Theo thống kê của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), Hàn Quốc đã vượt mặt Nhật Bản sau 50 năm kể từ khi con số “GDP dựa trên sức mua” lần đầu được thống kê.

Tuy nhiên, trên các diễn đàn trực tuyến đã có nhiều phê phán rằng đây chỉ là sự tự huyễn.

Thực tế, những tranh cãi về vấn đề công bố thống kê GDP đầu người dựa trên tiêu chuẩn sức mua tương đương (PPP – Purchasing Power Parity) không phải là chuyện mới mẻ.

Thu nhập bình quân đầu người bằng tổng sản lượng quốc nội (GDP) chia cho dân số.

Mặt khác, GDP bình quân đầu người dựa trên PPP là thước đo sức mua thực tế của người dân. Chỉ số này phản ánh mức vật giá và tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Nó thường được sử dụng như chỉ số về mức sống thực tế của người dân nước này.

Do đó, GDP bình quân đầu ngườiGDP bình quân đầu người dựa trên sức mua tương đương là hai khái niệm khác nhau.

Từ khi thống kê được bắt đầu vào năm 1970, đây là lần đầu tiên GDP (PPP) bình quân đầu người của Hàn Quốc vượt mặt Nhật Bản.

Năm 2017, chỉ số này của Hàn Quốc là 41.001 USD (khoảng 48.700.000 KRW), vượt qua con số 40.827 USD (khoảng 48.400.000 KRW) của Nhật. Đây chính là lý do khiến thông kê này thu hút sự chú ý của người dân.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của sức mua tương đương (PPP), tính đến 2018, mức trung bình của OECD là 46.184 USD, cao hơn cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Jang Bu Seung (장부승) – giáo sư trường đại học Kansai Gaidai đã bày tỏ quan điểm cá nhân qua tài khoản facebook của mình: “GPD của chúng ta còn thấp hơn bình quân của OECD, chỉ cần vượt Nhật là vui sao?”

“Nếu GDP được tính bằng tỷ giá hối đoái dựa trên sức mua tương đương, chúng ta sẽ phải lo lắng về các vấn đề phát sinh khác nữa”. – giáo sư chia sẻ.

“Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (국제통화기금 – IMF), vào năm 2019, GDP bình quân dựa trên PPP của một người Hàn Quốc cao hơn Nhật Bản. Dù vậy nhưng vẫn thấp hơn 10.000 USD so với Đài Loan (55.078 USD)”.

“Nếu một người nước ngoài hiểu biết về kinh tế nghe được chúng ta nói: đã thắng Nhật Bản, có lẽ họ sẽ cười thầm, rằng tại sao lại so sánh với Nhật như thế”.

Vậy thì GDP bình quân đầu người dựa trên PPP có ý nghĩa gì?

Thực ra chỉ số này cho thấy mức sống thực tế. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khi tính toán vật giá lại có các hạng mục và chỉ số cộng thêm khác nhau. Do đó rất khó để tính ra chính xác chỉ số PPP.

Một hạn chế khác đó là chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm khác nhau, nhưng lại xếp chung vào một hạng mục. “Do khi so sánh, phải cân nhắc hết tất cả các hạng mục này”. Giáo sư kết luận.

Dù vậy, cũng không cần đánh giá thấp giá trị con số này. Lee Dong Won – trưởng nhóm quản lý thu nhập quốc dân (국민소득총괄팀) ngân hàng Hàn Quốc, cục kế toán quốc gia (국민계정부) cục thống kê kinh tế (경제통계국) đã đánh giá như sau.

“Năm 1990, GDP bình quân đầu người theo PPP của Hàn Quốc không vượt quá 43.4% chỉ số của Nhật. Nhưng đến năm 2001 là 71.7%, 2010 là 90.7%, và giờ đây đã vượt qua 100%. Về lâu dài, rõ ràng trình độ kinh tế của Hàn Quốc ngang bằng Nhật”.

Ông giải thích: “Điều này là do Hàn Quốc có mức vật giá thấp hơn, trong khi mức tăng trưởng kinh tế cao hơn Nhật Bản”.

Có ý kiến: Hàn Quốc không cần thiết phải so sánh với nền kinh tế suy thoái sau thời gian dài, có mức vật giá cao như Nhật Bản.

Thống kê của EOCD – GPD của Hàn Quốc vượt mặt Nhật Bản

Jung Kyu Chul (정규철) – Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (한국개발연구원 – KDI) Nghiên cứu viên Phòng triển vọng kinh tế (경제전망실) cho hay: “Rõ ràng mức thu nhập bình quân của Hàn Quốc đang tăng lên. Nhưng việc nó cao hay thấp hơn Nhật không có ý nghĩa gì”.

XEM THÊM: Kỳ tích sông Hán & Những điều chưa biết về con đường phát triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc

Tổng hợp từ Hankook Ilbo

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).