Bất chấp những tranh cãi về hàng hoá kém chất lượng, nhu cầu về các thiết bị vậy tư y tế từ Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng “cháy hàng”.

Vày ngày 23/4 vừa qua, tờ Politico của Hoa Kỳ đưa tin các sân bay tại Trung Quốc luôn trong tình trạng quá tải, tắc nghẽn khi các nước đều đổ về đây để mua các vật tư cần thiết như khẩu trang, đồ bảo hộ phòng chống dịch COVID-19.

Trong khi Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh thì các nước châu Âu đặc biệt là Mỹ, Italia và Canada lại đang lao đao vì chủng virus bắt nguồn từ Trung Quốc, nhiều nước đã phải tranh giành vật tư y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ, mặt nạ dưỡng khí dẫn đến tình trạng các nước đổ xô về Trung Quốc để mua vật tư.

Một quan chức cấp cao của Canada trả lời với phóng viên hôm 22/4: “Thật đáng tiếc, máy bay của chúng tôi phải rời đi mà chưa được nhận hàng”. Hai chiếc máy bay rỗng quay về Canada vào ngày 20/4.

Sân bay Thượng Hải quy định nghiêm ngặt thời gian máy bay các nước dừng đỗ

Lý do khiến máy bay buộc phải trở về nước tay trắng là do quy định giới hạn thời gian nghiêm ngặt của sân bay Trung Quốc.

Khi các máy bay vận tải từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến nhận hàng vào một thời điểm, thời gian kiểm tra và kiểm dịch bị trì hoãn và kéo dài, vì vậy chúng tôi buộc phải rời đi trước khi hàng được xếp lên khoang. Do cạnh tranh vận tải, số lượng chuyến bay đến và đi từ sân bay Thượng Hải ở Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần so với ngày thường.

Sự việc khiến Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland gọi chuyện giành giật trên thị trường trang thiết bị y tế tại Trung Quốc hiện nay là “miền Tây hoang dã”.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói: “Việc trở về Canada vào ngày 20 với hai máy bay bị bỏ trống cho thấy các nước (trên toàn thế giới) đang cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc mua lại các vật tư y tế của Trung Quốc.”

Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Trong trường hợp này, tiền hàng đã được trả trước để ngăn chặn việc các nước khác “cướp” mất số hàng đã đặt, chính phủ Canada đã phải huy động 250 triệu đô la Canada (27.4 tỉ KRW) cho chuyến bay nhận hàng lần này. Dù không kịp nhận hàng tại sân bay Thượng Hải, Canada vẫn sẽ nhận đủ các lô hàng trên trong thời gian tới, Justin Trudeau khẳng định.

Quan chức cao cấp kể trên ở Canada cho biết thêm Trung Quốc hiện cung cấp khoảng 70% số vật tư y tế cho Canada và phần còn lại là đến từ Mỹ, Anh và Thuỵ Sĩ. Theo quan chức này, ngoài Canada, 6 nước khác cũng đã điều máy bay đến Trung Quốc để chở vật tư y tế song cuối cùng phải quay về “tay không”.

Thái độ của các nước đã khác hẳn so với lúc chỉ trích các thiết bị y tế của Trung Quốc kém chất lượng. Trước đó, nhiều lô hàng như bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc bị trả lại do trả kết quả sai quá nhiều.

Chính phủ Ấn Độ vừa mới đây cũng tuyên bố rằng bộ chẩn đoán COVID-19 của Trung Quốc có rất nhiều lỗ hổng trong xét nghiệm kháng thể, và quyết định ngưng sử dụng. Ấn Độ đã mua 500 triệu bộ dụng cụ chẩn đoán từ Trung Quốc vào đầu tháng này. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết họ đang tìm cách thay thế các bộ chẩn đoán mua từ Trung Quốc.

Đầu tháng trước, Hà Lan đã nhập khẩu 1.3 triệu khẩu trang y tế từ Trung Quốc, nhưng cũng đã bị ngừng sử dụng do không vượt qua tiêu chuẩn trong đợt kiểm tra chất lượng.

Philippines cũng xác nhận rằng bộ chẩn đoán COVID-19 của Trung Quốc tặng không trả về kết quả chính xác và quyết định không sử dụng. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Tây Ban Nha.

Bất chấp những điều này, các nước vẫn cạnh tranh khốc liệt để giành giật vật tư y tế từ Trung Quốc khiến nước này liên tục phải sản xuất số hàng khổng lồ. Gần đây, Trung Quốc đã phải sản xuất hơn 160 triệu khẩu trang, 200.000 bộ đồ bảo hộ, 15.000 máy thở mỗi ngày.

Tổng hợp từ Money Today

author-avatar

About 수하

“Chúng ta không cần phải học giỏi Văn để có thể viết truyện, chúng ta chỉ cần sống ý nghĩa cuộc đời của mình. Và Hạnh Phúc chính là một hành trình!”

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).