

Một người phụ trách trung tâm tư vấn du học cũng bổ sung: Phỏng vấn 200 người chỉ trong đúng một ngày. Thật là chóng vánh. Họ yêu cầu như: Em này thử hát đi. Em này xinh đấy, được đấy!

심지어 고등학교를 졸업한 지 10년이 넘은 부부를 동시에 뽑은 적도 있었습니다. 대학들이 이렇게 정원제한 없이 뽑을 수 있는 건, ‘1% 미만’ 인증 제도 때문입니다.

유학생 중 불법체류자 비율이 1% 미만이면 법무부가 따로 인증을 해주는데, 이 인증을 받으면 유학생의 정원 제한도 사실상 사라지고, 비자 발급도 간단해집니다. 불법체류자 관리만 하면 학교 재정에 큰 보탬이 되다보니, 대학마다 경쟁적으로 외국인 학생들을 유치하고 있는 겁니다.

Thậm chí có lần nhà trường còn phỏng vấn và chọn cả một cặp vợ chồng đã tốt nghiệp cấp 3 được 10 năm rồi. Ở Hàn Quốc, nếu duy trì mức độ du học sinh bất hợp pháp dưới 1% thì sẽ được tuyển sinh không giới hạn số lượng và việc xin visa cũng trở nên dễ dàng hơn. Có nghĩa là chỉ cần nhà trường quản lý tốt du học sinh (không bị liệt vào danh sách đen của đại sứ quán) thì sẽ thu được một khoản kinh phí lớn từ du học sinh nước ngoài.

[현지 유학원 관계자]
“관리가 안되니까…착한 애들은 저한테 선생님 저 도망갈래요. 언제쯤 도망갈래요. 야 도망갈래도 봄에 도망가. 지금 추워. 저도 어쩔 방법이 없으니까.”

일부 학교에서는 유학생들을 무리하게 감시하면서 문제가 되기도 했습니다. 여권을 뺐는가 하면, 무단 이탈자가 생기면 다른 유학생에게 책임을 묻기도 합니다.

Một người phụ trách trung tâm tư vấn du học cho biết: Việc quản lý rất phức tạp. Nhiều khi các em sang Hàn rồi chia sẻ với tôi: Em bỏ trốn đây! Rồi sẽ có lúc nào đó em phải trốn đi thôi. Thế là tôi phải khuyên: Đừng bỏ trốn giữa mùa đông, lạnh lắm. Để chờ đến mùa xuân hãy đi. Tôi cũng chẳng có cách nào khác.

[베트남 유학생]
“같은 방에 사는 학생이 도망가는 걸 보고도 학교에 말하지 않으면 책임(비자 취소)을 져야 한다고 했습니다”

또, 무단 이탈이 의심된다며 일찍 입국한 학생들을 베트남으로 돌려보내 논란이 된 적도 있었습니다.

Một du học sinh Việt Nam chia sẻ: Nhà trường còn thông báo nếu thấy bạn cùng phòng bỏ trốn mà không báo lại thì cũng sẽ bị trách nhiệm (thu hồi visa). Hoặc nếu thấy nghi ngờ, nhà trường còn gửi trả lại học sinh về Việt Nam ngay sau khi các em nhập học.

[비자 취소 학생]
“입학금 다 냈는데 **대에서 공부를 왜 못하는지 이해가 안됩니다. 화가 납니다.”

Một em học sinh bị huỷ visa cho biết: Em rất tức giận vì rõ ràng đã nộp tiền đầy đủ rồi. Em không hiểu tại sao lại không được học ở trường.

지난 해 기준으로 국내에서 공부 중인 외국인 유학생은 16만명. 이 가운데 9% 정도인 1만 3천 9백여명이 불법체류자로 전락했습니다.

지난 3년 사이 4배 이상 늘었고, 1-2년짜리 어학 연수생은 다섯명 중 한 명이 무단 이탈하는 것으로 조사됐습니다.

Theo số liệu năm 2018, số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc là 1.600.000 người, trong đó có 9%, tức 13.900 du học sinh bỏ trốn ra bất hợp pháp. So với 3 năm trước thì tỷ lệ du học sinh bất hợp pháp đã tăng gấp 4 lần. Tức cứ 5 học sinh đăng ký học tiếng chương trình 1-2 năm thì có 1 học sinh bỏ trốn ra ngoài.

이를 막기 위해 법무부가 한국어 능력시험 2급 이상만 선발하도록 비자 발급 요건 강화를 추진했지만, 교육부와 대학이 크게 반발하면서 일부 대학에만 이 조건을 적용하는 방안이 검토되고 있습니다.

Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ tư pháp Hàn Quốc đã có kế hoạch thắt chặt điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học, như yêu cầu học sinh phải có TOPIK từ cấp 2 trở lên. Tuy nhiên chính sách này lại vấp phải sự phản đối của Bộ giáo dục và các trường đại học nên hiện tại chỉ áp dụng cho một số trường đại học.

Nguồn: MBC

Chuyên mục “Tiếng Hàn qua góc nhìn thời sự” sẽ dịch trực tiếp các bài báo tiếng Hàn để các bạn vừa học tiếng Hàn, vừa theo dõi tin tức thời sự về Hàn Quốc. Các trang báo và Page sử dụng nhưng không ghi nguồn sẽ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm bản quyền.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).