Trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G7 qua video đặc biệt vừa qua, trước làn sóng ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo các nước G7 dành cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO sau khi Mỹ đình chỉ việc viện trợ cho tổ chức này, Tổng thống Donald Trump dường như cảm thấy mình bị “cô độc”.

Tại cuộc họp vừa qua, rất nhiều các quan chức y tế từ khắp nơi trên thế giới bày tỏ sự phản đối với quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc ngừng tài chợ cho WHO trong bối cảnh dịch bệnh này vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

Tổng thống Trump tại hội nghị G7 tại Pháp năm 2019

Tính đến ngày 27/4, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 2.957.080 ca nhiễm COVID-19 và 206.965 người tử vong.

Những ngày vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các nước G7 lên tiếng ủng hộ WHO và kêu gọi sự hợp tác quốc tế thay vì những hành động gây chia rẽ những Tổng thống Trump đã làm.

Ngay sau khi cuộc hội nghị kéo dài hàng giờ đồng hồ kết thúc, người phát ngôn của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho rằng: “Đại dịch COVID-19 sẽ chỉ được khắc phục khi có sự phối hợp mãnh mẽ và chặt chẽ của quốc tế. Thủ tướng Merkel vẫn bày tỏ sự ủng hộ mãnh mẽ đối với Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng như các đối tác khác.”

Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau thì cho rằng: “Ngay lúc này, sự hợp tác và phối hợp quốc tế mới là điều mà chúng ta cần, và WHO là một cầu nối quan trọng trong sự hợp tác đó.

Chúng tôi đã nhận phải rất nhiều nghi vấn về sự đoàn kết nội bộ, nhưng điều quan trọng là chúng tôi vẫn ở đây và cùng nhau hợp tác.”

Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ khoảng 150 triệu USD để chống dịch

Quỹ Bill & Melinda Gates của tỷ phú sáng lập Microsoft Bill Gates đã tuyên bố sẽ quyên góp khoảng 150 triệu USD cho công tác phòng chống đại dịch. WHO ngay sau đó đã bày tỏ hoan nghênh với hành động này của tỷ phú công nghệ Bill Gates.

Phía đại diện Nhà Trắng của Mỹ thì lại cho rằng vẫn có những sự ủng hộ nhất định dành cho Mỹ trong việc chỉ trích WHO tại cuộc họp G7 thông qua video.

“Phần lớn nội dung cuộc họp tập trung vào sự thiếu minh bạch và quản lý sai lầm đối với đại dịch của WHO. Các nhà lãnh đạo của G7 đều kêu gọi xem xét kỹ lượng và cải cách lại quy trình xử lý của WHO.” – Nhà Trắng cho biết.

Đến nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có nguồn tài trợ lớn nhất dành cho WHO với khoảng 400 triệu USD/1 năm. Tuy nhiên ngay sau đó, Tổng thống Trump quyết định sẽ cắt khoản giảm khoản trợ cấp này vì cho rằng Tổng giám đốc của WHO, ông Tedro Adhanom Ghebreyesus không dám đối đầu và kiểm soát dịch bệnh tại Trung Quốc khi nơi này bùng dịch.

Các nhà lãnh đạo G7 khác cũng bày tỏ sự nghi ngờ về vai trò của WHO và Trung Quốc trong công cuộc chống lại dịch COVID-19. Nhưng họ cũng cho rằng, đây không phải là thời điểm thích hợp để thực hiện những hành động như ông Trump đã làm.

Hành động cắt giảm nguồn tài trợ, bất ngờ phá hủy nguồn tài chính có thể sẽ khiễn một tổ chức rơi vào khủng hoảng trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay.

G7 là tổ chức những quốc gia có nền kinh tế lớn của thế giới do Mỹ đứng đầu, nhóm này chỉ gồm những nước từ Châu Âu và Mỹ, không như G20 có cả Nga và Trung Quốc.

Ngay sau khi Tổng thống Trump yêu cầu một cuộc họp thông qua video, phía Vương Quốc Anh đã cử ông Dominic Raab tham gia cuộc họp, ông hiện vẫn đang thay thế Thủ tướng Anh Boris Johnson được chữa trị vì nhiễm COVID-19.

Ông Dominic Raab phát biểu tại cuộc họp rằng: “Chúng tôi sẽ không thể hoạt động kinh tế như bình thường cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát, đồng thời khi đó, câu hỏi lớn đặt ra là dịch bệnh đã bùng phát thế nào.

Đó sẽ phải là một cuộc điều tra vô cùng chi tiết rồi sau đó xem xét những bài học để ngăn chặn dịch bệnh virus trong tương lai. Việc cấp thiết này nên được thúc đẩy nhanh chóng bởi những đánh giá khoa học.”

Vương Quốc Anh trong tháng này đã tăng viện trợ cho WHO vì cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới đã làm rất tốt khi đạt được những nỗ lực ngoại giao với Trung Quốc để có thể vào nước này và điều tra nguyên nhân, tình trạng dịch bệnh.

Đã 5 tháng kể từ khi COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc

Trong một tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh, chủ tịch của Liên minh Châu Âu EU Charles Michel kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đóng góp ý kiến, kinh phí cho hội nghị quốc tế sắp tới được tổ chức vào ngày 4/5. Những ý kiến và sự chuẩn bị tài chính này sẽ giúp thế giới nhanh chóng triển khai phát triển vắc xin chống lại virus COVID-19.

Hội nghị này của Liên minh Châu Âu EU có thể sẽ giúp WHO lấp đầy những lỗ hỏng tài chính do Mỹ cắt viện trợ. EU cho biết họ đang cố gắng huy động tới khoảng 8 tỷ USD để giúp WHO. Tuy nhiên, sau khi LHQ vẫn tiếp tục kêu gọi thêm tiền cho WHO, Liên minh Châu Âu vẫn chưa đưa ra động thái nào.

Trong một cuộc họp video riêng với các đối tác quốc tế, Bộ trưởng Ngoại giao Đức ông Heiko Maas đã mô tả rằng WHO đang là “xương sống của cuộc chiếc chống lại đại dịch”. Ông cho rằng: “Đây chính là thời điểm vô nghĩa khi đặt những câu hỏi về khả năng và tầm quan trọng của WHO trong công cuộc chống dịch.”

Đã có những bất đồng xảy ra giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo các nước khác tại hội nghị G7 năm nay

Trong cuộc họp, các bộ trưởng tài chính G7 đã cùng nhau đồng y giảm mức nợ giới hạn đối với các nước có nền kinh tế yếu. Đây được cho là một trong những động thái nhằm giảm thiểu lo ngại cho rằng dịch bệnh sẽ gây ra sự tàn phá đối với kinh tế các nước đang phát triển.

G20 cũng có những động thái tương tự khi đang thảo luận về kế hoạch đình chỉ thanh toán nợ khoảng 18 tỷ đô la đối với những nước vay vì tình hình dịch.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một cuộc cãi vã với sáu nhà lãnh đạo khác của G7 khi họ từ chối chấp nhận thông cáo dự thảo trước đó của Hoa Kỳ vào ngày 16/3.

Thông cáo dự thảo ngày 16/3 của Hoa Kỳ cho rằng virus Vũ Hán sẽ là nguyên nhân và buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới. Tuy nhiên, 6 quốc gia khác của G7 là Nhật Bản, Ý, Anh, Pháp và Canada và Đức đều bày tỏ sự phản đối.

Tổng hợp từ MSN

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).