Chính phủ Mỹ những ngày gần đây đang liên tiếp gia tăng các đòn trừng phạt lên tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc – Huawei với những lý do liên quan đến an ninh quốc gia. Những đòn trừng phạt ấy mạnh tới mức giới phân tích cho rằng một “cuộc chiến tranh chất bán dẫn” mới đang dần xuất hiện.

Nhà sản xuất chất bán dẫn số 1 thế giới hiện nay, TSMC từ Đài Loan, đã chính thức tuyên bố cắt đứt quan hệ và không nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào từ Huawei theo yêu cầu của Mỹ. Sau hành động này, chính phủ Trung Quốc ngay lập tức đưa ra các đòn trả đũa với nhiều tập đoàn công nghệ chất bán dẫn khác của Mỹ như Qualcomm, Intel.

Huawei đang rơi vào cuộc khủng hoảng sau các “đòn trừng phạt” từ Mỹ

Nhưng sau các đòn trả đũa ấy của Trung Quốc, Huawei cũng chẳng được lợi lộc gì bởi họ vẫn đang lâm vào thế đường cùng, không có chip, không chất bán dẫn đồng nghĩa với việc không thể sản xuất điện thoại thông minh. Huawei giờ đây đang phải cầu cứu Samsung Electronics để có thể được cung cấp chất bán dẫn cho các dòng smartphone của mình.

Nhưng câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay rằng: Samsung sẽ bỏ rơi, hay cứu sống Huawei? Cần biết rằng, đối với Samsung, Huawei đang là đối thủ lớn nhất trong các hãng sản xuất điện thoại dòng Android. “Gã công nghệ” đến từ Trung Quốc hiện đang chiếm 17.6 % tỷ lệ smartphone trên toàn cầu, bám đuổi sát sao Samsung ở vị trí thứ 1 (21.6%).

Huawei từ trước đến nay đều phải mua lại các chất bán dẫn smartphone từ công ty con Hi-Silicon. Hi-Silicon chính là nơi đã phát triển và thiết kế con chip với thương hiệu KIRIN vốn đã được dùng trên nhiều dòng sản phẩm của Huawei trước kia. Tuy nhiên, Hi-Silicon thực tế lại không hề sản xuất dòng chip này vì không có cơ sở vật chất mà được giao cho TSMC – công ty sản xuất chất bán dẫn số 1 thế giới từ Đài Loan.

TSMC đã từ chối nhận các đơn hàng từ Huawei

Khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu được thực hiện vào tháng 9 tới đây, TSMC sẽ bắt buộc phải xin phép sự đồng ý của chính phủ Hoa Kỳ rồi mới được nhận đơn đặt hàng của Huawei. Đó là trên giấy tờ, còn trên thực tế, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ không cho phép.

Nhưng điều này chưa đặt dấu chấm hết cho Huawei, bởi họ vẫn còn một cách duy nhất, đó là cầu cứu chip từ Samsung, hoặc sử dụng một dòng chip chất lượng kém mang tên MediaTek.

Dĩ nhiên giá của những loại chip nhập từ tập đoàn công nghệ khác về có thế khiến giá thành sản phẩm smartphone của mình lên cao hơn nhiều, nhưng đó là cách duy nhất mà Huawei có thể dùng nếu muốn tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh. Thực tế hiện nay nhiều tập đoàn công nghệ của Trung Quốc như Oppo, Xiaomi hay Vivo cùng đều đang mua chip từ Samsung, Qualcomm, MediaTek mà không trực tiếp sản xuất.

Nhiều nguồn tin gần đây cho rằng, Huawei hiện đang yêu cầu Samsung bán chip Exynos cho các dòng sản phẩm smartphone của mình. Exynos là loại chip do Samsung tự thiết kế, sản xuất và hiện đang được dùng trên nhiều dòng điện thoại cao cấp của hãng.

Reuters dẫn lời một chuyên gia rằng: “Sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei hiện đang xem xét đầu tư nghiên cứu sản xuất chất bán dẫn ngay tại Trung Quốc nhưng cũng đồng thời lên kế hoạch mua các chip khác do Samsung sản xuất để duy trì hoạt động tạm thời”. Tương lai này là vô cùng hứa hẹn và khả thi.

Điều quan trọng là Samsung sẽ quyết định thế nào. Samsung hiện nay có thể cung cấp chất bán dẫn cho Huawei tự do mà không cần sự cho phép của phía chính phủ Hoa Kỳ. Lý do là mặc dù chip Exynos của Samsung hiện nay vẫn có chứa một vài công nghệ của Mỹ, nhưng không đủ để Mỹ có thể ra điều kiện và xử phạt như đã làm với TSMC.

Samsung đang đứng trước cơ hội để loại bỏ đối thủ của mình

Dù vậy, vẫn rất nhiều chuyên gia nhận đình rằng, Samsung sẽ không thể và cũng không bán các loại chip Exynos của mình cho Huawei. Dù phía Samsung DS (tập đoàn sản xuất chip Exynos) cảm thấy tiếc nuối trước một “vị khách giàu có” như Huawei đi chăng nữa, họ vẫn sẽ không bán.

Ngay cả việc phải bán nếu muốn đạt được vị trí số 1 thế giới trong ngành chất bán dẫn vào năm 2030 được đưa ra, Samsung vẫn cho rằng nhận các đơn hàng từ Huawei sẽ khiến họ phải trả giá đắt hơn nhiều.

Thêm nữa, lý do chính trị cũng là một yếu tố không nhỏ. Cung cấp chip cho Huawei đồng nghĩa với một thông điệp gửi đến Hoa Kỳ rằng: “Samsung đang đứng về phía Trung Quốc”. Nếu thông điệp này được chuyển đi, Samsung sẽ ngay lập tức gặp rắc rối không chỉ với các sản phẩm smartphone của mình trên đất Mỹ, mà là trên toàn thế giới.

Chưa kể đến, Huawei cũng đang là “đối thủ cạnh tranh” quyết liệt với Samsung trong thi trường thiết bị mạng 5G và điện thoại thông minh. Huawei hiện đang là nhà sản xuất điện thoại số 2 (17.6% sau Samsung) và cung cấp thiết bị mạng viễn thông số 1 thế giới.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng, khả năng cạnh tranh và sản xuất của Huawei như vậy cũng theo đó mà yếu đi. Đối với Samsung mà nói, họ đang có cơ hội để loại bỏ đi một đối thủ vô cùng đáng gờm.

XEM THÊM: Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Quốc, Hàn Quốc liệu có dám tẩy chay Huawei?

Tổng hợp từ HankyungNikkei

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).