Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh những vấn đề y tế cấp thiết, kinh tế đình trệ thì cuộc sống của người dân cũng bị đảo lộn. Một trong số đó phải kể đến nối khổ của những gia đình có con nhỏ.

Không chỉ riêng Hàn Quốc mà tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi các trường học tạm thời đóng cửa, nhưng công ty vẫn cần nhân viên tới văn phòng, buộc phụ huynh phải tìm ra giải pháp để có thể gửi con trong thời gian làm việc, nhiều người tìm đến dịch vụ chăm sóc trẻ khẩn cấp.

Một phụ huynh chia sẻ: “Tôi đã nộp đơn đăng ký dịch vụ này nhưng con tôi lại chỉ có một mình. Tôi cảm thấy thật có lỗi vì đã làm phiền đến giáo viên thời điểm này khi phải đến lớp chỉ để trông một đứa trẻ, nhưng tôi đã rất hài lòng khi cô giáo rất vui vẻ và con tôi cũng rất vui khi thấy cô.”

Rất nhiều phụ huynh khác được làm việc tại nhà theo lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ Hàn Quốc, tuy nhiên việc ở chung không gian với những đứa trẻ nghịch ngợm khiến cho cả bố và mẹ đều không thể tập trung 100% cho công việc, nên họ cũng nhanh chóng tìm đến dịch vụ giữ trẻ khẩn cấp.

Mới đây, giáo viên của một trường mẫu giáo đã gửi một tin nhắn văn bản đến các phụ huynh đang gửi con ở trường, thông báo về việc phòng dịch ở trường mẫu giáo.

Tuy nhiên nội dung tin nhắn đã có “vấn đề”, tin nhắn ngay lập tức được chia sẻ trên SNS gây bùng nổ tranh cãi, đến nay trên Naver đã thu hút hơn 10.000 bình luận bày tỏ sự bất bình.

Theo nội dung đoạn tin nhắn, cô giáo đã gửi đoạn tin nhắn thông báo phòng dịch cho phụ huynh nhưng ngay sau đó là một tin nhắn khác: “Viết thông báo rõ như thế này, không biết mấy “con mụ” đó có hiểu không?”.

Theo phỏng đoán của nhiều người, có lẽ cô giáo này đang gửi tin nhắn riêng cho nhóm bạn của mình và gọi phụ huynh học sinh bằng danh xưng có phần xúc phạm. Tuy nhiên do không để ý nên đã gửi luôn tin nhắn này cho phụ huynh học sinh.

Ngay sau đó, cô giáo nhận ra mình đã nhắn nhầm và liên tục xin lỗi, nhưng tất cả đã quá muộn. Phụ huynh đọc được và thật sự cảm thấy sốc. Người mẹ này đã ngay lập tức chia sẻ bức ảnh chụp màn hình tin nhắn để cảnh báo những bà mẹ khác.

Bức ảnh khiến hàng nghìn phụ huynh kinh ngạc, không chỉ vì cô giáo gọi các phụ huynh bằng từ ngữ đó. Cái họ lo lắng chính là việc thái độ của giáo viên không hề vui vẻ khi phải trông trẻ vào mùa dịch. Nếu họ không vui khi phải trông trẻ thì họ sẽ đối xử với những đứa trẻ thế nào?

– “Tôi cảm thấy rất bực mình vì tôi đã đưa con đi học trước 9h như thông báo đó”
– Tôi lo lắng vì không biết những người đó đối xử với con tôi thế nào ở trường”
– “Tôi biết tỏng mấy cô bảo mẫu này nghĩ gì và họ thường nói chuyện về chúng ta như thế nào, nhưng thật bất ngờ khi họ lại gọi phụ huynh bằng từ đó”.

Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, vào ngày 26 tháng trước, số học sinh tiểu học được đăng ký dịch vụ chăm sóc khẩn cấp là 4,2% tương đương 11.550 em. Cùng khoảng thời gian đó, trẻ mẫu giáo được trông theo dịch vụ cũng tăng vọt 5 lần, từ 3.840 em (5%) lên đến 15.485 em (25,3%). Khi các trường học mở lớp học trực tuyến, số lượng học sinh đi học cũng tăng lên đáng kể.

Với tình trạng dịch bệnh kéo dài và lệnh cách ly xã hội, các cặp vợ chồng có con nhỏ vẫn đang phải vật lộn với việc vừa đi làm vừa trông con.

Theo một khảo sát gần đây do Viện nghiên cứu Chính sách chăm sóc trẻ em thực hiện, 49,4% gia đình trong độ tuổi lao động cho biết họ gặp khó khăn trong việc chăm con vào cuối tuần và ngày nghỉ. Trong đó 37,1% trả lời rằng họ thường để con ở với ông bà hoặc họ hàng. Trong những ngày nghỉ vì dịch bệnh, cả gia đình đã được huy động để chăm sóc một đứa trẻ.

Thời điểm này rất chính xác khi nói về câu ngạn ngữ của người Nigeria châu Phi “Ora na azu nwa”, dịch ra tiếng Anh là “It Takes a Village to Raise a Child”, nghĩa là “Cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ.”

Tổng hợp từ Naver News

author-avatar

About 수하

“Chúng ta không cần phải học giỏi Văn để có thể viết truyện, chúng ta chỉ cần sống ý nghĩa cuộc đời của mình. Và Hạnh Phúc chính là một hành trình!”

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).