Theo tờ Jinri Toutiao (今日头条), cư dân mạng Trung Quốc gần đây mới bình chọn và đưa ra danh sách 10 nước thân thiện nhất với quốc gia này. Không có tiêu chí cụ thể cho việc bình chọn.

Tuy nhiên, khi nhìn vào kết quả, người ta cũng có thể ngầm đoán ra vì sao.

Thú vị thay, trong top 10 này, Hàn Quốc không hề có mặt dù người Trung Quốc chiếm tới 43.6% (năm 2019) lượng người nước ngoài đang sinh sống tại đây. Thậm chí Bắc Hàn còn không góp tên.

Thống kê dân số nước ngoài tại Hàn Quốc năm 2019

Vậy 10 cái tên ấy là những quốc gia nào?

1. Pakistan

Quốc gia Nam Á này được giới ngoại giao Trung Quốc xem là đồng minh “số một”. Trung Quốc đã và đang đầu tư nhiều dự án cơ sở hạ tầng cho Pakistan, đồng thời xem đây là “con cờ” để kìm hãm Ấn Độ.

2. Serbia

Serbia là một trong những quốc gia có hợp tác quân sự nổi bật với Trung Quốc. Năm ngoái, lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Serbia và Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung ở châu Âu. Serbia cũng là quốc gia châu Âu đầu tiên mà Trung Quốc xuất khẩu máy bay quân sự không người lái “Wing Long”.

3. Kazakhstan

Đây là cái tên quan trọng trong chính sách “một đối một” của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào Kazakhstan và coi đây là cơ sở cho hậu cần xuất khẩu ở châu Âu. Việc này giúp Trung Quốc giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng tàu thủy, đồng thời kìm hãm ảnh hưởng của Nga. Năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc vào Kazakhstan lên tới 20 tỉ USD.

4. Ukraine

Để tích lũy công nghệ hàng không mẫu hạm, Trung Quốc đã đi đường vòng bằng cách mua lưu trữ tàu sân bay từ Ukraine. Năm 2002, Trung Quốc mua chiếc Varyag thuộc Đô đốc Kuznetsov do Liên Xô cũ chế tạo. Tới 2012, sau gần 10 năm đổi mới, nó đã được đưa vào vận hành thành công. Đó chính là Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh

5. Israel

Đây là cái tên nổi bật trong danh sách các quốc gia được Trung Quốc rót vốn đầu tư công nghệ. Năm 2015, Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) của Trung Quốc đã khiến Mĩ phải căng thẳng khi kí kết hợp đồng vận hành cảng Haifa của Israel trong 25 năm. Đầu tư của Trung Quốc vào các tập đoàn công nghệ cao của Israel tăng liên tục qua các năm, từ 76 triệu USD năm 2013 đến 325 triệu USD vào quý 3 năm 2018.

6. Nigeria

Năm 2016, khi gặp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Nigeria đã nhận được 80 tỉ USD viện trợ từ Trung Quốc. Là quốc gia giàu dầu mỏ, Nigeria đang được Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực dầu và khí. Ngoài ra, nhiều công ty Trung Quốc đang thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỉ USD vào lĩnh vực đường sắt, sân bay và đường bộ cho Nigeria.

7. Campuchia

Từ năm 2016, tiền của Trung Quốc chảy nhanh chóng về Campuchia và khiến quốc gia này có biệt danh “tiểu Trung Quốc”. “Tình cảm mặn nồng” giữa hai quốc gia cũng trở nên ngày càng sâu sắc trong mùa đại dịch. Bất chấp sự lan rộng của COVID-19, Trung Quốc đã cử nhân viên y tế sang Campuchia để “thể hiện thiện chí”.

8. Iran

Iran là quan hệ truyền thống và là đầu cầu để Trung Quốc tiến vào Trung Đông. Chịu trừng phạt của Mĩ cả về kinh tế, chính trị và ngoại giao, Iran là quốc gia “thân Trung”. Về phía mình, Trung Quốc không chỉ nhập khẩu lượng lớn khí đốt tự nhiên và dầu thô từ Iran mà còn đầu tư vào đây nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn.

9. Lào

Không chỉ chung biên giới, Lào và Trung Quốc còn hợp tác tích cực trong các hoạt động trao đổi bao gồm cả dự án Lancang-Mekong do Trung Quốc lãnh đạo. Trung Quốc đã giúp Lào xây dựng 400 tuyến đường sắt từ biên giới Trung-Lào đến thủ đô Viêng Chăn.

Đặc biệt, tại Lào, công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc cũng hoạt động rất tích cực. Theo thông cáo báo chí năm 2018 của Huawei, Huawei chiếm khoảng 70% thị trường viễn thông Lào.

10. Nga

Ngoài đường biên giới dài, Trung Quốc và Nga còn có chung đường lối xã hội chủ nghĩa trong quá khứ. Sau Chiến tranh lạnh, Nga bắt tay với Trung Quốc để đối phó với vị trí độc tôn của Mĩ. Ngay sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình cũng ghé thăm Nga trước tiên.

Trong những năm gần đây, hai nước còn tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung ở vùng Kamchatka. Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về các phong trào độc lập ở Tây Tạng và Tân Cương, cũng như giữ nguyên quan điểm về vấn đề Đài Loan. Chưa hết, Nga luôn đứng về phía Trung Quốc trong xung đột giữa Trung Quốc và Mĩ ở Biển Đông.

Tổng hợp từ Joongang Ilbo

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).