Tẩy chay hàng Nhật hiện vẫn là từ khóa phổ biến nhất trên nhiều trang mạng xã hội của Hàn Quốc.

Một cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Realmeter của Hàn Quốc thực hiện hôm 11/7 cho thấy trong số 501 người được hỏi, cứ 10 người thì 7 người khẳng định sẽ tham gia tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

XEM THÊM:

Cảm xúc của người dân Hàn Quốc đang bị đẩy lên cao

Mới đây, những người dân Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam cũng cầm biển Tẩy chay hàng Nhật ngay trước một cửa hàng Nhật.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Một chủ khách sạn ở Incheon tháo cờ Nhật trước cửa khách sạn, tuyên bố không nhận khách Nhật Bản.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật
Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Sự tức giận của người dân Hàn Quốc đã làm dấy lên phong trào bài trừ các sản phẩm và dịch vụ đến từ Nhật Bản. Phong trào này đang ngày một lan rộng, từ các sản phẩm may mặc cho đến các tour du lịch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế Hàn Quốc trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ tăng trưởng thấp nhất một thập kỷ.

Người dân Hàn Quốc thừa biết là phong trào tẩy chay hàng Nhật sẽ khiến kinh tế của Hàn Quốc gặp khó khăn, nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng, vì: Nhật Bản đang tạo sức ép lên Hàn Quốc thông qua lệnh cắt giảm xuất khẩu và dường như họ không hề cảm thấy hối lỗi về những sai lầm của mình trong quá khứ. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Chiều 27/7, hơn 5.000 người dân Hàn Quốc đã biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun, Seoul để phản đối chính sách trả thù kinh tế của Nhật.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật
Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Có những người dân Hàn Quốc tỏ ra cực đoan, nhưng có những người Hàn lại không nghĩ thế. Bài báo về vụ biểu tình nhận được số lượt Dislike (không thích) nhiều hơn là lượt ủng hộ (Like).

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Một bình luận cũng nhận được nhiều ủng hộ là:

국산품 평상시에 애용하지 않으면서 이럴때만 애국 운운하며 불매운동하며 과연 중국 사드보복에 한국 국민들은 욕할 자격이 있는가? 이거 완전 비논리적 사고 아닌가..?그러면서 중국 욕할 자격이 과연 우리 국민에게 있는가..? 지피지기면 백전백승이란 말이 괜히 있는말이 아니다. 독립투사들은 목숨을 걸며 독립운동을 하였건만 그 후손들은 평상시에 외제품에 목매고 살다가 이런일이 있을때만 불매운동..일본이 한국을 우습게 보는 이유이며 평상시에 우리 국민들을 아직도 식민지 시대의 국민들 취급하는거다. 정신차리자..대한민국.)

Bình thường chúng ta có ưu ái hàng nội đâu, chỉ mỗi lúc này mới kêu gọi tẩy chay. Như vậy thì có khác gì Trung Quốc trả thù chúng ta vụ THAAD hay không? Chúng ta có tư cách gì để phê phán Trung Quốc không? Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Các anh hùng đã hy sinh tính mạng, đấu tranh vì độc lập để chúng ta có ngày hôm nay. Nhưng con cháu chúng ta chỉ biết sính ngoại, lúc có việc mới hô hào tẩy chay. Đấy chính là lý do người Nhật coi thường chúng ta, xếp Hàn Quốc vào các quốc gia bị thực dân xâm lược hèn kém.

Vào tháng 3/2017, Trung Quốc liên tiếp có những hành vi trả đũa việc Hàn Quốc bắt tay với Mỹ triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD).

THAAD là một hệ thống phòng thủ tối tân được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho tới tầm trung trong giai đoạn cuối của một cuộc tấn công. Trang bị các radar tầm xa, THAAD được cho có khả năng phát hiện và ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên. Mặc dù phía Hàn Quốc đã nhiều lần giải thích THAAD được triển khai không phải để đối phó với Bắc Kinh mà là dùng để đề phòng những rủi ro từ Bình Nhưỡng nhưng phía Trung Quốc vẫn cho rằng hệ thống này sẽ phá vỡ cán cân chiến lược trong khu vực và đe dọa tới lợi ích an ninh của các nước trong đó có Trung Quốc.

