Kiến trúc của Hàn Quốc không phải chỉ quan tâm đến thiết kế của một ngôi nhà, cảnh quan xung quanh ngôi nhà đó cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Có những lời tương truyền rằng không ít nhân vật trong lịch sử Hàn Quốc phải rải bước khắp đất nước trong nhiều năm để tìm ra địa điểm phù hợp mà xây cho mình một ngôi nhà quê hay dựng một ngôi trường. Và nếu xét trên tiêu chí ấy, chùa Haeinsa chắc chắn phải là một trong những kiến trúc đẹp nhất ở Hàn Quốc.

Ngôi chùa Haeinsa nhìn từ xa

Làng Gaesil

Đi xe bus từ Haeinsa tới Goryong-eup khoảng 30 phút. Từ đó, lên một xe bus khác đến Hapcheon và Jinju và xuống xe khoảng 10 phút tại bến dừng thứ ba trên đường đi.

Phải đi qua một ngọn núi vòng quanh với ngợp rừng cây thông đỏ, cây sồi hay cây phong mọc bên những tảng đá to cỡ một ngôi nhà ở mỗi khúc đường uốn cong, du khách mới đến được ngôi chùa này. chùa Haeinsa được đặt bên sườn núi – một vị trí lý tưởng nếu xét theo thuật phong thủy của Hàn Quốc bởi có những ngọn núi rập rạp ở phía Bắc, phía Nam lại có dòng suối chảy qua. Nằm trong Công viên Quốc gia Gayasan (Gayasan National Park), ngôi chùa lớn không những là một địa điểm xứng đáng để bạn ghé thăm mà nó còn có thể là điểm bắt đầu hoặc kết thúc cho một chuyến leo núi qua những ngọn núi rập rạp cây rừng trong Công viên này.

Ngôi chùa chính

Đạo Phật có một lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc. Đạo Phật lần đầu tiên được truyền bá đến bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỉ thứ tư sau Công nguyên và phát triển rực rỡ hơn dưới thời Vương quốc Silla (năm 57 trước Công nguyên – năm 935 sau Công nguyên) và trở thành đạo tín ngưỡng quốc gia trong nhiều thế kỉ cho đến khi kết thúc thời Goryeo (918 – 1392). Hàn Quốc đã trở thành ngôi nhà của nhiều chùa chùa Phật giáo vốn thường được xây dựng trên các ngọn núi dưới những cánh rừng với khung cảnh vô cùng đẹp mắt. Haeinsa là một trong Tam Ngọc chùa (ba ngôi chùa là những viên ngọc) quan trọng ở Hàn Quốc cùng với chùa Tongdosa ở Gyeongsangnam-do và chùa Songgwangsa ở Jeollanam-do. Trong số ba ngôi chùa này, Haeinsa đại diện cho Phật pháp, hay chính là những điều Phật răn dạy. Tài sản quý giá nhất của chùa là Tripitaka Koreana, một dãy những phiến gỗ lớn được khắc toàn vẹn Kinh phật hồi thế kỉ 13 và hiện tại là một trong những tác phẩm viết chữ hoàn thiện và có giá trị nhất trong nền Phật giáo Đông Á.

Ngôi chùa Haeinsa

Người ta cho rằng Haeinsa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 802. Sau đó, ngôi chùa được cải tạo lại vào năm 930 và bắt đầu trở thành ngôi nhà lưu giữ những phiến gỗ Tripitaka Koreana vào khoảng năm 1938. Những phiến gỗ vẫn được bảo toàn kể từ đó bất chấp những lần xâm chiếm của ngoại quốc hay gần đây nhất là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Có một lần một phi công Hàn Quốc không tuân lệnh đã thả bom xuống ngôi chùa bởi nó là nơi ở của quân du kích Cộng sản và một lần khác khi Hyodang, vị đại sư đứng đầu ngôi chùa đã đứng lên thuyết phục lực lượng dân quân du kích Cộng sản để không đánh bom ngôi chùa này. Tòa nhà Janggyeong Panjeon ở Haeinsa, nơi cất giữ những phiến đá Tripitaka Koreana đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1995 và trở thành một trong chín địa chỉ Di sản Thế giới tại Hàn Quốc.

Những phiến gỗ Tripitaka nổi tiếng

Những khu chùa lớn

Đối với những người không quen, hiểu được về kiến trúc chùa chùa Phật giáo không phải là một việc dễ dàng. Phần lớn biển hiệu trên các tòa nhà đều được viết bằng Hán tự và những bức họa phong cảnh trong Kinh phật trên các bức tường chùa phía ngoài cũng chẳng lấy gì làm rõ ràng đối với những người chưa biết nhiều về những đoạn kinh đi kèm hình ảnh đó. Tuy nhiên, đối với những người không có nhiều hiểu biết Phật giáo, nét yên bình và vẻ đẹp kiến trúc cùng với cảnh trí xung quanh những ngôi chùa như Haeinsa chính là điều khiến nơi này là một điểm dừng chân xứng đáng.

Jean-Philippe Chevin, một nghệ sĩ tạo hình người Pháp chia sẻ trong chuyến thăm quan du lịch thứ hai của mình đến Hàn Quốc “Tôi không phải là người theo đạo Phật nhưng tôi thích không khí yên bình và sự tĩnh lặng ở đây“. Bước xuống những bậc thang và khoảng sân rộng giữa ngôi đền, anh nói “Thật thoải mái“.

