Phong trào Dân chủ Gwangju (광주민주화운동) diễn ra ngày 18/5/1980. Hơn 100 ngàn người (bao gồm sinh viên các trường đại học cùng thường dân ở thành phố Gwangju) đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ từ tay tổng thống độc tài Chun Doo Hwan, người đã lên nắm quyền thông qua đảo chính quân sự và kế tục chính sách độc tài của Park Chung Hee.

Đã có hơn 200 người bị chết và hàng ngàn người bị thương trong cuộc biểu tình (con số thực sự có thể cao hơn).

Mặc dù cuộc biểu tình thất bại. Mặc dù chính phủ độc tài Chun Doo Hwan và các cơ quan truyền thông quốc gia tìm mọi cách bôi nhọ cũng như bắt bớ những người biểu tình (trong đó có cố tổng thống Kim Dae Jung). Nhưng, chính những người sinh viên đã ngã xuống trong cuộc biểu tình 18/5 là những người tiên phong đặt nền móng, biến quốc gia độc tài quân sự trở thành quốc gia dân chủ và hùng mạnh về kinh tế như ngày hôm nay.

XEM THÊM:

Năm 1995, những người tham gia đàn áp sinh viên và thường dân trong cuộc biểu tình 18/5/1980 bị đem ra xử tội. Cựu tổng thống Chun Doo Hwan bị xử tù chung thân. Nhưng chính người từng bị ông ta tuyên án tử hình, đương kim tổng thống lúc đó, Kim Dae Jung đã ân xá cho ông này chỉ sau một năm giam giữ, trên tinh thần hòa giải quốc gia.

Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc

Tổng thống độc tài Chun Doo Hwan trong một chuyến công cán năm 1980.

Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc

Chun Doo Hwan cùng với Roh Tae Woo trong phiên tòa xét xử đầu tiên ngày 26/8/1996. Ảnh tư liệu của Korea Times.

Cựu tổng thống độc tài Chun Doo Hwan trong lần triệu tập mới nhất ngày 12/3/2019 bởi tội lỗi mà ông này gây ra gần 40 năm trước đó. Ảnh từ JoongAng Daily.

Từ ngày 18/5/1997, chính phủ Hàn Quốc công nhận cuộc biểu tình 18/5 là ngày quốc lễ. Năm 2002, nghĩa trang Mangwol-dong, nơi an nghỉ của những người đã ngã xuống trong cuộc biểu tình được công nhận là nghĩa trang quốc gia. Ngày nay, nghĩa trang dành cho những người ngã xuống trong phong trào Gwangju 1980 đã có một khuôn viên riêng bên cạnh nghĩa trang Mangwol, được đặt tên là Nghĩa trang Dân chủ Quốc gia 18 tháng 5 (국립5.18민주 묘지 – May 18th National Cemetery). Đã có những bộ phim điện ảnh nói về Phong trào Dân chủ Gwangju để tôn vinh những người sinh viên đã làm nên phong trào này…

Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc

Tượng đài trong khuôn viên Nghĩa trang Quốc gia Dân chủ 18.5 ở thành phố Gwangju. Nơi đây không chỉ là nơi an nghỉ của những người đã ngã xuống trong phong trào Gwangju 1980, còn là công viên, bảo tàng về phong trào lịch sử dân chủ ở Hàn Quốc.

Phong trào Dân chủ Gwangju 18/5/1980 là bài học đau đớn nhưng cần thiết cho quá trình chuyển mình từ một quốc gia độc tài quân sự để đi lên trở thành một quốc gia dân chủ của Hàn Quốc. Phong trào cũng cho thấy sức mạnh và trách nhiệm của sinh viên, những người, hơn ai hết, vừa có sức trẻ, vừa có tri thức và thừa nhiệt huyết để thay đổi vận mệnh của quốc gia theo hướng tốt đẹp hơn.

Đã có 9 bộ phim điện ảnh khai thác khai thác chủ đề PHONG TRÀO DÂN CHỦ GWANGJU ở nhiều khía cạnh khác nhau, 2 trong số đó là những bộ phim khai thác trực diện và rất hay là: MÙA HÈ RỰC LỬA / 화려한휴가 (2007) và bộ phim TÀI XẾ TAXI / 택시운전사 (2017).

Hình ảnh tư liệu Phong trào Dân chủ Gwangju 1980:


Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc
Phong trào Dân chủ Gwangju 1980 - Sáng mãi ngọn cờ dân chủ Hàn Quốc

XEM THÊM: Sinh viên Hàn Quốc chính thức ủng hộ Hong Kong, bất chấp căng thẳng với sinh viên Trung Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).