Vào mùa hè năm 1898, đường phố Seoul tràn ngập những tiếng thì thầm phấn khích về một điều kỳ lạ vừa xuất hiện – một chú gà con mới nở.

Theo các tờ báo địa phương, nhiều người dân tò mò về một con gà có bốn chân và dài gần 5m. Một số người coi đó là “điềm lành”, trong khi những người khác lại xem đây là “điềm báo của một ngày đen tối và bão tố” sắp xuất hiện.

Biên tập viên của tờ Độc lập, một tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Seoul, dường như không mấy ấn tượng với sự việc trên. Họ ví von rằng, một đầu bếp sẽ có khả năng giải quyết vấn đề nan giải với loài gà này, hơn cả bảy nhà thông thái.

Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở Hàn Quốc, trước đó một con gà bốn chân khác cũng đã được phát hiện ở Gunsan vào năm 1896. Tuy nhiên, lý giải cho điều này vẫn còn là một ẩn số bí ẩn.

Một góc chợ gia cầm và trứng ở Seoul xưa, khoảng những năm 1920.

Năm 1898 thật sự là một năm biểu thị cho điềm báo liên quan đến chim. Ở phường Buam của thủ đô Seoul (부암동), một thợ săn đã giết một con gà lôi trắng lộng lẫy mà anh ta nghĩ là “điềm báo thịnh vượng” cho vương quốc. Do đó, người thợ săn nhanh chóng đưa nó đến cung điện để có thể được phục vụ tại bàn ăn của hoàng gia.

Những mẩu chuyện về các con gà kỳ là và bí ẩn khác cũng được ghi chép lại như sau:

Vào năm 1904, thời báo New York (Mỹ) đã viết về một giống gà ở Hàn Quốc với bộ lông “tuyệt mỹ” và cái đuôi khổng lồ. Theo bài báo ghi nhận:

“Một con gà nhỏ có cái đuôi với những chiếc lông dài từ 3.7-4.6m. Không có nhà lai tạo nào hình dung về một con gà có đuôi dài như vậy.

Việc sinh sản của loài chim kỳ dị ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ trước năm 1000 (sau Công nguyên) và trong nhiều thế kỷ. Lúc này, ngành công nghiệp đã được hỗ trợ bởi hoàng gia và những vinh dự cùng sự giàu có cũng đã được trao cho người đàn ông quản lý để nhân giống một loài gà có đặc tính tốt.

Do đó, từ lâu đã có những gia đình ở Hàn Quốc không làm gì từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngoại trừ việc nuôi những con gà đuôi dài. Người ta cho rằng giống lai tạo này có nguồn gốc từ một số loài chim hoang dã, nhưng không ai biết nó là gì. Như một cách tự nhiên, những người trong nghề dần trở nên khéo léo một cách đáng kinh ngạc”.

Khoảng một thập kỷ sau, một tờ báo khác của Mỹ cũng đưa tin, giống gà lai tạo đã được một vị vua Hàn Quốc nhân rộng vào những năm 1600, bằng cách giao phối giữa một con chim trĩ với một con chim hoang dã.

“Sau khi đạt được chủng mong muốn, một khoản tiền thưởng lớn đã được tung ra để săn bắt những con chim hoang dã, điều này khiến chúng trở nên tuyệt chủng cũng như mất đi giống lai tạo trước đó. Nhà vua trở thành người sở hữu độc quyền của những con gà đuôi dài và trong nhiều thế hệ, nó trở thành trò tiêu khiển chốn cung đình”.

Được biết, những con gà chỉ được giữ trong các khu vườn của cung điện Hàn Quốc, nhưng sau khi Nhật Bản sáp nhập bán đảo, chúng đã được phân phối rộng rãi, thậm chí đến nửa vòng trái đất – ở Mỹ.

Khu chợ gà mái ở Seoul.