Một số các hành động trả đũa của Trung Quốc trong thời gian qua:

– Tăng thuế các hàng hóa Hàn Quốc nhập khẩu vào Trung Quốc
– Hạn chế và kêu gọi khách du lịch Trung Quốc không chọn Hàn Quốc làm nơi du lịch
– Hủy tư cách cấp giấy mời visa thương mại cho các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc.
– Hạn chế sân khấu biểu diễn, giao lưu của các ngôi sao Hàn Quốc
– Tẩy chay hàng hóa Hàn Quốc mà đặc biệt là của tập đoàn Lotte vì tập đoàn này giao khu đất cho quân đội để triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD)

Tẩy chay luôn cả hàng nội địa

Trong kỷ nguyên toàn cầu với các thương hiệu xuyên quốc gia, việc xác định nguồn gốc của sản phẩm không phải là điều dễ dàng, nhiều khi còn dẫn tới những nhầm lẫn về mặt hàng bị bài trừ. Có nhiều thương hiệu vốn không phải là Hàn Quốc nhưng đôi khi người Hàn lại nhận vơ là của mình và tẩy chay nhưng thương hiệu thực tế lại là của Hàn Quốc.

Người dân có những nhận thức rất mơ hồ về thương hiệu: Nếu sản phẩm có tên nghe như tiếng Nhật, nó có thể là hàng Nhật.

Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Ở Hàn Quốc, nhiều thương hiệu tưởng như của nước ngoài thực tế lại thuộc sở hữu và được điều hành bởi các công ty trong nước.

Nhiều người Hàn lên mạng kêu gọi tẩy chay 187 cửa hàng Uniqlo của Nhật nói rằng đây không phải là thương hiệu nhượng quyền mà được người Nhật quản lý trực tiếp.

Làn sóng tẩy chay Nhật Bản tại Hàn Quốc

Nhưng họ không biết rằng tập đoàn Lotte của Hàn Quốc sở hữu tới 49% cổ phẩn của Fast Retailing Korea, công ty mẹ của Uniqlo và 40% cổ phần của thương hiệu Muji đình đám của Nhật Bản.

Bản thân Lotte cũng nhiều lần bị cuốn vào các cuộc tranh cãi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù tự nhận mình là công ty Hàn Quốc nhưng Lotte ra đời ở Tokyo năm 1948 trước khi mở rộng sang Hàn Quốc.

Cái tên Lotte cũng không phải là tiếng Nhật hay tiếng Hàn mà bắt nguồn từ tiếng Đức, là tên một nhân vật trong tiểu thuyết của tác gia Johann Wolfgang von Goethe. Dù Lotte là thương hiệu đa quốc gia như tên gọi, mọi người vẫn có thói quen quy một doanh nghiệp về quyền quản lý của một quốc gia.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Chuỗi hàng giảm giá Daiso được truyền thông Hàn Quốc mô tả là thương hiệu bán lẻ của Nhật. Không nhiều người Hàn Quốc biết rằng Daiso ra đời ở Hàn Quốc vào khoảng những năm 90 dưới cái tên khác trước khi đổi tên sau khi liên doanh với Daiso Nhật Bản.

Ngày nay, tập đoàn Hàn Quốc Asung HMP nắm hơn 50% trong Daiso Hàn Quốc, còn tập đoàn Daiso Industries của Nhật Bản chỉ nắm khoảng 34% cổ phần. Daiso kinh doanh các mặt hàng do cả Nhật Bản và Hàn quốc thiết kế. Tuy nhiên Daiso Hàn Quốc có logo đặc trưng của Hàn Quốc và khác biệt đáng kể so với Daiso Nhật Bản.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Một người dân Hàn Quốc phải đính chính lại: Daiso Hàn Quốc độc lập với Daiso Nhật Bản. Một công ty Nhật Bản chiếm 34% cổ phần tại Daiso Hàn Quốc. Hãy chỉ tẩy chay các sản phẩm có logo Daiso Nhật Bản trên mác.

Line, ứng dụng nhắn tin phổ biến Nhật Bản. Mặc dù được phát triển bởi tập đoàn Line Corporation có trụ sở tại Tokyo nhưng thực chất nó lại thuộc sở hữu của gã khổng lồ Internet Naver của Hàn Quốc.

Trên thực tế thời trang, xu hướng trang điểm của xứ kim chi bị ảnh hưởng khá nhiều từ xứ sở Mặt trời mọc trong nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, nhiều người Hàn Quốc khó phân biệt được đâu là hàng Nhật, đâu là hàng Hàn.

Nắm bắt được thực tế này, nhiều tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc phải đóng mác Hàn Quốc lên các mặt hàng của mình để người dân trong nước dễ phân biệt. Hãng văn phòng phẩm Kyobo Hottracks bắt đầu dán nhãn các biểu tượng quốc kỳ hoặc hoa của Hàn Quốc vào những chiếc bút bi sản xuất trong nước.

Một số doanh nghiệp Hàn Quốc vui mừng khi sự kiện này đã khiến người tiêu dùng để ý đến thương hiệu trong nước hơn. Tiêu biểu như sản phẩm áo phông phiên bản giới hạn kỷ niệm quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945) mang nhãn hiệu TOPTEN 10 đã bán nhanh gấp 2 lần so với năm ngoái.

Hàn kiều ở Việt Nam tham gia tẩy chay hàng Nhật

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).