1. 주간: Trong tuần (Từ thứ 2 ~ Chủ nhật) ⇢ 주간 활동: Hoạt động trong tuần
2. 학기: Học kỳ. Thời gian phân chia một năm học cần thiết cho việc học. Giống như Việt Nam, tại Hàn Quốc 1 năm học chia thành 2 học kỳ. Học kỳ 1 từ tháng 3 ~ 8, học kỳ bắt đầu từ tháng 9 ~ tháng 2 năm sau.

3. 전학: Chuyển trường
4. 학생생활기록부: Sổ ghi chép sinh hoạt ở trường học / Học bạ. Hồ sơ này ghi chéo quá trình phát triển về mọi mặt và sinh hoạt ở trường của học sinh

5. 생활통지표: Thông báo sinh hoạt của nhà trường. Sổ ghi chép tổng hợp về các hạng mục sinh hoạt tại trường học (tình hình đi học, số buổi nghỉ học và sự tiến bộ trong học tập…), thường được gửi về nhà vào cuối kỳ.

6. 출석인정결석: Vắng mặt có phép được công nhận là đi học. Trường hợp nghỉ học do gia đình có đám cưới, đám tang, bệnh truyền nhiễm, học tập trải nghiệm cùng gia đình vẫn được công nhận là đi học.

7. 알림장: Giấy thông báo. Giấy thông báo chứa đựng nội dung giáo viên chủ nhiệm (담임선생님) truyền đạt về học tập hoặc hướng dẫn của nhà trường được gửi tới phụ huynh.

8. 가정통신문: Giấy thông báo cho gia đình. Khác với 알림장, giấy thông báo cho gia đình này cập nhập thông tin liên quan đến sự kiện, hoạt động giáo dục của nhà trường.

9. 주간학습 안내장: Hướng dẫn học tập trong trường. Giấy hướng dẫn bao gồm thời khoá biểu, đồ dùng cần chuẩn bị, sự kiện liên quan đến học tập, những điều giáo viên chủ nhiệm muốn truyền đạt trong vòng 1 tuần.

10. 수행평가: Đánh giá học tập. Hình thức đánh giá bằng các phương pháp đa dạng: Tiểu luận, thảo luận, trải nghiệm thực tế, quan sát, tự đánh giá và bạn bè đánh giá… Quá trình học tập của học sinh hay những vật phẩm do chính học sinh làm ra nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ tiếp thu.

11. 개인정보활용동의서: Đơn đồng ý cho sử dụng thông tin cá nhân. Phụ huynh cần ký vào đơn đồng ý cho nhà trường sử dụng thông tin cá nhân của học sinh vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

12. 방과후교실: Lớp học ngoại khoá. Chương trình giáo dục theo các hình thức đa dạng sau giờ học chính quy

13. 건강검진: Kiểm tra sức khoẻ. Đây là yêu cầu bắt buộc của nhà trường về vần đề kiểm soát thể chất và sức khoẻ của học sinh lớp 1 và lớp 4.

14. 구강검진: Kiểm tra răng miệng. Kiểm tra răng miệng và phòng ngừa bệnh răng miệng do nhà trường chri định dành cho học sinh lớp 2, 3, 5, 6.

15. 신체발달검사: Kiểm tra phát triển thể chất. Đo chiều cao, cân nặng của học sinh và kiểm tra sức khoẻ, phát triển thể chất của học sinh.

16. 도서 대출증: Thẻ mượn sách thư viện. Thẻ mượn và sử dụng sách trong thư viện của trường.

17. 학교운영위원회: Uỷ ban điều hành nhà trường. Là tổ chức tư vấn, xem xét các hạng mục liên quan đến điều hàng nhà trường và hoạt động giáo dục, bao gồm đại diện giáo viên, đại diện phụ huynh, nhân sự của khu vực.

18. 학교전담경찰관: Cảnh sát phụ trách nhà trường. Cảnh sát chuyên phụ trách mỗi trường học, phụ trách phòng ngừa và bài trừ bạo lực học đườnng, thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường danh cho phụ huynh và học sinh

19. 입학식: Lễ nhập học. Buỗi lễ tập trung các học sinh mới khi vào học năm 1 của tiểu học.

20. 학급 임원선거: Bầu ban cán sự lớp. Chọn học sinh đại diện cho lớp (lớp trưởng, lớp phó) bằng cách bỏ phiếu ở từng lớp.

21. 전교어린이임원선거: Bầu ban cán sự trường. Chọn học sinh đại diện cho trường (hội trưởng toàn trường, hội phó toàn trường) bằng cách bỏ phiếu quy mô toàn trường.

22. 현장체험학습: Học tập trải nghiệp thực tế. Là hoật động học tập tiếp thu thông tin và kiến thức bằng cách trực tiếp tìm đến và trải nghiệm nơi thực tế có cài liệu cần thiết cho học tập theo kế hoạch vận hành chương trình giáo dục của trường.

Ví dụ: Khám phá văn hoá, học tập uỷ thác, du lịch gia đình, thăm người thân, trả nghiệm về hiếu thảo…

23. 교외체험학습: Học tập trải nghiệm ngoài trường học. Là hoạt động học tập tập trung vào trải nghiệp thức tế: Trải nghiệm nghề nghiệp, văn hoá, tham quan thực tế được thực hiện theo kế hoạch cá nhân sau khi nhận được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

24. 운동회: Ngày hội thể dục thể thao. Tập hợp với quy mô lớn học sinh của trường và tiến hành hoạt động thi đấu nhiều môn thể thao.

