Với sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi ở khu vực phía Bắc tỉnh Gyeonggi, giá thịt lợn tại Hàn Quốc ngày càng tăng cao. Loại thịt mà người Hàn Quốc thích ăn nhất là 삼겹살 – thịt ba chỉ, nay đã được gọi thành 금겹살 – thịt dát vàng, cũng là vì thịt ba chỉ ngày càng hiếm và đắt.

Tính đến ngày 27/9/2019, Hàn Quốc đã phát hiện 9 nông trại (đều ở khu vực tỉnh Gyeonggi) bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi (ASF) và trong thời gian tới rất có thể dịch này sẽ lan rộng hơn nữa.

Trên sóng truyền hình Hàn Quốc những ngày này có thể thấy cảnh tượng những nhân viên chức năng mặc bộ đồ y tế màu trắng đứng canh gác tại các nút giao thông, trong khi các máy xúc đào hố đất sâu để chôn hàng ngàn con lợn.

Tất cả nỗ lực trên nhằm ngăn chặn virus tả lợn lây lan, đe dọa đến nền chăn nuôi của Hàn Quốc với hơn 11 triệu con lợn. Tuy nhiên, những biện pháp trên cũng làm gia tăng lo ngại về việc thiếu nguồn cung thịt lợn.

Hàn Quốc tiêu hủy 50.000 con heo, huy động cảnh sát & quân đội ngăn chặn dịch tả heo châu Phi

Giá thịt lợn tăng

Chính phủ Hàn Quốc đã ban lệnh dừng vận chuyển lợn trên toàn quốc trong vòng 48 tiếng, từ 12 giờ trưa ngày 24/9, nâng số “Khu vực quản lý trọng điểm” từ 6 huyện, thành phố phía Bắc tỉnh Gyeonggi như hiện nay lên thành toàn bộ khu vực tỉnh Gyeonggi, tỉnh Gangwon và thành phố Incheon.

Lệnh dừng vận chuyển lợn trên toàn quốc cũng ảnh hưởng tới các cửa hàng bán thịt sỉ và lẻ trên toàn quốc.

Hàn Quốc cũng phải nhập khẩu thêm thịt lợn của Mỹ và châu Âu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Giá thịt lợn đã tăng đến 3.300 USD/tấn trong tháng này, tức tăng 14,3% so với tháng 1. Nếu ASF lan rộng hơn, việc phụ thuộc vào thịt lợn nhập khẩu có thể còn gia tăng.

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc vẫn ưa chuộng thịt lợn bản địa vừa mới giết mổ hơn là thịt đông lạnh nhập khẩu. Sự thiếu hụt này đang dẫn đến việc tăng giá thịt lợn.

Giá các loại thịt khác, chẳng hạn như thịt gà, cũng trên đà tăng vì người tiêu dùng tìm đến thay thế. Một cửa hàng thịt ở Seoul thông báo: “Chúng tôi rất xin lỗi vì giá thịt lợn đã tăng đột ngột do dịch tả heo bùng phát hôm 17/9/2019”.

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

Một tiểu thương cho biết: “Hiện nay giá 1kg thịt (giá bán buôn) đã vào khoảng 8.000 KRW ~ 10.000 KRW. Thậm chí chúng tôi cũng không chắc là có đủ thịt để bán”.

Có những nơi, giá bán lẻ 1kg đã lên tới 21.570 KRW, tức là tăng 14% so với giá bán lẻ trung bình của tháng trước (18.916 KRW). Các siêu thị lớn cũng đang lo lắng vì sắp hết lượng thịt dự trữ, trong khi lượng thịt mới lại chưa biết bao giờ mới được cung cấp ổn định trở lại.

Các tiểu thương dự đoán giá thịt lợn có thể tăng tiếp trong cuối tuần này.

Đi siêu thị ở Hàn Quốc giờ nào được ưu đãi 1+1?

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

Người dân Hàn Quốc ngại đến quán thịt nướng

Thịt lợn nướng là món ăn yêu thích hàng đầu của người dân Hàn Quốc, thịt ba chỉ nướng thường được thưởng thức kèm chén rượu soju truyền thống.

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

Tuy nhiên sau khi nghe tin tức về dịch tả lợn châu Phi, mặc dù biết là không lây nhiễm sang người nhưng người dân Hàn Quốc vẫn e ngại khi bước chân vào quán thịt nướng. Nhiều quán thịt, đặc biệt là quán gần các khu có nông trại lây dịch ở trong tình trạng vắng khách.

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

ASF vô hại với con người nhưng nếu để virus lan rộng từ khu vực chăn nuôi đến vùng đông dân cư sẽ khiến nó trở nên khó kiểm soát. Dịch bệnh này là bản án tử thần đối với loài lợn, hiện chưa có thuốc chữa. Vụ bùng phát dịch năm nay đã gợi nhắc lại đại dịch lở mồm long móng năm 2010 – 2011, xóa sổ 3,5 triệu con lợn, tương đương 1/5 số lợn của Hàn Quốc.

Dịch tả lợn châu Phi (아프리카돼지열병, ASF) là một bệnh truyền nghiễm có tỷ lệ tử vong 100% ở heo. Mặc dù bệnh không lây nhiễm sang người, song có khả năng lây nhiễm cao ở heo và hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa.

Bệnh được cho là phát sinh và lây lan trong quá trình vận chuyển heo và thịt bị bệnh, hoặc cho heo ăn thức ăn dư thừa không đảm bảo vệ sinh, hay lây nhiễm từ heo rừng. Thời gian ủ bệnh tối đa là 3 ngày.

Có 03 nguyên nhân chính làm bùng phát dịch tả lợn châu Phi:

  • Cho lợn nuôi ăn những thức ăn thừa bị nhiễm virus
  • Người làm việc ở trang trại nuôi lợn trở về nước từ các quốc gia đang bùng phát dịch
  • Bị lây nhiễm từ lợn rừng

Do khả năng sinh tồn của loại virus gây bệnh cao, nên dịch có xu hướng lây lan rất nhanh. Tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn…

Những bệnh như tai xanh, cúm, thương hàn… mới gây nguy hiểm cho con người gây ra rối loạn tiêu hóa, khi người ăn phải tiết canh lợn, thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

Giá thịt lợn tăng, các quán thịt nướng có nguy cơ ế khách do dịch tả lợn châu Phi

Đặc biệt khi lợn bị bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Dịch tả lợn Châu Phi hiện lây lan nhanh chưa có hiện tượng thuyên giảm, bệnh chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu cho nên chủ động phòng chống dịch bằng các biện pháp sinh học.

Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên có thể gián tiếp gây ra các bệnh khác. Nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).