Dịch tả heo châu Phi (아프리카돼지열병, ASF) là một bệnh truyền nghiễm có tỷ lệ tử vong 100% ở heo. Mặc dù bệnh không lây nhiễm sang người, song có khả năng lây nhiễm cao ở heo và hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa.

Bệnh được cho là phát sinh và lây lan trong quá trình vận chuyển heo và thịt bị bệnh, hoặc cho heo ăn thức ăn dư thừa không đảm bảo vệ sinh, hay lây nhiễm từ heo rừng. Thời gian ủ bệnh tối đa là 3 ngày.

Có 03 nguyên nhân chính làm bùng phát dịch tả lợn châu Phi:

  1. Cho lợn nuôi ăn những thức ăn thừa bị nhiễm virus
  2. Người làm việc ở trang trại nuôi lợn trở về nước từ các quốc gia đang bùng phát dịch
  3. Bị lây nhiễm từ lợn rừng

Sau khi được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào mùa hè măm 2018, dịch bệnh gần như càn quét ngành chăn nuôi ở Trung Quốc và tiếp tục lây truyền sang các nước Đông Nam Á.

Dù chưa được chứng minh hoàn toàn, nhưng khả năng cao là dịch tả lợn châu Phi ở Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Quốc, vì virus dịch tả lợn châu Phi được phát hiện trong nước có gen di truyền giống với virus dịch đang hoành hành tại Trung Quốc.

Chủng virus dịch tả lợn châu Phi gây bệnh tại Trung Quốc là loại bệnh mới được phát hiện vào năm ngoái. Virus dịch tả lợn châu Phi lây lan tại Mông Cổ, Việt Nam và Philippines đều tương đồng với chủng virus của Trung Quốc.

Ngày 17/9/2019, Hàn Quốc phát hiện ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên tại một trang trại thuộc thành phố Paju (tỉnh Gyeonggi).

Đến thời điểm ngày 26/9/2019, số trang trại bị kết luận nhiễm dịch đã tăng lên 5 nơi, gồm hai trang trại thuộc thành phố Paju, một ở huyện Yeoncheon, một thuộc thành phố Gimpo (tỉnh Gyeonggi) và mới nhất là một trang trại ở huyện Ganghwa (thành phố Incheon).

Xem Hàn Quốc xử lý dịch tả lợn châu Phi như thế nào

Cấm vận chuyển lợn toàn quốc trong vòng 48 tiếng

Chính phủ Hàn Quốc đã ban lệnh dừng vận chuyển lợn trên toàn quốc trong vòng 48 tiếng, từ 12 giờ trưa ngày 24/9, nâng số “Khu vực quản lý trọng điểm” từ 6 huyện, thành phố phía Bắc tỉnh Gyeonggi như hiện nay lên thành toàn bộ khu vực tỉnh Gyeonggi, tỉnh Gangwon và thành phố Incheon.

Xem Hàn Quốc xử lý dịch tả lợn châu Phi như thế nào

Đồng thời, Chính phủ quyết định tập trung khử trùng tại 14 huyện, thành phố tiếp giáp với biên giới liên Triều, sông suối, đường sá. Các trạm kiểm soát phía trong khu vực khử trùng tập trung sẽ làm việc không ngừng nghỉ 24/24 giờ, thay vì chỉ 14 tiếng một ngày như trước đó.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cũng thiết lập các trạm kiểm soát trên các tuyến đường dẫn tới trại nuôi lợn có ổ dịch và cấm các du khách đến các khu vực này.

Chính phủ Hàn Quốc cũng huy động mọi phương tiện đi lại tham gia vào hoạt động tẩy trùng, trong đó có xe của quân đội, nhằm ngăn chặn virus gây bệnh lây lan.

Xem Hàn Quốc xử lý dịch tả lợn châu Phi như thế nào

Nhanh chóng tiêu huỷ lợn nhiễm dịch

Tất cả các trang trại Hàn Quốc bị phát hiện đều bị xử lý tiêu huỷ, chôn lấp lợn (돼지열병 살처분). Tính đến ngày 26/9/2019, Hàn Quốc đã tiêu huỷ hơn 50.000 con lợn nhằm phòng dịch bệnh lây lan.

Trong tình cảnh này, những người chịu thiệt thòi nhất chính là người nông dân. Có những trang trại lợn cùng một lúc phải tiêu huỷ toàn bộ 5.000 con lợn.

Những nông trại bị phát hiện nhiễm bệnh sẽ không được từ chối lệnh tiêu huỷ, nhưng sẽ được chính phủ bồi thường 80% giá tiền (dựa theo giá thị trường vào ngày xử lý tiêu huỷ).

Xem Hàn Quốc xử lý dịch tả lợn châu Phi như thế nào

Do hậu quả của việc giết hàng ngàn con lợn một lúc sẽ ảnh hưởng kinh tế và tâm lý của chủ nông trại và gia đình nên Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chăn nuôi còn có quy định cung cấp hỗ trợ an toàn sinh kế (Điều 49) và điều trị tâm lý và tinh thần (Điều 49-2) cho chủ sở nông trại.

Ngoài ra, bản thân các nhân viên tham gia xử lý tiêu huỷ lợn cũng được nhận điều trị thể chất và tinh thần miễn phí của chính phủ.

Tiêu huỷ lợn phải áp dụng quy trình nhân đạo

Tuy nhiên tổ chức bảo vệ động vật Hàn Quốc mang tên Care đã lên án chính phủ Hàn Quốc đã không tuân thủ đúng quy trình tiêu huỷ lợn. Tổ chức này vừa công khai một đoạn clip ghi lại quá trình tiêu huỷ lợn vô nhân đạo ở trang trại Paju.

Theo quy định, trước khi chôn lấp lợn phải lùa lợn vào chuồng, bơm khí carbon dioxide để lợn chết ngạt nhưng đoạn video cho thấy những con lợn đang sống (do phản ứng chậm với khí ngạt nên chưa chết) nhưng vẫn bị cần cầu gắp và xử lý chôn lấp.

Xem Hàn Quốc xử lý dịch tả lợn châu Phi như thế nào

Ngày 26/9/2019, Care đã mở một cuộc họp báo tại Quảng trường Gwanghwamun, Seoul để kêu gọi dừng chôn sống lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

XEM THÊM:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).