Haeinsa cũng có một khu giải đáp thông tin ở gần cổng vào. Ở đây có những cuốn sổ tay giải thích những phần chính trong khu chùa này cũng như bán những món quà và nhiều cuốn sách tiếng Anh về Phật giáo.

Đến đây, bạn không thể bỏ qua birim, khu vực của những tháp đựng di hài và thờ những vị sư Phật giáo vĩ đại đã từng sống ở Haeinsa; một rừng cây zelkova (cây du) và những loại cây khác dẫn đến iljumun (“cổng một cột”, thường là cổng đầu tiên dẫn vào một ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc); cây linh sam khổng lồ ở Haksadae tương truyền là đã mọc lên từ cây gậy chống đường trồng ngược trên nên đất bởi vị học giả Choe Chi-won cách đây hơn 1.000 năm; Đại đường Daebiro nơi cất giữ bức tượng Phật bằng gỗ cổ nhất Hàn Quốc, một bức tượng Phật Vairocana khắc năm 883; rất nhiều ngôi nhà ẩn dật trên sườn núi xung quanh và phía trên ngôi chùa Haeinsa; và đương nhiên là dãy nhà lưu giữ những phiến đá Tripitaka với kiểu thiết kế khéo léo tạo không gian thông thoáng và bảo tồn toàn vẹn những tác phẩm cổ xưa bất chấp thời tiết khắc nghiệt trong suốt bốn mùa ở Hàn Quốc trong suốt chừng ấy năm tồn tại.

Giải phóng mọi sinh vật hữu tri

Một điểm đặc biệt khác khi đến Haeinsa nếu bạn chọn đúng thời điểm là nghi thức đánh samul, một bộ gồm bốn loại khí cụ lớn sẽ được các vị sư trong chùa lần lượt đánh lên vào mỗi buối sáng và buổi tối trước khi làm lễ. Bốn loại khí cũ bao gồm một beopgo – trống Phật pháp, một beomjong đồng – chuông đền, một mogeo – chiêng hình cá gỗ và một unpan – chiêng sắt hình đám mây. Beopgo sẽ được đánh trong vài phút nhưng người nghe có thể cảm nhận thấy được kĩ năng đánh trống cũng như nhịp điệu tiếng trống thật rõ ràng. Tiếng trống beopgo là để giải phóng mọi sinh linh hữu tri trên thiên đình và dưới địa ngục. Tiếng beomjong là dành cho sinh linh hữu tri trên trái đất, tiếng megeo là cho sinh linh trong sông hồ và biển cả và tiếng unpan là cho những sinh linh trên bầu trời. Bạn có thể đến xem đánh samul vào khoảng thời gian 10:50 sáng và 6:20 tối.

Nghi lễ samul với tiếng trống beopgo

Phía nam iljumun là một ngôi nhà uống trà mới được xây dựng, nơi bạn có thể ghé đến thưởng thức trà truyền thống Hàn Quốc trong một ngôi nhà hanok bằng gỗ khá đẹp trông ra ngọn núi cũng như rừng gỗ ở phía sau.

Những điểm đến khác ngoài Haeinsa

Chỉ cần bắt một vài chuyến xe bus ngắn tới vùng Goryeong lân cận là bạn sẽ đến được Ngôi làng lịch sử Gaesil. Gaesil còn bảo tồn rất nhiều ngôi nhà hanok truyền thống và cho bạn thuê nghỉ với giá khoảng trên 50.000 won mỗi tối. Ngôi làng cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như làm yeot (một loại kẹo làm từ gạo nếp); làm gốm và vẽ hình; làm mỳ, bánh mật ong và đậu phụ; chế tác súng nước làm từ tre, diều và làm xà phòng; đan rơm; hái dâu, thu hoạch khoai lang, ngô hay trồng gạo và nhiều hoạt động khác.

Nơi ăn uống

Làng Gaesil

Đi bộ một quãng ngắn từ Haeinsa lên ngọn núi và bạn sẽ đến ngôi làng du lịch với nhiều nhà hàng và quán trọ để nghỉ ngơi. Hầu hết tất cả các nhà hàng đều có các món ăn làm từ sanchae (cây rừng, rau và rễ cây) vì thế có khá nhiều món ăn phụ nhưng rất ngon lành và nhiều chất dinh dưỡng. Tạp chí Seoul Selection khuyên bạn nên ghé đến quán Sanjang Byeojang Yeogwan ((055) 932-7245), một nhà hàng kiêm quán trọ trên một con đường nhỏ đi lên và ở phía nam trung tâm ngôi làng. Mỗi bữa ăn giá khoảng 7.000 đến 12.000 won mỗi người và món cải bắp thì thực sự là rất tươi và ngon. Giá phòng ở trong một ngôi nhà trọ giả hanok thường từ 30.000 – 40.000 won vào ngày cuối tuần và có thể “tăng thêm một chút” trong mùa khách du lịch.

Website của huyện Hapcheon english.hc.go.kr cũng cung cấp nhiều thông tin bằng tiếng Anh.

Attention: The internal data of table “345” is corrupted!

XEM THÊM: Năm ngôi chùa thờ xá lị của Hàn Quốc

One thought on “Chùa Haeinsa – Ngọc ẩn trong Ngọc

  1. Nguyễn viết:

    Unpan, ở VN gọi là khánh và được làm bằng đồng thau hoặc sắt. Mình ít thấy mọi người gọi là chiêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).