Vào cuối thế kỷ XIX, trứng gà là món quà phổ biến từ cung điện trong mùa lễ hội. Cung điện không gửi chỉ một tá hoặc hai quả trứng, mà thực sự đã gửi đi hàng trăm quả. Tất nhiên, số lượng lớn trứng không chỉ dành cho người nhận mà được phân phát cho toàn bộ hộ gia đình trong khu vực.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng đón nhận những món quà từ triều đình với tất cả lòng mong đợi và biết ơn.

Vào cuối tháng 12/1899, Horace N. Allen – Bộ trưởng Mỹ tại Hàn Quốc, đã tâm sự với các con trai của mình rằng, ông và vợ sẽ đến Jemulpo (hiện nay là thành phố Incheon) để “tránh xa kỳ lễ đón năm mới của người Hàn Quốc, bởi họ chỉ gửi 500 quả trứng gà bình thường, chim trĩ…”

Những quả trứng bó trong ống rơm hay còn được gọi là những “gậy trứng” vào khoảng những năm 1900.

Trứng gà ở Hàn Quốc vốn được nhiều người phương Tây quan tâm. Vào giữa những năm 1890, Frank G. Carpenter, một nhà báo người Mỹ đã viết:

“Ở Hàn Quốc, trứng được xếp lên nhau như những cây gậy, hay nói đúng hơn là giống một cây mồi lửa. Mỗi “gậy trứng” gồm 10 quả, sau đó chúng được quấn lại bằng rơm, để đứng thẳng và cứng. Trong các cửa hàng, những cây gậy trứng này được xếp chồng lên nhau có giá khoảng ba xu/cây hoặc khoảng 3/10 xu cho mỗi quả trứng”.

Câu chuyện những chú gà con Mỹ ở Hàn: Bia và Gà rán!

Chimaek (치맥) hay còn được gọi là gà rán và bia, một trong những nét văn hóa ăn nhậu phổ biến nhất ở Hàn Quốc hiện nay. Tuy nhiên, món gà rán giòn kết hợp với một cốc bia lạnh chỉ được ưa chuộng bởi những người Mỹ trước đây và tương đối xa lạ với người dân Hàn Quốc.

Vào những năm 1960, gà rán bắt đầu trở nên phổ biến hơn tại Hàn Quốc, do được du nhập từ các trại quân đội Mỹ rải rác trên Bán đảo Triều Tiên. Khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển, số lượng gà cũng tăng lên. Các giống gà lai tạo tiêu chuẩn của Hàn Quốc không được coi là giống kinh tế và giống nước ngoài (nói chung là của Mỹ), đã được giới thiệu.

Được biết, người tiên phong cho công cuộc lai tạo giống gà ngoại ở Hàn Quốc là Fred Dustin. Ông đến Hàn Quốc vào năm 1952 cùng với quân đội Mỹ. Sau chiến tranh Triều Tiên, ông làm giáo viên, người khai thác vàng và biên tập cho một trong những tờ báo tiếng Anh ở Hàn Quốc.

Cuối năm 1963, Dustin gia nhập một nhóm doanh nhân Hàn Quốc và thành lập Tập đoàn gia cầm Kanaan tại khu vực Bupyeong ̣của Incheon. Họ đã thiết kế và xây dựng “những ngôi nhà nuôi gà mái kiểm soát môi trường hoàn toàn hiện đại” và mua gà con từ một công ty ở Washington (Mỹ) – Heisdorf và Nelson.

Những thành viên của tập đoàn gia cầm Kanaan, chủ tịch Chang Don Sik (ở giữa) cùng các thành viên, với Dustin đứng bên phải chủ tịch Chang.

Trại gà mái của Tập đoàn gia cầm Kanaan.

Tập đoàn Kanaan đã mua 1 con gà trống và 10 con gà mái cho việc phối giống. Đây là những con gà được đánh giá cao, vì chúng sản xuất nhiều trứng hơn những con gà hiện đang được nuôi ở Hàn Quốc. Khi có một đàn giống đủ lớn, họ bắt đầu bán gà con cho những người chăn nuôi gia cầm quanh bán đảo.