25. 수학여행: Tham quan du lịch. Du lịch ngủ lại qua đêm cùng giáo viên chủ nhiệm với mục đích mang đến kinh nghiệm về học tập trả nghiệm, giúp học sinh được nhìn và cảm nhận thực tế về thiên nhiên và văn hoá.

26. 야영수련활동: Hoạt động rèn luyện cắm trại. Hoạt động ngoài trời rèn luyện tâm hồn và thể xác, nhân cách của học sinh ở môi trường tự nhiên như núi, biển.

27. 개교기념일: Ngày kỷ niệm thành lập trường

28. 재량휴업일: Ngày nghỉ tự quyết. Nhà trường chỉ định những ngày nghỉ tự do, vào ngày này học sinh không đến trường và được nghỉ một ngày hay một thời gian cố định.

29. 학부모 총회: Đại hội phụ huynh học sinh. Tập hợp các phụ huynh học sinh để giới thiệu về hoạt động giáo dục của mỗi trường, thảo luận về việc vận hành trường (buổi giới thiệu về chương trình giáo dục)

30. 학부모 공개수업: Giờ học “mở” dành cho phụ huynh. Là ngày mời phụ huynh đến lớp học và thực hiện một giờ học mang tính công khai.

31. 방학: Kỳ nghỉ. Là thời gian nghỉ cố định các giờ học của trường vào cuối học kỳ hay cuối năm học. Gồm kỳ nghỉ hè khi thời tiết nóng và kỳ nghỉ đông khi thời tiết lạnh (kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân…)

32. 개학식: Lễ khai giảng. Buổi lễ kết thúc kỳ nghỉ và bắt đầu vào học chính thức trở lại trường

33. 학예회: Hội diễn. Sự kiện giáo dục như triển lãm, phát biểu, cuộc thi tài năng ở trường

34. 종업식: Lễ tốt nghiệp. Buổi lễ kết thúc một năm học ở trường

35. 졸업식: Lễ tốt nghiệp. Buổi lễ trao giấy chứng nhận tốt nghiệp hoàn thành chương trình giáo dục 6 năm tiểu học.

36. 교과: Môn học
37. 교과서: Sách giáo khoa
38. 창의적 체험활동: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

39. 학교생활기록부: Học bạ. Là hoạt động ngoài chương trình giảng dạy, chia thành 4 nhóm: Hoạt động tự do, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, hoạt động định hướng tương lai.

40. 내신: Bảng thành tích học tập

41. 수행평가: Đánh giá học tập. Hình thức đánh giá bằng các phương pháp đa dạng (tiểu luận, thảo luận, trải nghiệm thực tế, quan sát, tự đánh giá và bạn bè đánh giá…). Qúa trình học tập của học sinh hay những vật phẩm do chính học sinh làm ra nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ tiếp thu.

42. 실기: Thi thực hành. Là kỳ thi cho các môn năng khiếu nghệ thuật thể thao như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, hình thức thi theo từng chủ đề như vẽ, biểu diễn nhạc cụ, nhảy xa, chạy…

43. 영어듣기평가: Đánh giá năng lực nghe tiếng Anh. Là kỳ thi nghe tiếng Anh cho 17 sở Giáo dục toàn quốc cùng chủ quản tổ chưc, tiến hành 2 lẫn mỗi năm, đánh giá về năng lực tiếng Anh.

44. 중간고사: Thi giữa kỳ
45. 기말고사: Thi cuối kỳ

46. 모의고사: Thi thử. Kỳ thi không nằm trong bảng thành tích học tập của trường, là bài thi chuẩn bị cho kỳ thi đại học.

47. 정시: Thi chính thức – hình thức tuyển sinh đại học đánh giá bảng điểm của kỳ thi đại học.

48. 수시: Tuyển thằng đại học. Hình thức tuyển sinh chủ yếu dựa vào toàn bộ quá trình sinh hoạt ở trường và thành tích học tập ở THPT.

50. 동아리(C.A): Câu lạc bộ
51. 자율 동아리: Câu lạc bộ tự do
51. 아동수업: Giờ học di động. Là giờ học học sinh di chuyển đến lớp học đặc biệt

52. 학급회의: Họp lớp
53. 학생회: Hội học sinh
54. 학부모 상담: Tư vấn phụ huynh

55. 방과후학교: Trường học ngoại khoá. Lớp học được tiến hành dành cho những học sinh có nguyện vọng sau khi kết thúc giờ học chính quy

56. 자기주도학습: Tự học
57. 봉사활동: Hoạt động tình nguyện

58. 자유학기제: Chế độ học kỳ tự do. Chế độ giáo dục định hướng tương lai như hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp hay giờ học thực hành, thảo luận thay thế cho thi cuối kỳ và giữa kỳ cho học sinh THCS.

59. 주번(학급도우미): Trực tuần (người giúp đỡ học tập). Người tình nguyện giúp đỡ học tập và một ngày do các thành viên trong lớp chon.

60. 반티: Đồng phục lớp

author-avatar

About Nguyễn Vân

Hàn Quốc sẽ thật đẹp khi biết trân trọng vùng đất này. Sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá sẽ cho chúng ta những trải nghiệm thú vị.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).