Là sinh viên du học tại Hàn Quốc, cũng như bao bạn khác, bên cạnh mục đích chính là học, mình luôn muốn tranh thủ thời gian ngoài giờ để đi làm thêm vào kỉ nghỉ, không chỉ giảm bớt sự lệ thuộc phụ huynh mà còn tăng thêm kinh nghiệm, vốn sống.

Từ khi sang đây, hai công việc chính mình đã làm là thu ngân ở hàng tiện lợi và phục vụ ở quán ăn. Điều đầu tiên lúc bước chân vào nơi làm việc khiến mình hết sức bàng hoàng là bị đồng nghiệp nói thẳng rằng tiếng Hàn của mình còn kém, thậm chí mình không thể dùng tiếng Hàn!

Trải qua mấy tháng được đào tạo và tự chỉnh đốn, mình đã nghiệm ra những gì còn thiếu sót, và muốn chia sẻ để những ai khát khao du học và làm thêm tại Hàn có thể chuẩn bị cả về kiến thức cũng như tâm lí.

XEM THÊM:

Ở bài này, mình sẽ viết trong giới hạn các nhóm từ vựng được dùng tại hàng tiện lợi. Việc đầu tiên khi đến cửa hàng tiện lợi là làm quen với chiếc máy tính tiền – 포스기. Về cách sử dụng, quản lí cửa hàng hoặc tiền bối sẽ hướng dẫn cho bạn; tuy vậy bạn có nhiệm vụ ghi nhớ thật nhanh và chính xác ý nghĩa các phím chức năng. Mình xin giới thiệu những từ thường xuyên sử dụng với máy tính của chuỗi hàng 7eleven.

Bàn phím máy tính tiền ở 7eleven – Nguồn ảnh: Internet

반품: đổi/ trả hàng;

일관취소: hủy bỏ 1 mặt hàng máy vừa nhận;

지정취소: hủy toàn bộ các mặt hàng máy vừa nhận;

서비스: (service) dịch vụ. Được bấm khi khách yêu cầu nạp tiền thẻ giao thông – 교통카드 충전 hay sạc pin điện thoại – 휴대폰 충전,… Tên các dịch vụ sẽ hiển thị trên màn hình máy tính để lựa chọn;

FF-MENU: phím dùng khi thanh toán các mặt hàng nhỏ không có mã vạch;

재인쇄: in lại hóa đơn;

보류: bảo lưu. Tạm dừng một chuỗi thanh toán dài chưa hoàn tất (có thể khách A chưa chọn hết hàng hóa họ cần) để thanh toán nhanh một vài mặt hàng khác trước cho khách B;

Shift 정산: quyết toán. Nút bấm trước và sau mỗi ca làm việc để kiểm tra tổng số tiền mặt trong máy;

저널조회: xem lại các hóa đơn đã thanh toán;

비닐봉투: túi nylon (chỉ bấm khi thanh toán bằng thẻ);

기타결제: thanh toán khác, nghĩa là ngoài tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, khách hàng dùng thêm thẻ thành viên, thẻ giảm giá,… để thanh toán;

신용카드: thanh toán bằng thẻ tín dụng;

현금(합계): thanh toán bằng tiền mặt;

ENTER/ REPEAT: được bấm sau khi quét thẻ thanh toán và được máy công nhận/ nhân đôi khi mua 2 sản phẩm như nhau;

, 20, 30…: xác nhận giới tính, độ tuổi khách hàng. Điều này cần thiết vì phải bảo đảm bạn không bán mặt hàng được giới hạn như thuốc lá cho người dưới 19 tuổi.

Ngoài ra, việc làm ở hàng tiện lợi không đơn thuần chỉ là tiếp xúc, điều khiển chiếc máy tính tiền mà bạn còn phải đáp ứng đúng nhu cầu khác của khách hàng. Những thứ hay được hỏi đến nhất là – kẹo cao su hay 빨대 – ống hút종이컵 – cốc giấy vì hai vật này được để tại quầy thanh toán, bán kèm sữa, nước ngọt, cà phê.

Trên đây mình đã giới thiệu các từ vựng cơ bản cần nắm khi làm ở cửa hàng tiện lợi. Ở bài viết sau, đối với từ vựng về quán ăn, mình sẽ giới hạn ở quán thịt nướng – loại hình phổ biến nhất trong các nhà hàng mình từng thấy, bên cạnh quán gà rán và mỳ, cũng có nhiều điều phải học nhất. (Còn tiếp)

XEM THÊM:

4 thoughts on “Từ vựng tiếng Hàn đi làm thêm dành cho sinh viên (Phần 1)

  1. Minh Giang viết:

    mình đang tập học tiếng hàn quốc. Rất cám ơn những chia sẻ về cả ngôn ngữ và kinh nghiệm của bạn!

  2. Uto viết:

    Chao Minh muon hoc tieng han

    1. Bình viết:

      Uto: Mình nhận dạy gia sư tiếng hàn tại nhà cho người mới bắt đầu. Nếu bạn có nhu cầu có thể liên hệ với mình nhé sdt của mình 0935999961

  3. kieuchinh viết:

    Mình xin góp ý với bạn viết bài một chút: 일관최소 là hủy toàn bộ một cách nhất quán, 지정최소 là hủy từng mặt hàng theo chỉ định.
    Cảm ơn bạn vì bài viết rất bổ ích và có sự đầu tư.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).