Theo thông lệ vào mỗi thứ Năm, các nhân viên sẽ vận chuyển các hộp chứa gà con, chủ yếu bằng máy bay cho khách hàng. Ban đầu, họ sử dụng các hộp có dây rơm để đóng gói gà con. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bụi rơm đối với hệ thống thông gió trên máy bay khiến các hãng hàng không buộc họ thay đổi phương pháp khác.

Những hộp gà con chờ được giao vào những năm 1960.

Năm 1968, tập đoàn Kanaan được Ralston Purina mua lại. Sau đó, Dustin đã dùng số tiền trợ cấp thôi việc của mình để xây dựng trại lai tạo giống gia cầm ở một khu đất rộng lớn trên đảo Jeju (제주도). Vào năm 1972, ông và vợ là Marie Louise, chuyển đến vùng đất này.

Nhiều thập kỷ sau, những rắc rối khi nuôi 500 con gà con đầu tiên trong điều kiện thô sơ trên đảo Jeju được Dustin kể lại rằng:

“Nhà nuôi gà được sưởi bằng khí ga để giữ ấm cho gà con, điều này cũng đồng nghĩa tạo điều kiện cho rắn và chồn. Marie Louise và tôi đã có một thời gian bất an, bất cứ khi nào có điều gì đó khiến lũ gà con sợ hãi như một con diều hâu bay qua, một con rắn hoặc chồn đi săn về đêm… Những con rắn đen to lớn bò thẳng vào tòa nhà và vào các khay đựng trứng để “ăn vặt” trứng. Thật là một thời kỳ tiên phong đầy hoang dã!”.

Nhà lai tạo giống gia cầm đầu tiên trên đảo Jeju của Dustin và vợ, vào năm 1972.

Cuối cùng, vợ chồng Dustin đã có biện pháp chống lại những kẻ săn mồi và bắt đầu kiếm lợi nhuận. Các trại gà được xây dựng vững chắc hơn bằng đá trên đảo Jeju và số lượng gà nuôi tăng lên. Những chú gà con còn được trao tặng đến Quỹ Hàn Quốc – Mỹ cho chương trình 4H trên đảo và gây được tiếng vang lớn với trẻ em trên đảo.

Dustin từng chia sẻ: “Tôi nhớ những đứa trẻ đã cười giòn như thể bị cù lét khi nhận những chú gà con đó. Những chú gà con cũng giống như mèo con, chúng sớm trở thành những chú chim trưởng thành, cũng như khi mèo con trở thành mèo vậy!”.

Mặc dù, công việc điều hành trang trại gia cầm rất khó khăn, nhưng cả hai đều thích nuôi động vật. Không may, những ngày tháng bình yên và hạnh phúc với cuộc sống trải qua ngắn ngủi, khi vợ của Dustin bị ung thư. Công việc dần trở nên quá sức đối với họ, trang trại gia cầm sau đó bị bán đi cho một người bạn của gia đình.

Những chú gà con được tặng tại đảo Jeju vào khoảng những năm 1973.

Ngay sau khi họ bán trang trại của mình, số lượng gà được người chủ mới nhân lên 50.000 con. Nhiều năm sau, Dustin chia sẻ lại câu chuyện sau khi vợ ông qua đời vì căn bệnh ung thư: “Tôi nghĩ Marie Louise cũng thích công việc với những chú gà như tôi”.

Ký ức về những năm tháng gắn bó với đàn gà của Dustin vẫn còn bên ông mãi đến cuối đời. Câu chuyện của Dustin, câu chuyện của tình yêu kỳ lạ dành cho Hàn Quốc, bền bỉ như “những chú gà con trở thành gà và những chú mèo con trở thành mèo”.

XEM THÊM: Cuộc sống ở hai miền Nam – Bắc Hàn trước khi bị chia cắt trông như thế nào?

Tổng hợp từ Korea Times

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).